Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

ĐỔI MỚI TƯƠNG QUAN

Tất Bật

Kinh nghiệm cho thấy, ta vẫn luẩn quẩn với kiếp nô lệ chính mình, nô lệ tội lỗi. Muốn thoát ra khỏi mình để vươn lên tới Chúa, tiếp cận thực sự với anh em, và sống thật với con người của mình, nhưng không thể, vì biết bao cái ham muốn, bao nỗi đam mê, bao sự ì ạch nặng nề của thân xác đê hèn…cứ làm vướng chân vướng cẳng, cản đường ta mãi. Bằng chứng là rút kinh nghiệm ở những lần xét mình xưng tội, mỗi lần kiểm tâm trưa tối, mỗi giờ nguyện gẫm, mỗi giây phút âm thầm lặng lẽ trước Thánh Thể Chúa… và rồi những quyết tâm… nhưng con người ta “vũ như cẩn!”. Kinh nghiệm xương máu của thánh Phaolô cũng giúp ta hiểu phần nào thực tế này: “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi không muốn, thì tôi lại cứ làm (Rm 7, 15).
1. Tương quan với Chúa.
Khi ta kết hợp với Chúa Kitô thì Chúa Thánh Thần sẽ thực hiện trong ta một sự biến đổi cần thiết. Chính Ngài làm cho ta nên giống Chúa Kitô. Thánh Phaolô quả quyết: “Ngài có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Ngài” (Pl 3, 21). Tương quan với Chúa Kitô không phải là một hình thức xã giao bình thường giữa hai nhân vị. Cũng không phải là một lời hứa hay một hợp đồng trên thương trường kinh tế, chính trị. Trong tương quan, vui thì giữ; trong kinh tế, có lợi cho mình thì tiếp tục ký hợp đồng. Nhưng tương quan với Chúa luôn là một đòi hỏi triệt để của sự khắng khít và có một tâm thế hoán cải thực sự. Vì chính Thiên Chúa đã tác tạo trong con người ý muốn thánh thiện của sự hoán cải này và chính con người phải bày tỏ quyết liệt ý muốn đó bằng cách: “Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho bằng” (Lc 3, 5).
Thế nhưng, trong thực tế, sở dĩ con người chúng ta không hoán cải được và cũng không tiến bước được trong đường trọn lành là vì chúng ta không hoàn toàn tự do để cho Thánh Thần tác động trong chúng ta. Vì chỉ có con người mới có khả năng xua đuổi Chúa ra khỏi đời mình, bằng chính tự do của chính Chúa ban. Thứ tự do mà lẽ ra con người phải sử dụng vào việc thiện thay vì dùng nó như là một thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm để loại trừ Thiên Chúa. Chính sự tự do này đã “dập tắt Thần Khí”, “nhốt” Chúa trong những nơi đã được qui định rõ ràng, trong những thành kiến cố định, trong những khuôn đúc sẵn…
Tôi rất tâm đắc với tư tưởng của một cha giáo: “Con người là một sinh vật có tín ngưỡng. Không tôn thờ Chúa, không sống tương quan mật thiết với Chúa, ta cũng sẽ đi tìm một ngẫu tượng khác để thế vào. Chúng ta không bỏ Chúa, không bán Chúa, không giết Chúa, nhưng cũng chưa hề tin Chúa là Cha, là “Đấng thấu suốt mọi bí ẩn tâm hồn”. Bởi đó, chúng ta luôn sống trong bất an, đời tu luôn bất hạnh, tâm hồn luôn bất ổn”. Đúng thế, nếu cuộc đời của chúng ta, đặc biệt là những Tu sĩ, mà không sống tốt mối tương quan với Chúa, chấp  nhận Chúa như gia nghiệp đời mình, thì cuộc sống chỉ vật vờ, giả tạo, một lối sống “chùm gởi” để tìm những an nhàn thư thái. Và còn tệ hại hơn khi suốt ngày sống như những kẻ vô đạo, cử hành các nghi thức như những kẻ vô thần, chỉ bận tâm lo lắng việc đời: ăn uống, vui chơi, ngủ nghỉ…! “Củ hành củ tỏi” đây đó mà thôi!
“Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em” (Ep 4, 22-23). Chấp nhận sống với Đức Kitô là chấp nhận cởi bỏ con người cũ của mình, một con người luôn bám víu vào những ham hố trần tục. Khi chúng ta buông mình theo Thần Khí, tức là chúng ta đang tự do để cho Thần Khí hoạt động trong chúng ta. Một khi Thánh Thần biến hóa đời ta đồng thời Ngài cũng siết chặt mối tương quan giữa ta với Thiên Chúa, là cho chúng ta cảm thấy mỗi ngày Chúa yêu thương ta hơn. Mỗi khi được biến đổi, cuộc đời chúng ta trở nên mới hơn, vì ai ở trong Đức Kitô, kẻ ấy là tạo thành mới vì vật cũ đã qua đi và vật mới đã thành sự (x. 2Cr 5, 17).
Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được mối tương quan chặt chẽ giữa Chúa Kitô với ông, nên ông đã nói: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2, 20). Với Phaolô, đóng khung mình trong lề luật, cố gắng đi tìm sự hoàn thiện của lề luật đã không mang lại cho ông chút gì và điều đặc biệt là không hoà giải được với Thiên Chúa, không kết hợp được với Ngài. Tất cả những gì lề luật có thể làm là chỉ cho ông thấy sự bất lực của chính mình. Vì thế sau một lần vấp ngã, Phaolô đã được “mở mắt” và hoàn toàn nhận thấy đường lối bất lợi của lề luật, và trong tư cách là một tội nhân, ông đặt mình vào lòng thương xót của Chúa. Sự thay đổi trong Phaolô quá lớn đến nỗi không thể dùng cách nào khác để mô tả hơn là nói ông đã bị đóng đinh vào thập giá với Chúa Giêsu và con người cũ của ông đã chết. Giờ đây Chúa Giêsu chính là sức sống trong ông. Ông đã tháp mình vào thân thể Đức Kitô và chính nhựa sống của Đức Kitô nuôi sống ông trong những quãng đời còn lại, khi ông buông mình trong biển trời yêu thương của Người. Sự sống bình an và hạnh phúc đích thực trong Chúa không thể đạt được bởi những cố gắng bất tận, vô ích và luôn luôn thất bại này, nhưng chỉ gieo mình vào tình yêu và lòng thương xót của Chúa theo như Chúa Giêsu đã mạc khải cho con người (x. WILLIAM BARCLAY, thư gửi tín hữu Galat – Êphêsô, nxb. Tôn Giáo, tr. 18-19).
Nhưng chúng ta đừng lầm tưởng rằng Chúa Kitô sẽ biến đổi hẳn bản chất con người của chúng ta thành một con người khác ta. Không! Thiên Chúa không làm như vậy đâu. Chính Người từ ngôi vị Thiên Chúa đã tự hạ mình nên giống chúng ta kia mà. Người đã nhập thể để sống như chúng ta. Người đã yêu ta là chính ta, với tâm hồn và thể xác của ta. Nói một câu đơn giản là “yêu nguyên con”. Rồi từ chỗ mà ta sẵn sàng đón nhận Người để Người làm chủ cuộc đời ta, Người sẽ thông ban cho ta sức sống của Người. Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu: Gần đèn thì sáng. Khi chúng ta sống gần và sống với Chúa Kitô, chính Người thanh luyện cuộc đời chúng ta để chúng ta ngày ngày được nên đồng hình đồng dạng với Người. “Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3, 21).
Kinh nghiệm ở đời cũng cho thấy sống gần ai dần dần mình sẽ lây nhiễm những thói quen, nếp sống của người ấy. Chúa Kitô lại càng có sức mạnh cải hoá cuộc đời của chúng ta, nếu chúng ta chấp nhận để Người hoạt động trong ta. Thay vì tự ta cố tập luyện cái này, từ bỏ cái kia… ta thấy rất vất vả và ít thành công. Còn khi ta nối kết với Chúa trong một tương quan tình yêu thấm đậm tình Cha con, thì những gì ta thấy không được đẹp, không hợp với “sở thích” của người mình yêu, là tự nhiên ta sẽ dẹp bỏ để vừa lòng người yêu.
2. Tương quan với anh em.
(Còn tiếp).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP