Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Thơ


                        1.         Trên đồi cao
                                    bóng đổ dài.
                                    Hoa đỏ.

                                    Dấu Lặng

*Vài nét về thơ Haiku
Hai-cư (Haiku) là một thể loại thơ quan trọng của thơ ca truyền thống Nhật Bản.
Thơ hai-cư rất ngắn, cô đọng, hàm súc. Một bài thơ chỉ có 3 câu (câu 1 và câu 3 có năm âm tiết, câu 2 có bảy âm tiết), không có dấu câu. Vì tiếng Nhật đa âm tiết nên mười bảy âm tiết trong bài thơ chỉ có bảy tám từ, không bao giờ quá mười từ. Thơ hai-cư thường không có tựa đề.
 Thơ hai-cư thường phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm trạng con người trước thiên nhiên. Trong thơ thường dùng những từ có tác dụng tượng trưng và gợi cảm về các mùa trong năm. Các từ đó phần nhiều là cỏ cây, hoa lá.
Muốn cảm thụ một bài thơ hai-cư, ta phải vận dụng trí tưởng tượng, sự suy ngẫm, đặc biệt phải chú ý đến hình ảnh, thị giác, thính giác trong bài thơ. Thơ hai-cư thường có kết thúc bất ngờ, tinh tế và có tính đa nghĩa, đặc biệt là tính sabi (tịch): trầm lắng, tao nhã, đơn sơ, trầm lắng, u buồn nhưng không chán chường và bi lụy, nỗi cô đơn huyền diệu của thiên nhiên, niềm cô đơn vô ngã và tịch mịch. Đây vốn là nguyên tắc mĩ học của văn học Nhật Bản. Ngoài ra, thơ hai-cư còn mang tính wabi (đơn sơ), yugen (huyền bí), shiori (mềm mại) và karumi (nhẹ nhàng, thanh thoát).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP