Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Lời ngỏ DL số 016

Chúng ta đang sống trong mùa vọng – mùa có thể nói là đẹp nhất của năm phụng vụ – với sự chờ đợi và chuẩn bị một cuộc gặp gỡ huyền diệu và  đầy tình yêu. Chờ đợi là mong chờ Chúa sẽ đến mang bình an và ơn cứu độ cho chúng ta. Chuẩn bị không chỉ để mừng kỉ niệm ngày hồng phúc cách đây hơn 2000 năm, mà còn là chuẩn bị đón Chúa đến trong tâm hồn chúng ta mỗi ngày, trong niềm trông đợi Người sẽ đến trong vinh quang vào ngày cánh chung. Chúng ta có nhiều cách để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này. Chuẩn bị những cái bên ngoài như tổ chức lễ lạc, và quan trọng hơn là chuẩn bị bên trong tâm hồn của ta.

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH



Mùa “VỌNG”

Ngay từ nhỏ, khi đi học giáo lý, chúng ta đã được dạy về ba nhân đức đối thần : Tin, Cậy và Mến mà trong thực tế sống đạo, chắc chắn chúng ta cũng đã nghe nói nhiều về Tin và Mến hơn là Cậy. Vả lại, nếu tiếp xúc với người ngoài Kitô giáo mà chúng ta nói về “đức cậy” , chắc họ cũng chỉ trố mắt nhìn mà chẳng hiểu gì , vì đây là một từ “nhà đạo” mà họ rất ít khi được nghe. Tuy nhiên , nếu chúng ta nói về niềm “hy vọng” thì chắc chắn sẽ dễ hiểu cho họ hơn.

NOEL và HÒA GIẢI

Cùng với toàn thể Kitô hữu trên thế giới, hôm nay chúng ta mừng kỉ niệm lần thứ 2008 ngày sinh của Đức Giêsu mà chúng ta tuyên xưng là Đức Kitô, nghĩa là Đấng Cứu Thế. Đấng Cứu Thế chính là Đấng đến thế gian và ở giữa thế gian để hòa giải: Hòa giải con người với Thiên Chúa và hòa giải con người với nhau. Vì thế, Lễ Giáng Sinh cũng là dịp nhắc nhở các Kitô hữu noi gương Đức Giêsu thực hiện công trình hòa giải mà Người đã khởi phát.

THƯ GỬI CHÚA HÀI ĐỒNG

Chúa yêu wấu!
Giáng Sinh sắp đến rồi, con thấy người ta viết thư cho Chúa cũng hơi nhiều, thế là con cũng đua đòi bon chen viết cho vui với người ta! Chúa à, con có nhiều điều muốn nói với Chúa lắm!
Dạo này bận quá Chúa ơi, sắp thi rồi nên học hành vất vả lắm. Con cũng phải dẹp hết mọi thú vui, mọi công việc khác. Nhưng con không mệt mỏi đâu, vì con biết làm tốt việc bổn phận là sống cho tình yêu rồi. Với lại, từng phút giây con vất vả là từng lễ vật con dâng cho Chúa đó, cho nên con chẳng mệt mỏi gì hết. Con không bao giờ mệt mỏi khi làm quà tặng cho người con yêu!

Những Điều Mong Ước gởi các Linh Mục…

(Trong kỳ cấm phòng năm của các LM giáo phận Long Xuyên vừa qua, Đức Cha Giuse đã đọc cho các Cha nghe thư góp ý của một giáo dân gửi đến các LM để nói lên “Những điều Mong ước” nơi các Đấng. Nhận thấy thư góp ý này rất hay và thiết thực nên xin gửi đến anh em, nhất là các LM Thánh Gia để các ngài suy gẫm.)

ĐỔI MỚI TƯƠNG QUAN

Tất Bật

Kinh nghiệm cho thấy, ta vẫn luẩn quẩn với kiếp nô lệ chính mình, nô lệ tội lỗi. Muốn thoát ra khỏi mình để vươn lên tới Chúa, tiếp cận thực sự với anh em, và sống thật với con người của mình, nhưng không thể, vì biết bao cái ham muốn, bao nỗi đam mê, bao sự ì ạch nặng nề của thân xác đê hèn…cứ làm vướng chân vướng cẳng, cản đường ta mãi. Bằng chứng là rút kinh nghiệm ở những lần xét mình xưng tội, mỗi lần kiểm tâm trưa tối, mỗi giờ nguyện gẫm, mỗi giây phút âm thầm lặng lẽ trước Thánh Thể Chúa… và rồi những quyết tâm… nhưng con người ta “vũ như cẩn!”. Kinh nghiệm xương máu của thánh Phaolô cũng giúp ta hiểu phần nào thực tế này: “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi không muốn, thì tôi lại cứ làm (Rm 7, 15).

Tản mạn: BIẾT MÌNH


Trong cuộc sống có khi nào bạn tự hỏi: Chưa được sinh ra, ai là ta? Được sinh ra rồi, ta là ai? Một thắc mắc để hiểu biết về mình. Tìm hiểu về triết gia Socrate ông cho rằng: “Biết mình là điều kiện thiết yếu để mưu cầu một đời sống hạnh phúc cho bản thân cũng như cho xã hội”. Vậy biết mình là biết điều gì? Theo Gabriel Marcel thì “con người là một huyền nhiệm”. Đã là một huyền nhiệm rồi thì không thể nào ta có thể biết mình một cách thấu đáo được.

Quan tâm


Lúc nào trong ‘tâm’ cũng coi mình là ‘quan’. Suy nghĩ và hành xử như quan vậy! Tỏ ra là ‘quan’ luôn là mối bận ‘tâm’ hàng đầu. Do vậy mà khi không được người khác coi như ‘quan’ như tướng thì ‘tâm’ không yên. Nên phải cố gắng kiên nhẫn lắm nhiều khi đến độ … nhẫn tâm thì nó mới yên ổn được! Đó là cách hành xử của các quan lấy “dân làm gốc, lấy gốc làm thớt”!

Bạn có biết?

Vĩ nhân chết cũng khác thường
Lully, Jean Baptise (1632 - 1687) - Nhạc sĩ cung đình nổi tiếng, người chuyên viết các vở nhạc kịch cho vua Pháp. Trong khi tập luyện cùng các nhạc công, Lully đánh nhịp say sưa đến mức đâm xuyên chiếc gậy nhạc trưởng vào chân mình. Ông chết vì bị nhiễm trùng vài ngày sau đó.

Thư giãn

TẠI SAO SINH VIÊN THI RỚT?
Thi rớt không phải lỗi của sinh viên, mà vì một năm chỉ có 365 ngày.
Này nhé, thông thường một năm học của sinh viên gồm có:

TRANG HỌC ANH NGỮ

Kính chào quý vị đến với Trang Học Anh Ngữ! Trong số này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về 3 động từ: LOOK, SEE, và WATCH.

LẶNG THẦM



Tình Yêu đến
Và Tình Yêu ở lại
Tình Yêu gần
Mà cũng thật lạ xa

Cuộc bầu cử lịch sử

Cuộc bầu cử để chọn ra vị tổng thứ 44 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ được nhiều người gọi là cuộc bầu cử lịch sử. Nếu đánh tên vị tổng thống vừa đắc cử Barack Obama trên trang phương tiện tìm kiếm Google, ta sẽ được con số 103 triệu bài viết có liên quan (cụm từ United States Presidential Election 2008, cho kết quả là 11,700,000). Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần này mang tính lịch sử, từ việc chuẩn bị, vận động tranh cử của các ứng viên, tới việc bầu cử và phản ứng của dư luận quốc tế sau khi có kết quả bầu cử.

NÉT ĐẸP

Khi nói đến nét đẹp con người, chúng ta có rất nhiều nhận định để nói về nét đẹp. Có người cho là đẹp bề ngoài qua quần áo và cách trang điểm, người cho là phải đẹp về nết na, đẹp về tâm hồn. Rồi cũng có những ý kiến cho rằng: người ta còn đẹp về cách ăn, nói, đi, đứng và ứng sử nữa. Còn đối với tôi thì nét đẹp phải được thể hiện cả bên ngoài lẫn bên trong tâm hồn, nghĩa là một cái đẹp toàn diện.

HIỂU THẾ NÀO VỀ TÍNH DỤC?

Ngày nay, những vấn đề liên quan đến tính dục được phơi bày trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng thử hỏi mấy người hiểu được ý nghĩa của tính dục là gì? Phần đông, khi nói đến tính dục người ta thường nghĩ ngay đến cái gì xấu xa, ghê tởm và cho là không nghiêm túc. Để có cái nhìn đúng về tính dục, người viết chỉ trình bày khía cạnh vẻ đẹp cũng như tính mong manh của nó. Trong bài này, người viết chỉ trình bày tính dục theo cái nhìn của kitô giáo trong chiều kích hôn nhân.Và trước khi đi vào vấn đề, người viết cũng trình bày qua khái niệm tính dục là gì.

Trở Về Nguồn

Để cung cấp thêm tư liệu cho những suy tư về căn tính và đoàn sủng của Dòng, Dựng Lều xin giới thiệu một số tài liệu liên quan đến lịch sử và các Đấng tổ phụ của Dòng. Những tài liệu này trích dịch từ những báo cáo thường niên của các vị thừa sai (MEP) ở Campuchia và từ Bản tin của Hội Thừa Sai Paris (MEP) vào những năm đầu thế kỉ 20, tức thời kì khai sinh của Dòng Thánh Gia

Thử tài ...

… Vui mà học, học mà vui

Câu hỏi lần này:
Có 2 người cùng bán táo. Cô A bán 1.000 đồng 3 trái; còn cô B bán 1000 đồng 2 trái. Mỗi người bán còn 30 trái thì bận việc, cả hai giao hàng lại cho một người đàn ông bán giúp. Sau khi họ đi, người đàn ông này cảm thấy phiền phức vì giá bán không thống nhất, nên ông ta gộp 3 trái rẻ tiền với 2 trái đắt tiền thành một nhóm 5 trái và bán với giá 2.000 đồng. Như vậy, với 60 trái, ông ta bán được 24.000 đồng.

Lời ngỏ DL số 015

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi sự đều biến đổi không ngừng. Con người vì thế cũng vội vã ‘vắt chân lên cổ mà chạy’ như chạy trốn cái chết! Tuy thế con người lại rất ngại và sợ đề cập đến cái chết. Mặc dù chẳng ai trong chúng ta lại có thể phất lờ sự hiện hữu và ý nghĩa tối hậu của cuộc đời mình.

Chết Bình An


Thưa quí vị độc giả, đến hẹn lại lên, tháng 11 lại về với chúng ta. Nếu không lầm thì tháng 11 năm 2007, Tất Bật tôi đã giới thiệu bài “Mầu Nhiệm Sự Chết”. Ắt hẳn quí vị sẽ đặt vấn đề rằng: “Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao…!”, thế mà ông thần này lại thích bàn về sự chết! Coi bộ ông chán sống hay sao? Vâng, thưa quí vị, chết là điều hiển nhiên của một kiếp người! Nhưng chết thế nào mới là điều đáng nói.

CHẾT!!!



Tháng 11 là tháng chúng ta dành riêng để nhớ cách đặc biệt về những người đã chết. Có thể nói chết là bắt đầu một hành trình mới - một hành trình đi về cõi vĩnh cửu. Hành trình đó như thế nào, thì chúng ta, những người còn đang sống không thể biết được. Chúng ta chỉ suy đoán, chỉ suy luận cách có vẻ hợp lý. Nhưng chắc một điều tất cả mọi người đều phải chết. Vậy quan niệm của mỗi người về cái chết, và đằng sau cái chết như thế nào?

Từ hai cái chết


Trong tháng 10 vừa qua, có hai cái chết không những để lại trong lòng bao người rất nhiều xúc cảm, mà còn là đề tài được các phương tiện truyền thông đặc biệt chú ý. Đó là cái chết (tự tử) bất ngờ của diễn viên điện ảnh thuộc loại bậc nhất của Hàn quốc Choi Jin Sil, khi mới 40 tuổi và cái chết của Sơ Marie Emmanuelle ở tuổi 99.

Hướng Về Đời Sau


Bước vào đầu tháng 11 này, hai ngày lễ đầu tháng đều mời gọi ta hướng về đời sau: Ngày 1/11 đại lễ Chư Thánh, ngày 2/11 lễ cầu cho những người quá cố. Đối tượng của cả 2 ngày lễ đặc biệt này là những người đã ra đi trước chúng ta, trong đó nhất định phải có những người thân quen của chúng ta trước đây. Vậy nhân dịp Tháng 11, cũng thường được gọi là THÁNG CÁC LINH HỒN và là tháng để chúng ta cầu nguyện nhiều cho “Các Đẳng” nơi Luyện ngục, theo tinh thần “Các Thánh Thông công”. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về những “cư dân” ở cả hai nơi: Thiên đàng và Luyện ngục mà chúng ta hy vọng sẽ đến Sau khi “nhắm mắt lìa đời”.

Qua nhiều lần Tĩnh Tâm


Mỗi lần nghe đến hai chữ Tĩnh Tâm, là một lần tôi cảm thấy sợ hãi, sợ vì không biết mình có Tĩnh Tâm sốt sắng không? Sợ vì mình phải đối diện với chính mình, với thời gian đã qua, với những thiếu sót và sai lỗi… sợ vì phải đối diện với Thiên Chúa hoặc tệ hai hơn là tìm cách lẩn trốn, không tích cực tham gia, không thật tình nhìn nhận và đối diện với thực tế. Và dường như lần nào cũng vậy, cứ Tĩnh Tâm là tôi lại hứa, lại xin, lại quyết tâm vì những thiếu sót…

QUÀ TẶNG THẦY CÔ


Trong cuộc sống, mỗi người đều có những hoàn cảnh khác nhau. Riêng về việc học hành, ít nhiều ai cũng có một thời học sinh được ngồi trên ghế nhà trường, được học hỏi những kiến thức từ thầy cô. Những người không được may mắn đến trường thì trong đời ít ra cũng học được một nghề hay một điều gì đó nơi người khác. Nhìn chung ai cũng có thầy cô dẫn dắt trong đời.

ĐAU KHỔ VÀ TIẾN TRÌNH CHỮA LÀNH

Đau khổ-vấn đề cuộc sống. Hầu như đã là con người thì ai cũng đã một lần nếm trái đắng của đau khổ và trải qua kinh nghiệm  khổ đau. Đau khổ dường như gắn liền với cuộc sống con người. Đau khổ đôi lúc làm con người  càng thêm nhiều phiền muộn và bị tổn thương. Đôi khi đau khổ giúp con người tìm thấy ý nghĩa và hạnh phúc. Trong hạnh phúc cũng có đau khổ và sau đau khổ cũng sẽ tìm thấy bình an và hạnh phúc. Đau khổ cũng làm con người được lớn lên và trưởng thành trong nhân cách sống và đối xử với tha nhân. Đau khổ đôi lúc cũng vùi dập và xô đẩy con người xuống tận vực thẳm là tuyệt vọng và chán chuờng.

Xúc Cảm và Tình Cảm


Trong cuộc sống xã hội, mối tương quan giữa người với người, giữa người với môi trường tự nhiên không thể thiếu những quan hệ tình cảm. Tình cảm đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và nó chi phối tất cả mọi hoạt động của con người. Con người có thể sống thiếu thốn về vật chất nhưng không thể thiếu tình cảm.

“Xui xẻo”, Tại Ai?


Có lẽ vì cuộc sống quá ư là bận rộn mà người ta ít có thời gian để nhìn lại chính mình, nhìn lại cách sống và việc làm của mình. Chính vì vậy, mà có nhiều lúc ta vẫn tự phàn nàn rằng: sao ta khổ, sao ta vất vả, sao lúc nào ta cũng luôn gặp xui xẻo về nghề nghiệp, tình yêu, gia đình. Có lẽ chưa bao giờ ta ngồi đặt cho mình một câu hỏi và đi tìm câu trả lời nguyên nhân nào gây ra cho ta những chuyện xui xẻo ấy?

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Đường Dây Nóng


Dưới đây là bảng liệt kê các bản văn Thánh Kinh có thể giúp ta tìm thấy ý nghĩa của các biến cố, các hoàn cảnh trong đời thường mà ta gặp phải, từ đó ta có thể suy niệm, cầu nguyện để khám phá ra tiếng nói của Chúa đang nói gì với ta. Những bản văn thánh kinh được ví như những số điện thoại mà ta có thể gọi khẩn cấp bất cứ lúc nào.

Vui cười


Hai họa sĩ khoe với nhau về tài vẽ của mình, một người nói:
- Khi nhìn bức tranh "Đông buồn" của tớ thì có cô gái đã khóc ba ngày ba đêm.
- Ăn thua gì - người kia cười khẩy - căn nhà anh chàng mua bức tranh "Mưa rơi" của tớ vẽ vẫn bị ngập nước đến tận bây giờ đấy.

Hiệp Thông


Hết một hiệp, hai hiệp, thậm chí cả… hiệp phụ mà vẫn chưa thông! Thì ra thời lượng không phải là yếu tố chính quyết định một sự việc có được trôi chảy hay không, mà vấn đề là điều gì đã làm được trong thời lượng đó.

Thư Giãn



Từ điển vui về sách
Sách công cụ: Sách dùng chung cho các cụ già.
Sách đen: Sách được in toàn bộ màu đen.
Sách giáo khoa: Sách dành riêng cho bộ môn giáo mác.
Sách gối đầu giường: Sách dành riêng cho việc kê đầu trong lúc ngủ.
Sách lược: Sách viết một cách sơ lược, đơn giản.
Sách trắng: Sách được in toàn bộ bằng màu trắng.
Sách để ở trên cao: Thượng sách.
Sách để dưới thấp: Hạ sách.
Sách được chia ra làm nhiều đoạn: Đốt sách (như đốt mía).
Sách gồm 7 cuốn: Thất sách.
Sách đông y: Sách viết về y phục mùa đông.
……

TRANG HỌC ANH NGỮ


Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tính từ afraid. Cách chung, bản thân tính từ này có 3 nghĩa chính: sợ hãi (frightened), lo lắng, bâng khuâng (worried), và sợ hãi hay lo lằng về một cái gì đó có thể xảy ra (something bad might happen).

VÌ CON CÓ CHÚA


Nước mắt
Vẫn cứ rơi
Nơi nơi
Từng giây phút
Tủi nhục
Hay vinh quang
Bất toàn 
Hay thiện hảo
Niềm vui
Hay đau khổ

Trở Về Nguồn

Để cung cấp thêm tư liệu cho những suy tư về căn tính và đoàn sủng của Dòng, Dựng Lều xin giới thiệu một số tài liệu liên quan đến lịch sử và các Đấng tổ phụ của Dòng. Những tài liệu này trích dịch từ những báo cáo thường niên của các vị thừa sai (MEP) ở Campuchia và từ Bản tin của Hội Thừa Sai Paris (MEP) vào những năm đầu thế kỉ 20, tức thời kì khai sinh của Dòng Thánh Gia

Thử tài ...

… Vui mà học, học mà vui

Câu hỏi lần này:
Có 8 vật cùng hình dạng. Trong đó, 7 cái có trọng lượng bằng nhau, 1 cái còn lại hơi nhẹ. Làm thế nào chúng ta tìm ra được vật đó mà chỉ dùng một cái cân. Dĩ nhiên, chúng ta chỉ được cân 2 lần mà thôi.
Chúc quý vị vui học và học mà vui!

Thanh Hoài (sưu tầm).

Lời ngỏ DL số 014

Kính thưa quý độc giả thân thương xa gần của Nội san Dựng Lều! Khi quý vị có trong tay tập Nội san số 14 này thì thời gian đã chuyển sang thượng trung tuần tháng 10. Như quý vị cũng biết, trong thời gian vừa qua tình hình thời sự trong và ngoài nước, tin tức trong Giáo hội cũng như xã hội có nhiều biến động, sôi nổi.

Ngày Thế Giới Truyền Giáo



Sáng ngày 12-7-2008 ĐTC Bênêđictô XVI đã cho công bố sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo, ngày 19 tháng 10, với đề tài là “được mời gọi làm đầy tớ và Tông Đồ của Đức Chúa Giêsu Kitô vào đầu thiên niên kỷ mới”, trong đó ĐTC tái xác định rằng truyền giáo là bổn phận cấp bách của mọi thành phần Dân Thiên Chúa.

Các Thiên Thần Hộ Thủ


Tôi còn nhớ rất rõ hồi còn bé, cách đây khoảng gần 20 năm. Tôi rất ao ước được tham gia vào đội giúp lễ trong giáo xứ. Thế nhưng không ai cho vào, không ai giới thiệu, không ai bảo lãnh. Tôi cứ chờ và một thời gian sau đó, qua lời giới thiệu của một người em họ, là thành viên trong ban giúp lễ, tôi mới được tuyển chọn vào ban giúp lễ trong xứ. Tưởng chừng như mình đã làm một việc gì to tát lắm, một nhiệm vụ quan trọng lắm trong giáo xứ.

Quê Nghèo Của Tôi, Và Đâu Là Sự Đồng Hành Của Giáo Hội?


1. Miền Tây Nam Bộ là nơi tôi được sinh ra và lớn lên. Nơi đây là một vùng nông thôn trù phú với những cánh đồng lúa bát ngát, những vườn cây xanh trĩu quả, những nhánh sông chằng chịt nặng phù sa và đầy tôm cá. Nhà tôi nằm trên bờ một con kênh xuyên qua cánh đồng lúa ngút ngàn một màu xanh mơn mởn hoặc vàng ươm khi mùa nước cạn, và xuyên qua một biển nước bao la một màu tráng ngần khi mùa nước lớn. Trên cánh đồng lúa, tôi đã theo mẹ đi nhổ cỏ, theo cha đi xạ lúa, bón phân. Dưới dòng sông nhỏ, tôi đã theo anh đi mò cua bắt ốc. Bên ngọn đèn dầu trong đêm tĩnh mịch, chị dạy tôi đánh vần, tập viết a, b, c… Con đường đất sình lầy vào mùa mưa và bụi mù vào mùa nắng dọc theo bờ kênh đã đưa các bạn và tôi đến trường; và bây giờ, cũng con đường này đã đưa tôi về thăm nhà vào những kỳ nghỉ. Từng ánh nắng, ngọn gió, hạt mưa, và ánh sao đêm  của miền quê đã  khắc sâu trong đời sống và ký ức của tôi. Tôi nhận ra rằng, hình hài, nhân cách, và con người của tôi đã được bắt đầu và hình thành tại nơi đây.

ĐỐI THOẠI GIỮA ĐỨC TIN VÀ LÝ TRÍ

(tiếp theo và hết)

2. Bài học được rút ra từ một số quan niệm của các triết gia về đức tin và lý trí           
Lịch sử nền triết học bắt đầu xuất hiện các triết gia vào những năm 800 trước công nguyên. Nhưng triết học thật sự đi sâu vào lĩnh vực Kitô giáo từ khoảng thế kỷ thứ X. Triết học kinh viện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học phong phú, điển hình nhất chính là bài học về đức tin và lý trí. Cũng nhờ những quan điểm của các triết gia như thánh Augustin, Thomas mà nền triết học và thần học Kitô giáo đã đứng vững trước bao nhiêu là quan điểm phủ nhận niềm tin vào Thiên Chúa.

Thơ


                        1.         Trên đồi cao
                                    bóng đổ dài.
                                    Hoa đỏ.

                                    Dấu Lặng

Phạm Quy


Trong thời gian vừa qua có một số sự kiện được nhiều người đặc biệt quan tâm. Người ta đã tiêu tốn biết bao thời gian, công sức và cả giấy mực cho những sự kiện này. Đó là sự cố Hoa Hậu Việt nam 2008, việc tòa án hiến pháp Thái Lan truất chức thủ tướng Samak, và vấn đề tranh chấp đất đai ở Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà. Trong cả ba sự kiện này có một điểm chung là ở đó có một sự trục trặc, một sự tiêu cực, một hậu quả mà người ta không mong muốn nó xảy ra. Đáng tiếc thay, nguyên nhân của những điều tiêu cực chẳng ai mong muốn đó lại chính là sự phạm quy từ phía những người có quyền, những người có nhiệm vụ thi hành và bảo vệ luật pháp.

Cố vấn


Phải ‘cố’ mà ‘vấn’ thì may ra nó mới êm và mới xài được, không thì nó bể toét loét ra! Thời mới giải phóng có một cha luôn phải đi xe ‘cố vấn’ (bánh xe nó bể, cứ phải cố cuốn (vấn) lại thì mới chạy được). Thì ra nếu cố vấn thì cũng còn xài tạm được!

ĐỜI TU…

Lời Nói, Lời Hứa, và Lời Khấn[1]

Trong lịch phụng vụ tháng 10 phát pháo bằng lễ kính Thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu, tiến sĩ Hội Thánh. Trong dòng em nhà cháu, năm nay mừng lễ kính Thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu khá long trọng và hoành tráng. Lý do, ngoài Ngài là bổn mạng tập viện của Dòng Thánh Gia, cộng đoàn tập viện Túc Trưng còn khánh thành tượng đài Thánh Tê-rê-xa nữa. Thế mới oắch chứ!

Vai Trò Lãnh Đạo Của Bề Trên.


Ngày nay người ta nói nhiều đến vai trò của người lãnh đạo. Có những người lãnh đạo được dân chúng mến yêu, nhưng cũng không ít vị luôn bị “bề dưới” xoi mói đủ điều, khinh chê đủ kiểu… Tệ hơn, trong lãnh vực nhà tu, với cương vị là một Bề trên, đại diện Chúa Kitô để “chăn dắt bề dưới”, nhưng không ít “bề dưới” chỉ chấp nhận sống kiểu “bằng mặt nhưng không bằng lòng” vì tư cách hay lối lãnh đạo của Bề trên. Ráng cho qua một nhiệm kỳ thôi mà! Hay nói theo kiểu “an ủi”: tu một đời chứ ai đâu tu một thời! Với những người “tin tưởng” hơn: ta hãy lấy đức tin mà bù lại! Hậu quả là “cả đoàn” tan tác, mạnh ai nấy sống, đường ai nấy đi, việc ai nấy làm…!

LỜI RU CỦA MẸ


Ầu ơ ... ví dầu
Cầu ván đóng đinh
Cầu treo lắc lẻo
Gập ghềnh khó qua
Ầu ơ ...
Khó qua mẹ dắt con qua...
Con đi trường học
Mẹ đi trường đời ...

SỐNG Ở ĐỜI…

“Sống ở đời…”. Bây giờ đọc trong các sách triết lý cuộc sống, hay nghe nơi cửa miệng nhiều người câu này quá! Ngay cả tôi cũng thỉnh thoảng vô tình nói ra, nói mà không suy nghĩ, nói như một kiểu tỏ vẻ hiểu đời (nhưng thật ra chẳng hiểu gì cả!). Nhưng rồi hôm nay ngẫm nghĩ lại, chợt thấy hơi băn khoăn về 3 chữ này. Sống ở đời… Phải sống thế nào?

Sống đời sống gia đình


Những ngày này khí hậu ở Philippin bắt đầu mát mẻ hơn và chính vì thế mà nhịp sống bắt đầu hối hả hơn nhưng có điều mà người viết luôn cảm nhận được đó là dù ở bất kỳ dòng chảy và nhịp sống như thế nào thì người Phi luôn giữ được sự cùng đi của các thành viên trong gia đình.

Tản mạn về SỐNG KIẾP NGƯỜI


Trong nhiều tuần qua ai đã theo dõi tin tức thời sự, đặc biệt là về vụ việc sữa độc có chứa chất Melamine của Trung Quốc cũng như nước thải Vedan chắc hẳn đều không khỏi kinh hãi về sự ác độc của con người, không hiểu sao mà con người lại đốn mạt đến thế!

Bạn có biết?

Lý do thất bại của cuộc khảo sát

Một cuộc thăm dò ý kiến do Liên Hợp Quốc tổ chức trên quy mô toàn cầu gần đây đưa ra câu hỏi sau: "Xin vui lòng cho biết ý kiến của bạn về tình hình thiếu thốn lương thực tại phần còn lại của thế giới!".

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

TRANG HỌC ANH NGỮ


Rene Descartes: “I think, therefore I am”
Triết gia Descart nói: “Tôi suy tư, nghĩa là tôi hiện hữu”
Xin chào quý vị! Với lần phát pháo đầu tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về sự khác nhau giữa think of think about. Trước tiên, động từ think nghĩa là: có một ý kiến (an opinion) về một người nào hay một cái gì đó; tin tưởng rằng (believe) một điều nào đó là sự thật, hiển nhiên (true) và mong muốn (expect) nó sẽ xảy ra như vậy, mặc dù bạn không chắc chắn (you are not sure); và suy tư, xem xét (consider) về một khái niệm, ý tưởng (an idea) hay một vấn đề nào đó. Kế tiếp, chúng ta phải nhìn xem từ nào phù hợp nhất khi đi với think of và think about.

Vui cười


Hai ông bạn già vui chuyện, nói giỡn nhau. Một ông bảo:
Bát cửu! (Nếu giọng Bắc thì có nghĩa là "8, 9", nhưng theo giọng Nam Bộ thì hơi giống giọng "Bác cẩu", có nghĩa là "Bác chó").
Ông bạn kia không kém phần mẫn tiệp, liền đối lại bằng tiếng Pháp: “Ong đui”! ("Ong đui" là onze, douze (11, 12) lại có nghĩa là "ông mù mắt")!
Đúng là bạn già tri kỷ!

Trở Về Nguồn

Để cung cấp thêm tư liệu cho những suy tư về căn tính và đoàn sủng của Dòng, Dựng Lều xin giới thiệu một số tài liệu liên quan đến lịch sử và các Đấng tổ phụ của Dòng. Những tài liệu này trích dịch từ những báo cáo thường niên của các vị thừa sai (MEP) ở Campuchia và từ Bản tin của Hội Thừa Sai Paris (MEP) vào những năm đầu thế kỉ 20, tức thời kì khai sinh của Dòng Thánh Gia

Thử tài ...

Vui mà học, học mà vui
Câu đố kỳ này:

Lời ngỏ DL số 013

Quý độc giả thân mến,
Đến hẹn lại lên. Một năm học mới đã bắt đầu với bao niềm vui và lo lắng. Niềm vui bởi vì được gặp lại bạn bè sau những ngày xa cách; lo lắng vì năm học mới chắc có nhiều đổi thay và thách thức. Vì vậy mà cần phải có một sự khởi đầu và bước nhảy tốt. Và tất nhiên ở đó cũng luôn có sự đồng hành của Dựng Lều.

ĐIỂM MẠNH TRÊN HÀNH TRÌNH

Tôi cứ mãi băn khoăn mỗi lần đọc đoạn Tin Mừng về dụ ngôn cây vả bị chúc dữ (x. Mt 21,18-22; Mc 11,12-14.20-24). Tôi có cảm tưởng rằng Chúa quá nghiêm khắc. Thánh Máccô chú thích thêm một chi tiết củng cố thêm suy nghĩ đó: "Vì không phải là mùa vả" (x. Mc 11,14).
Tại sao Chúa lại chúc dữ cây vả không có trái khi không phải mùa ra trái của nó? Hẳn Chúa phải biết điều đó chứ?

Sứ Mạng của các Bạn Trẻ

( Theo tinh thần của bài giảng của ĐTC Benedictô XVI trong lễ kết thúc WYD 2008 tại Randwick, Sydney hôm 19/7/2008 )

Một Năm Học mới lại bắt đầu, phần lớn các bạn trẻ của chúng ta lại hăng hái cắp sách đến trường với những quyết tâm mới, những hoài bão mới.
Riêng với các bạn học sinh, sinh viên công giáo, Đức Bênêđictô XVI đã ân cần căn dặn : "Cha cầu mong cho lửa tình yêu của Chúa đổ tràn tâm lòng các con, liên kết các con chặt chẽ hơn với Chúa và với Giáo Hội của Ngài, để sai các con đi, như một thế hệ tông đồ mới, đem thế giới về cho Chúa Kitô”. (Trích diễn văn nói trên của ĐGH )

KHỞI ĐẦU NGÀY MỚI……

Khởi đầu ngày hôm nay, tôi sẽ không còn lo lắng về ngày hôm qua
Vì ngày hôm qua là quá khứ và quá khứ sẽ không bao giờ thay đổi
Chỉ một điều tôi có thể thay đổi là phải chọn làm như thế

Thời Gian - Trong Tôi Là…

Thời gian là một dòng chảy bất tận. Gọi là dòng chảy, bởi vì nó luôn êm trôi, nhưng cuốn đi mọi thứ trên đường nó đi qua. Người ta vẫn hay nói thời gian vô tình, hoàn toàn chính xác; nhưng nhờ thời gian vô tình mà con người mới hữu tình. Bởi thời gian mà con người mới nhận ra mình biết yêu và được yêu. Bởi thời gian mà con người mới nhận ra những ý nghĩa của cuộc đời. Bởi thời gian mà con người mới có được những cảm xúc rất thật của một con người, biết vui mừng, biết hối hận, biết nuối tiếc về một điều đã qua mà mình đã bỏ lỡ trong khi hoàn toàn có thể nắm bắt. Chung chung là như vậy; riêng tôi, thời gian còn là những điều khác…

Điều Đáng Quan Tâm

Ngày nay, con người đang phải đối mặt với biết bao thách đố. Những thay đổi trên thế giới, trong nước và ngay chính trong xã hội ta sống, rồi những vấn đề trong gia đình. Ngoài xã hội, chúng ta thường ngày vẫn chứng kiến biết bao chuyện đau lòng qua các thông tin truyền hình, qua sách báo đưa tin. Quả vậy, sự thật và niềm tin đang dần dần được thế chỗ cho ông lớn đó là sự nghi ngờ và gian dối. Những tệ nạn xã hội tràn lan đang là sự báo động cho mọi người. Nhưng điều đáng quan tâm hơn cả  mà tôi muốn nói ở đây là thế hệ trẻ hôm nay. Giới trẻ hôm nay chiếm phần lớn của những tệ nạn xã hội. Nhưng trong bài này tôi xin đề cập đến khía cạnh nhỏ đó là tương quan của trẻ trong gia đình.

ĐỐI THOẠI GIỮA ĐỨC TIN VÀ LÝ TRÍ

Mỗi người đều tìm cho mình những khái niệm để có thể hiểu về Thượng Đế, về con người, về thế giới quan… Triết học đã tiên phong trong việc tìm hiểu và khám phá những khái niệm mà biết bao người vẫn thường xuyên tra vấn chính mình như có Thượng Đế chăng? Con người từ đâu đến trần gian này? Vũ trụ được làm ra từ những gì?  Không những triết học đã có sự giải thích thế giới quan bên ngoài, mà triết học đã đi sâu vào vấn đề nội tâm như vấn đề về đức tin, vấn đề về lý trí. Triết học thời trung cổ với những triết gia như: Clément D’Alexandrie, Augustin, Thomas d’Aquin, đã có những tìm tòi nhằm giải đáp thắc mắc cho nhân loại nhiều vấn đề mà cho đến ngày nay vẫn còn mang tính thời sự. Đó là những vấn đề về Thiên Chúa, về linh hồn, đức tin và lý trí. Các vấn đề đó cũng chính nền tảng cho việc nghiên cứu những môn thần học ngày nay. Trong bài này chúng ta cùng tìm hiểu một khía cạnh rất quan trọng của triết học thời gian này đó là cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí theo quan điểm của một số triết gia.

Tản mạn về tình yêu

Khi nói đến tình yêu chúng ta thường nghĩ là nó chỉ liên quan đến vấn đề nam nữ. Nhưng đó là góc nhìn hẹp. Tình yêu không đơn thuần là chuyện tình cảm giữa con trai và con gái. Tình yêu còn bao quát cả  tình phụ tử, tình yêu đất nước, . . .  và cao cả hơn tất cả đó là tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta.

CON ĐƯỜNG ĐI THEO CHÚA….


Kính gởi Chúa kính yêu của con,
Con mới chuyển tới chỗ mới nên hơi khó ngủ. Đang khi trằn trọc canh một…canh hai… canh ba… giấc chẳng lành, con nghĩ tới Chúa. Nên con đã quyết định không ngủ nhưng tối mai ngủ bù để viết thư cho Chúa.
Lạy Chúa, chính vì tình yêu thương mà Chúa đã dựng nên con. Rồi khi chúng con nghe theo lời dụ dỗ của ma quỷ phản bội lại cùng Chúa, chính Chúa đã ban chính con của Ngài để cứu chuộc loài người chúng con qua con đường nhập thể và nhập thế.

Điểm khởi đầu

Trong những này này, tại nhiều nước trên thế giới đang nao nức bước vào một năm học mới. Việt Nam chúng ta cũng vừa trải qua Mùa Khai Giảng. Từ 3 đến 5 tháng 9, gần 22 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước chính thức bước vào năm học mới 2008-2009. Năm học 2008-2009 được xác định là: Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực.

CẢM NHẬN MÙA HÈ 2008

Đã lâu lắm tôi chưa có dịp ở Miền Tây vào mùa hè, có lẽ từ khi tôi vào nhà Dòng đến giờ. Mùa hè này tôi có dịp ở một xứ đạo với khoảng thời gian gần hai tháng. Tuy công việc có hơi nhiều nhưng tôi vẫn có chút thời gian vào buổi tối để hít thở không khí trong lành của vùng quê, nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên. Cứ mỗi tối, tôi đi dạo quanh nhà thờ thì tôi lại nhớ nhiều về thời thơ ấu, biết bao kỷ niệm lại tràn về trong tôi. Có cảm giác như tôi được sống lại với những kỷ niệm đó.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Bạn có biết? 30 giây đủ để làm gì?

30 giây! Chỉ 30 giây thôi! Bạn nghĩ rằng 30 giây là quá ít? Nếu bạn nghĩ vậy thì chắc hẳn bạn lầm rồi, 30 giây đối với tôi đủ để làm rất nhiều thứ, thử nhé!
Đủ để nói một câu chào và một cái bắt tay.
Đủ để gởi vài dòng offline cho ba mẹ.
Đủ cho cả chục cái nhíu mày thoáng qua...
Đủ để bỡ ngỡ nhận ra người bạn cũ.
Đủ để hét lên sợ hãi vì một chuyện ma.
Đủ để ướt một bờ vai lúc chia xa
Đủ để hí hoáy viết lời xin lỗi...

Khởi Đầu

Từ điển tra nghiêng

Lúc ‘đầu’ thì (hứng) ‘khởi’ lắm nhưng về lâu về dài lại cảm thấy bớt (hứng) ‘khởi’ và thậm chí còn bị mất lửa! Thực tế không luôn luôn đồng nhất với điều mà người ta vẫn thường nói : ‘Vạn sự khởi đầu nan’. Cái ‘nan’ nhiều lúc xem ra tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn đường đi được tính từ khởi điểm, chứ không chỉ nằm ở lúc ban đầu!

Thư Giãn

Tại sao bạn lại lo lắng ?

Trong cuộc sống, có 2 điều bạn phải lo lắng:
Một là bạn mạnh khoẻ,
Hai là bạn ốm yếu.

Thư Giãn

Một số định nghĩa vui về thuật ngữ tin học

    www: World Wide Wait (Cả thế giới phải chờ)
MICROSOFT: Most Intelligent Customers Realize Our Software Only Fools Teenagers (Khách hàng thông minh nhất nhận ra phần mềm của chúng tôi chỉ lừa phỉnh được đám choai choai).
IBM: I Blame Microsoft (Tôi chê Microsoft).

Thư Giãn

Không sống nổi đến lúc đó
Ba cổ động viên đang ở trong nhà thờ cầu nguyện cho đội bóng của mình. Người Anh hỏi: - Chúa ơi! Bao giờ đội Anh mới lại giành được Cúp Thế giới?
- 5 năm nữa - Chúa trả lời.
- Nhưng lúc đó thì tôi chết rồi.

Mười Điều Răn Của Linh Mục

Một: Những gì tôi sống trong tư cách là một Linh Mục, thì quan trọng hơn những gì tôi làm.
Hai: Những gì Đức Kitô làm qua trung gian của tôi, thì quan trọng hơn những gì do chính tôi làm.

LỜI CỦA GIÓ

Hạnh phúc
Khi đầy khi vơi
Tình yêu
Lúc nồng lúc nhạt
Đời con
Chúa biết rồi…
Con là gió
Đuổi theo mây bay mãi đến chân trời
Mãi xa vời
Chơi vơi.
Con là gió
Để thổi mòn hòn đá tảng lòng ai
Cùng ban mai
Gọi tình yêu hé mở.
Con là gió
Để vần thơ bỏ ngỏ
Trong nhạc khúc đơn sơ
Mãi mãi con muốn yêu như dấu lặng thật thà.

THƯ GỞI THẦY GIÊSU

Thầy Giêsu kính mến,
Con đã khoanh tay lại

Trở Về Nguồn

Để cung cấp thêm tư liệu cho những suy tư về căn tính và đoàn sủng của Dòng, Dựng Lều xin giới thiệu một số tài liệu liên quan đến lịch sử và các Đấng tổ phụ của Dòng. Những tài liệu này trích dịch từ những báo cáo thường niên của các vị thừa sai (MEP) ở Campuchia và từ Bản tin của Hội Thừa Sai Paris (MEP) vào những năm đầu thế kỉ 20, tức thời kì khai sinh của Dòng Thánh Gia

Thử tài kiến thức ...

Kì này: Về những con vật được nói đến trong Kinh Thánh

1. Ai đã đặt tên cho con vật Chúa đã tạo dựng?
a. A đam
b. Thiên Chúa
c. Các Ngôn Sứ
d. Mô-sê

Lời ngỏ DL số 012

Quý độc giả thân mến,
Có lẽ Dựng lều số 12 này đến với Quý vị, cũng là số cuối cùng trong năm học này của anh em Học viện. Bởi vì, tháng sáu tới đây, tất cả anh em học viện sẽ kết thúc năm học và lên đường đi giúp hè tại các giáo xứ và giáo điểm của Nhà dòng.

Mẹ MARIA, Sứ Giả của Thiên Chúa Tình Yêu

Tháng 5 lại về, đây là dịp để chúng ta, những người con của Mẹ, cùng với toàn thể Giáo Hội, hướng về Mẹ với tất cả lòng tin yêu. Sau tiếng “Fiat = Xin Vâng” tuyệt vời của Mẹ, Ngôi Lời đã nhập thể, Chúa đã thực hiện lời hứa cứu chuộc của Ngài đối với nhân loại sa đọa vì tội Nguyên tổ. Kể từ giây phút lịch sử đó, Mẹ MARIA trở nên Sứ Giả của Tình Yêu.

Tình người…

Dân gian có câu: “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Mặc dù chỉ là câu nói truyền miệng của người xưa để lại, nhưng nó cũng mang một ý nghĩa nào đó nói lên tình người và mối tương quan giữa con người với con người, nhất là những người gần gũi với ta. Ngày nay, câu nói này đối với những người ở nông thôn thì còn có thể, nhưng giữa chốn thành thị thì điều này chưa hẳn đã đúng. Ngày nay, con người ta dường như ít quan tâm đến cái gọi là “tình”, “nghĩa”, “tình người”... Họ đối xử, liên hệ với nhau không phải vì cái “tình” mà là vì tiền bạc, quyền lợi, chỉ vì miếng cơm manh áo mà thôi.

Thành Kiến Về Sự Phân Biệt…

Tháng 5, tháng hướng về Mẹ Maria, hướng về và tôn vinh một Người Phụ nữ tuyệt vời của nhân loại nói chung, và người Công giáo nói riêng. Nơi Mẹ, hình ảnh người phụ nữ được hoàn thiện và trở thành gương mẫu cho mọi gia đình. Tuy nhiên, ngày nay mặc dù người phụ nữ đã được nhìn nhận có một giá trị và quyền làm người như mọi người nam khác, thì điều đó, ít nhiều cũng chỉ còn ở bình diện lý thuyết. Và thực tế thì sao? Sau đây xin được chia sẻ một vài suy nghĩ về vấn đề này cùng bạn đọc, nhân dịp tháng kính Đức Mẹ.

Logic Tước-Quyền và những hệ quả của nó...

«Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hóa bánh đi!» ... «Nếu ông là Con Thiên Chúa thì đứng đây mà gieo mình xuống đi!» (Lc 4, 3.9). Chúng ta biết rằng trước đó không lâu, tại sông Gio-đan, lúc Chúa Giêsu chịu phép Thánh Tẩy, Chúa Cha đã tuyên bố: «Con là con yêu dấu của Cha» (Mc 1, 11). Bằng lời thách thức trên Satan đã đặt Chúa Giêsu trước một thử thách liên quan đến vấn đề qui chế làm con: thế nào là một người con, là một người con Thiên Chúa. Satan dẫn Chúa Giêsu vào trong logic quyền lợi: Là con Thiên Chúa thì có quyền được hưởng những quyền lợi: nếu ông là con Thiên Chúa, thì ông (nhờ quyền làm con Thiên Chúa) có thể biến đá thành bánh mà ăn; nếu là con Thiên Chúa thì Thiên Chúa buộc phải cứu ông! Một lối suy luận hết sức tự nhiên. Chúa Giêsu từ chối đi vào trong logic đó. Trước khi đề cập đến câu trả lời của Đức Giêsu, ta thử quan sát một vài kinh nghiệm  trong cuộc sống và những hậu quả của lối suy luận này.

NIỀM TIN VÀ HY VỌNG

Cuộc sống luôn có những ngày gian nan và vất vả, luôn có những ngày thất vọng và sướng vui, luôn là những niềm vui hay nỗi buồn quay đều theo bánh xe thời gian, quay đều, quay thật đều… Có những buổi chiều ta lang thang một mình trên con đường xe cộ nhộn nhịp, đôi chân rã rời, tâm hồn khô khan, trống rỗng; nhưng cũng luôn có những buổi sáng bình minh đôi chân nhịp nhàng tung bước trên con đường quen thuộc mà mỗi ngày vẫn thường đi qua, tâm hồn rạo rực một niềm vui khó tả… Đấy, niềm tin và hy vọng đấy! Để chuyển đổi từ một buổi chiều u buồn sang một sáng bình minh dâng tràn sức sống, thì có lẽ niềm tin và hy vọng chính là cách thế tốt nhất và hữu hiệu nhất. Vì lẽ đó, không ai có thể phủ nhận sự cần thiết của niềm tin và hy vọng trong cuộc sống của mỗi con người.

Tài và Đức


Một lần tâm sự cùng người bạn, bạn hỏi tôi. Theo anh thế nào thì là một người tu có tài có đức? Khi nghe hỏi thế, tôi thấy quả thật khó phân biệt và trả lời ngay cho anh bạn. Đúng vậy, ta có thể dựa trên tiêu chuẩn nào để cân đo, đong đếm mà đánh giá.

CÓ MỘT ĐIỀU

Có một điều con hằng ước mơ là được ở trong nhà Chúa suốt đời con, để con được chung mối duyên tình với Đấng con hằng mến yêu, với Đấng con đã tôn thờ, Đấng đã dựng con từ giữa hư không. Đó là những lời trong bài hát "có một điều" mà mỗi lần tôi nghe, tôi thấy sao hay thế, tôi luôn bị rung cảm với những lời hát đó; lời hát thấm thía làm sao.  Lời hát thật ý nghĩa cho tôi, người  đang sống đời thánh hiến. Đó là những ước mơ, ước nguyện mà trong cuộc đời dấn thân muốn được như vậy; ước mơ được ở trong nhà Chúa suốt cả cuộc đời. Ôi nghe sao sung sướng quá. Còn gì bằng khi cuộc đời tôi theo Chúa, lại được sống trong nhà Chúa thật hạnh phúc dường bao. Chính vì thương mà Thiên Chúa đã dựng nên tôi giống hình ảnh Chúa, còn cho ân huệ lớn lao là được làm con Chúa nữa.

Đối Thoại

Âu Phủ

Trong cửa hàng điện tử, anh Tý loay hoay mãi, cuối cùng cũng chọn mua được một chiếc ti-vi của Nhật, máy tốt. Vì khách hàng đông, nên nhân viên bán hàng chỉ hướng dẫn anh một cách sơ sài cho xong thủ tục.

CUỘC SỐNG LÀ NHỮNG CHUỖI NGÀY TRANH ĐẤU

Trong khuân khổ bài viết này, tôi chỉ trình bày về khía cạnh của cuộc sống người dâng hiến. Chắc một điều là ở lãnh vực nào, ở bậc sống nào cũng phải tranh đấu, và nhất là cuộc đời dâng hiến thì càng khó khăn hơn nữa: tranh đấu với cuộc sống mà mình đang theo đuổi; tranh đấu với môi trường nơi mình đang sống; tranh đấu với những khó khăn trên bước tiến của mình; và còn rất nhiều điều phải tranh đấu để có được cuộc sống như lòng mình mong ước, hợp với thánh ý Chúa.

Trách nhiệm

Tự điển tra nghiêng

Có nhiệm vụ trách móc người khác hay lấy việc trách móc người khác như là nhiệm vụ của mình! Thành ra một cách vô thức lấy việc trách móc người khác làm niềm vui của mình!

Kiếp sống con người

- Sau khi tạo ra con lừa, Thượng đế nói với nó: Ngươi sẽ là một con lừa Ngươi làm việc cả ngày từ sáng đến tối, mang vác những vật nặng trên lưng, ăn cỏ, không có trí thông minh và sống được 40 năm.

Mẹ…!



Gió đưa mây về, trời u tối,
Lá vàng phủ kín lối phố xưa,
Lặng thầm đi giữa cơn mưa,
Sầu riêng một cõi xa xưa ngày buồn.

TIẾNG LÒNG 2



Con quỳ đây một mình trong Đền Thánh
Đến với Ngài con chỉ biết lặng thinh
Để lắng nghe câu yêu mến thanh bình
Để tiến vào miền hoang sơ giá lạnh

Lòng Cha…



Suốt đời ghi dấu tấm lòng cha
Thương con tha thiết tựa hải hà
Non cao biển rộng nào sánh ví
Công đức cao dầy vượt trùng xa.

TIẾNG ẾCH

Một buổi chiều vừa đi chợ về, Thầy trưởng cộng đoàn hỏi “có ăn thịt ếch không” tôi lơ ngơ chưa hiểu gì thì từ trong góc nhà để xe của cộng đoàn, ở đó có một cái lu đang úp và một vòi nước để anh em rửa xe, nơi đó bỗng phát ra tiếng ếch kêu. Không biết tiếng kêu của ếch là để kêu gọi đồng loại hay mục đích gì khác, như  tôi thường nghe nói ếch kêu là báo hiệu sự thay đổi của thời tiết. Từ tiếng kêu đó tôi cảm nghiệm về ơn gọi đời dâng hiến.

Trở Về Nguồn

Để cung cấp thêm tư liệu cho những suy tư về căn tính và đoàn sủng của Dòng, Dựng Lều xin giới thiệu một số tài liệu liên quan đến lịch sử và các Đấng tổ phụ của Dòng. Những tài liệu này trích dịch từ những báo cáo thường niên của các vị thừa sai (MEP) ở Campuchia và từ Bản tin của Hội Thừa Sai Paris (MEP) vào những năm đầu thế kỉ 20, tức thời kì khai sinh của Dòng Thánh Gia

Thử tài kiến thức ...

Giải đáp thử tài kiến thức về con số trong Kinh Thánh (DL 11)

Câu 1  : D. 3 ngày
Câu 2  : C. 40 ngày 40 đêm
Câu 3  : A. 30 tuổi
Câu 4  : D. 120 tuổi
Câu 5  : B  50 người
Câu 6  : C. 40 ngày 40 đêm
Xâu 7  : A. 40 năm
Câu 8  : A. 150 thánh vịnh

Hân Hoan Chúc Mừng



Hân hoan chúc mừng ba Tân Linh Mục của Dòng sẽ được thụ phong ngày 30/05/2008


TH. Jean Bte Trần Hữu Hạnh

TH. Josaphat Hoàng Hữu Đạo

TH. Matthias Nguyễn Văn Oai

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Lời ngỏ DL số 11

Quý độc giả thân mến,
Tháng tư về, người Việt nam nói chung và người Công giáo Việt nam nói riêng, có nhiều biến cố để tưởng niệm và nhớ đến. Có người đã nói ví von rằng: tháng tư là tháng của những lễ giỗ… nói ví von, nhưng nghĩ lại thì cũng thấy “hơi bị” đúng đấy!

ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI !!!


Chiều nay, đi về trên con đường phố thân quen, chợt nghe đâu đây từ một góc phố vang lên bài hát: “Em còn nhớ hay em đã quên… Nhớ Sài-gòn mưa rồi chợt nắng…” lòng tôi bỗng bồi hồi xúc động nhớ về một con người, một bậc đàn anh, một nhân tài của nền nghệ thuật âm nhạc trữ tình Việt Nam: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Hình ảnh của anh cứ hiện về trong ký ức tôi. Nhớ về anh là tôi nhớ về những gì anh đã nói, đã làm và đã sống.

CHỨNG NHÂN

Một điều quan trọng nhất mà Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ đến các Môn đệ trước khi về trời là: “anh em hãy là những chứng nhân cho Thầy”. Chứng nhân là người không chỉ làm chứng mà còn sống điều mình chứng kiến đó. Điều Chúa muốn các Môn đệ làm chứng nhân là “có lời Kinh Thánh chép rằng, Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24,46-7).

ĐỒNG HÀNH VỚI ĐẤNG PHỤC SINH

( Gợi ý từ Lc 24,13-35 )

“Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bùng cháy lên sao”     (Lc 24,32).
Trên đây là nhận định của hai môn đệ Emmau về cảm nhận của họ sau đoạn đường được Chúa Phục sinh đồng hành, trước khi nhận ra Chúa khi Người bẻ bánh. Qua những gì Phúc âm kể lại sau biến cố chịu nạn, chúng ta thấy rõ là các tông đồ và môn đệ vẫn chưa tin vào việc Chúa sống lại, họ đã hoang mang cực độ đến nỗi có người đã nản lòng bỏ cuộc như trường hợp hai môn đệ làng Emmau nói trên, như chính họ đã thổ lộ cho vị khách đồng hành (Xc. Lc 24,17-24).

SỐNG HẾT MÌNH

Trong cuộc sống, dù là người có tin ngưỡng hay không, đó chỉ là cách nói của mỗi người. Với tôi, tôi tin chắc rằng ai cũng đặt niềm tin vào một Đấng thần linh nào đó. Một khi đã đặt niềm tin vào ai đó thì mình sẽ sống hết mình với người mà mình tin tưởng. Cũng vậy, tôi đặt niền tin vào Thiên Chúa và tôi cũng sống hết mình với Đấng mà tôi tin tưởng. Vậy sống hết mình với Thiên Chúa thì tôi phải sống thế nào?

MIÊN MAN…

Một buổi chiều tan học, tôi rảo bước trên đoạn đường nhộn nhịp xe cộ qua lại. Chẳng biết tại sao tôi lại muốn đi bộ nữa, có người đưa về đến tận nhà đấy thôi! Đường phố thì náo động, thì ồn ào, nhưng sao tâm hồn tôi bình an một cách lạ lùng. Bình an và lắng đọng. Và chẳng hiểu vì sao tôi lại miên man suy nghĩ về con người, về tôi, và về Thiên Chúa đang âm thầm hiện diện trong tôi…

CHẤP NHẬN THEO CHÚA

Có một thầy ở dòng nọ tâm sự với tôi về những vướng mắc mà thầy đang gặp phải. Thầy đang yêu say đắm một cô gái, Thầy nói: Ngay lần gặp đầu tiên, thầy đã ấn tượng với cô ấy rồi. Thời gian dần trôi qua cộng thêm việc thường xuyên gặp gỡ, thầy đã yêu cô ấy tự lúc nào. Cho đến bây giờ thì thầy không sao quên được cô ấy nữa, hình bóng lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí thầy; trong những lúc đọc kinh, cầu nguyện, học tập,… đều nhớ đến người ấy. Chính vì vậy mà thầy đang khổ tâm chưa thể quyết định một cách chín chắn là chọn con đường nào giữa một cô gái mà thầy đang yêu say đắm, một người bằng xương bằng thịt, và một anh Giêsu mà thầy chưa bao giờ gặp mặt, chưa nói chuyện với nhau mà chỉ có trong niềm tin. Chính vì thế mà tình cảm thầy đã dành cho người bằng xương bằng thịt nhiều hơn. Trong trái tim của thầy đã dành cho cô gái ấy một ngăn mà ngăn đó đủ lớn để lấn át ngăn của anh Giêsu. Thầy nói: Nếu tôi không gặp người ấy thì bây giờ tôi đâu phải khổ tâm như bây giờ. Cuộc đời không êm trôi như ta tưởng; đây là một thử thách quá lớn cho tôi.

Dấu hiệu và ý nghĩa

Trong những ngày trung tuần tháng 2 năm 2004, Diễn đàn thời sự (Forum actuallité) của báo điện tử croix.com sôi động với đề tài "Dấu hiệu và ý nghĩa" (signe et sens). Câu chuyện bắt đầu với câu hỏi của Jean Gauci: “Bạn có đeo thánh giá không? Bạn có gắn hình con cá ở xe bạn không? Bạn có một dấu hiệu bên ngoài nào nói lên rằng bạn thuộc về Đức Kitô không? Nếu có thì tại sao? Đâu là ý nghĩa của những dấu hiệu diễn tả lòng tin kitô giáo của bạn? Cám ơn về những câu trả lời của bạn.” Những câu trả lời thì thật dồi dào và đa dạng.

Con Người Không Có Linh Hồn;

Nhưng Con Người Chỉ Là Thân Xác Của Họ Trong Mối Liên Hệ Mật Thiết Với Thiên Chúa

Từ “linh hồn” thường được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau, chẳng hạn như: phần tinh thần hoặc phi vật chất của con người mà người ta tin rằng sẽ tồn tại sau lúc chết (gửi gắm linh hồn cho Chúa); tâm hồn, tâm trí (nó học với hết cả linh hồn); cột trụ, một tấm gương hoàn hảo (Hồ chủ tịch là linh hồn của Đảng); vĩ nhân (những linh hồn của thời xưa); sức truyền cảm (bức tranh không có hồn); con người (không thấy một linh hồn nào ở đó)[1]… Nhận định “con người không có linh hồn,” như tựa đề của bài viết, không nhằm phủ định tất cả những nghĩa được nêu trên của từ “linh hồn,” nhưng chỉ nhằm phủ định quan niệm nhị nguyên về con người – quan niện cho rằng linh hồn như là một thực thể phi vật chất trong sự đối lập với thân xác (chẳng hạn, quan niệm cho rằng con người có hồn và xác). Vế thứ hai của nhận định: “con người chỉ là thân xác của họ và luôn trong mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa” nêu lên một quan niệm nhất nguyên về con người, khẳng định tính trọn vẹn và nguyên thủy của con người được thể hiện chính nơi thân xác của con người, và đồng thời nói lên nguồn gốc, bản chất và đích đến của con người.

Một Chút Cảm Nhận

Chúng ta đang bước vào “mùa lễ trọng”, khởi đầu là lễ Chúa Phục Sinh, rồi các lễ lớn trong mùa Phục sinh, và tiếp đến là tháng kính Đức Mẹ, với những buổi dâng hoa, dâng nến và rước kiệu cũng thật là long trọng. Riêng đối với các Nhà Dòng, lại có thêm những lễ khấn hứa và kỉ niệm này nọ cũng rất là nhộn nhịp và phấn khởi. Nhân dịp nói về các ngày lễ, người viết xin được chia sẻ một chút cảm nghĩ khi được tham dự lễ tuyên khấn của các tu huynh Dòng Thánh Gia.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

NIỀM TIN

Căn cốt ơn gọi của người Kitô hữu đó chính là niềm tin. Còn nếu không niềm tin thì không còn vấn đề gì để bàn tới cũng như để tranh cãi. Và ta cũng có thể nói một cách xác tín rằng, có niềm tin là có tất cả. Vì nếu không có niềm tin thì mọi chuyện đều trở thành hiểm họa của sự ngờ vực.
 
BACK TO TOP