Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Lời ngỏ DL số 38



Sau những số ra hàng tháng, Dựng lều bây giờ chỉ còn ra hai số cho mỗi năm học, mỗi học kỳ một số. Đây có lẽ là điều mất mát đối với những ai yêu mến và cưu mang nó. Bởi thế, Dựng lều cố gắng tăng số lượng trang in và cách nào đó nâng cao chất lượng bài viết hơn.

CHÂN PHÚC GIOAN-PHAOLÔ II VÀ ĐỨC TIN


Chú Ba

Chúng ta đang ở trong những tháng đầu của Năm Đức Tin, Học viện Thánh Gia (tại Hiệp Bình Phước) cũng mới chọn Chân phúc Giáo hoàng Gioan-Phaolô II làm Bổn mạng, vậy không gì thích hợp hơn là ta cùng nhau tìm hiểu xem CP.Gioan-Phaolô II đã dạy sao về Đức Tin để ứng dụng vào cuộc sống Đức Tin của mỗi chúng ta, đặc biệt là trong Năm Đức Tin này.
Ngày 14/09/1998 ngài đã ban hành Thông điệp “FIDES et RATIO” ( Đức tin và Lý trí ), trong đó, qua 108 số tiết, ngài đã phân tích và giải thích để giúp chúng ta thấy rõ hơn tương quan giữa Đức tin và Lý trí, để có thể khẳng định là không hề có mâu thuẫn hoặc đối kháng thật sự giữa hai lãnh vực này như một số người đã nghĩ như thế .

Năm Đức Tin: biểu tượng, ý nghĩa và sự kiện



Thanh Hoài

Ý nghĩa biểu tượng (logo) của Năm đức tin

Biểu tượng này được thể hiện qua một hình vuông, trong đó với một con thuyền tượng trưng cho Giáo hội, được trình bày như đang lướt trên những ngọn sóng. Biểu tượng chính của con thuyền là một cây thánh giá được vẽ trên những cánh buồm mà được làm nổi lên qua các mẫu tự IHS hay JHS (viết tắt của chữ: Iusus (Jesus) Hominum Salvator: Giêsu Đấng Cứu Thế). Đằng sau cánh buồn là mặt trời, hòa hợp với biểu tượng, tượng trưng cho Bí tích Thánh thể.

MƯỜI PHƯƠNG CÁCH NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ THỂ SỐNG TRONG NĂM ĐỨC TIN [1]


Raymond Trần Thái Sơn, chuyển ngữ

Để tôn vinh 50 năm thành lập Công Đồng Vaticanô II và 20 năm giáo lý Giáo hội Công giáo, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã công bố Năm Đức Tin bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 và kết thúc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013. Mục đích của năm này là để củng cố đức tin của người Công giáo và đưa thế giới đến với đức tin qua đời sống gương sáng của mình.
Đức giám mục David Ricken, giám mục thành phố Green Bay, bang Wisconsin và là Chủ tịnh ủy ban truyền giáo và giáo lý thuộc hội đồng giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã đưa ra mười phương cách để người Công giáo có thể sống năm đức tin. Một vài những đề nghị sau đây bắt nguồn từ các chỉ dẫn của Bộ giáo lý đức tin của Vatican và cũng đã là những điều kiện tất yếu của người Công giáo; các đề nghị khác có thể người Công giáo đã giữ từ bao đời và đặc biệt là trong suốt Năm Đức Tin.

MỘT CHÚT TÂM TÌNH TRONG NĂM ĐỨC TIN


Epiphane

“ ‘Cánh cửa đức tin’(Xc Cv 14,27) dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và vào Giáo Hội vẫn luôn mở rộng cho chúng ta” (số 1,Thông tư tự sắc “Porta Fidei” về năm Đức Tin của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI). Qua lời mời gọi thiết tha đó để chuẩn bị cho tôi một năm sống đức tin thật ý nghĩa, và qua năm đức tin này, ơn Chúa như nguồn mạch trong tâm hồn tôi được khai thông, để dòng nước ân sủng không ngừng tuôn chảy. Với tâm tình đó, tôi xin chia sẻ một chút những thao thức, cảm nghiệm của bản thân trước thềm của những ngày đầu trong năm Đức tin này.

PHÂN TÍCH Ga 14,1-31



Bruno Vinh

Dẫn nhập

Các ch.13 -17 là các diễn từ từ biệt. Trước sự chia tay giữa Thầy và trò, các môn đệ đang rất hoang mang, sợ hãi thì Đức Giê-su nói cách rõ ràng những gì sẽ xảy ra cho các môn đệ của mình để các môn đệ được sự chuẩn bị tốt về đức tin của mình mà vượt qua được những khó khăn hiện tại. Chương 14 có thể nói là một trong những đỉnh cao của những mạc khải. Đức Giê-su mặc khải cho các môn đệ biết Người chính “là con đường và sự thật và sự sống” (14,6), Người là trung gian duy nhất để con người đến với Chúa Cha “không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (14,6), tương quan của Người với Chúa Cha “Thầy trong Cha và Cha trong Thầy” (14,11), … đây là những mặc khải quan trọng. Bởi trong lúc đang bị khủng hoảng thì đó là những khích lệ để các môn đệ có thể  vượt qua những khó khăn.

CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA THẦN HỌC SÁNG TẠO [1]


Cảnh Vương, lược ghi

1.      Dẫn nhập
Chúng ta sẽ rảo qua những chủ đề đức tin nền tảng của Ki-tô giáo và cho thấy chúng chiếm vị trí quan trọng như thế nào trong thần học sáng tạo. Đó là những đóng góp nhỏ bé cho lời mời mời gọi hoán cải vì môi sinh mà con người ngày nay đang đối diện.  Để làm sáng tỏ các vấn đề trên, ta cùng lần lượt tìm hiểu các chủ đề chính sau đây: Con người trong cộng đoàn sự sống, Thần Khí sáng tạo, Đức Giê su – Con người môi sinh, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, cuộc biến hình chung kết của vạn vật, phụng tự và dấn thân và hoán cải vì môi sinh. Bây giờ ta cùng đi vào phần thứ nhất đó là con người trong công đoàn sự sống.

CHỨC TƯ TẾ TRONG BÍ TÍCH THANH TẨY VÀ BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC


(tiếp theo)
Bart Khánh
Dẫn nhập      
I. Đức Kitô là tư tế đích thực và duy nhất
1. Mầu nhiệm nhập thể của Đức Kitô      
1.1. Đức Kitô được Chúa Cha thánh hiến trên sông Giođan
1.2. Đức Kitô tư tế trong hoạt động rao giảng Tin Mừng
2. Khởi đầu và hoàn thành chức tư tế của Đức Kitô      
2.1. Hy tế của Đức Kitô trên thập giá       
2.2. Sự Phục Sinh của Đức Kitô    
II. Chức tư tế trong Bí tích Thánh Tẩy      
1. Tham dự vào nhiệm thể Chúa Kitô      
1.1. Nghĩa tử của Thiên Chúa        
1.2. Tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô 
2. Sứ vụ tư tế của người Kitô hữu 
2.1. Đức Kitô tư tế là khởi nguồn…,        
2.2. Chức tư tế của người Kitô hữu qua cử hành phụng vụ
III. Chức tư tế trong Bí tích Truyền Chức
1. Chức tư tế thừa tác được thánh hiến cho Chúa Kitô  
2. Chức tư tế thừa tác trong cộng đoàn phụng vụ           
IV. Chức tư tế trong cộng đoàn phụng vụ
1. Tương đồng của chức tư tế cộng đồng và thừa tác     
2. Dị biệt giữa chức tư tế cộng đồng và thừa tác 
Kết luận

CON NGƯỜI TRỌN HẢO KHỞI ĐI TỪ NHẬN THỨC ĐẾN THỰC TIỄN


Raymond Trần Thái Sơn

Nhận biết mình là điều rất quan trọng trong cuộc sống làm người của con người. Khi được sinh ra, con người đã được phú bẩm với những khả năng nhận thức nhất định, nhưng khả năng nhận thức của mỗi người không giống nhau. Khi nói đến một vấn đề gì đó, có người có khả năng nhận thức về nó tốt; có người có khả năng nhận thức khá; có người nhận thức trung bình, và cũng có những người có khả năng nhận thức về nó khác nữa. Cũng vậy, khi nói đến việc nhận biết chính con người của họ, khả năng nhận ra con người của họ cũng khác nhau: Có người biết mình nhiều, có người biết ít, thậm chí cũng có thể có người không hiểu gì. Tuy nhiên có lẽ, ít hoặc nhiều họ cũng nhận biết về con người của họ. Con người cần nhận biết mình có xúc cảm, có lý trí, có tự do, có đời sống xã hội, và có đời sống tâm linh, và có mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Muốn trở nên người hạnh phúc, nhờ nhận thức về bản thân, con người cần sống tốt mối tương quan với chính mình, với Thiên Chúa, với người khác, và với thế giới tự nhiên. Đây là nội dung chính trong bài viết này. Vì bài viết này không phải là một đề tài nghiên cứu khoa học, nên trong giới hạn của của nó, một số điểm không được phân tích sâu.

TRƯỞNG THÀNH TRONG ĐỜI TU


Bertrand Nguyễn Thanh Hoài

Tài liệu tham khảo
1.      Theo Chúa Kitô.
2.      Charles Serrao, OCD. Biện Phân Ơn Gọi Tu Trì – Đào Tạo Hướng Đến Sự Thay Đổi. Bản dịch Lm. Dom. Nguyễn Đức Thông. CssR.
3.      Paolo Provera, C.M . Thánh Hiến Cuộc Đời. Bản dịch của Phạm Duy Lễ
4.      Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế. Sống Đời Thánh Hiến.
5.      Yves Rauin Sj. Độc Thân Ngày Nay. Chuyển Ngữ Lm. Đặng Xuân Thành.
Trưởng thành nói chung
Có một khái niệm về sự trưởng thành như sau:
Đó là khi tôi lớn lên,
Tâm hồn tôi trở nên mạnh mẽ
Để tôi can đảm đối diện cuộc đời.

Đôi mắt tôi đủ sáng,
Để tôi thấy đường mình đi.
Đôi chân tôi đủ khoẻ,
Cho tôi có thể tự bước.

Tôi có thể chạy thật xa,
Khi tôi gặp phải rắc rối.
Nhưng đó đâu phải cách,
Tôi có thể làm hoài
Rồi tôi phải đối mặt
"Phải"chứ không là "sẽ"
Dù chuyện gì có xảy ra
Trong lòng tôi sẽ được giải phóng,
Khỏi những ưu phiền bấy lâu nay...
Trưởng thành là vậy sao?[1]

TẠI SAO CON NGƯỜI PHẢI “MỞ RA”?


Cyprien Chí

Một cách hàm ẩn hoặc ý thức, con người luôn băn khoăn và đặt ra cho mình những câu hỏi mỗi lúc trong cuộc đời: Tôi là ai? Bạn là ai? Chúng ta là ai? Con người là ai? … Đó cũng là điều tự nhiên, bởi vì, để hoàn thiện mình hết sức có thể- cái đích cuối cùng của mỗi con người, điều đầu tiên ta phải biết là chính mình. Chính vì vậy, Socrates- một triết gia thời cổ đại đã từng khẳng định điều quan trọng là “hãy tự biết mình”. Và, dưới nhãn quan triết học về con người, thiết nghĩ một trong những điểm nhấn trong sự tìm hiểu về bản thân, về con người, đó là sự  “mở ra”.

ĐỔI MỚI ĐỜI DÂNG HIẾN


Bernard

Nhìn về thực tại cuộc sống ta thấy bao giờ cũng chất chứa một sự mất còn giữa hai mặt  cái cũ và cái mới, giữa cái chết và sự sống, luôn có sự đổi thay liên tục để tìm đến một chân lý, một nguồn sống trong Thánh Thần. Khi Đức Giêsu đến và sống giữa thế gian, Ngài đã khai sinh nguồn sống mới, làm cho thế giới thay đổi cục diện, cuộc sống tràn đầy ý nghĩa. Ngài chấp nhận sự hiểu lầm, chấp nhân sự khinh bỉ, gièm pha, ghen ghét, hận thù và chấp nhận cả cái chết để thay đổi những cái cũ và làm cho cái cũ được trở nên mới, được tròn đầy trong thế giới, làm cho con người được tự do và được sống.

LUÂN LÝ KITÔ GIÁO VÀ LUÂN LÝ TỰ NHIÊN


(tiếp theo)
Thanh Hoài

Thư mục tham khảo:
1.      Bernard Haring. Thần Học Luân Lý - Những Ý Tưởng Chủ Đạo. Tủ sách chuyên đề.
2.      Charles E.Curran. Themes in Fundamental Moral Theology. University of Notre Dame Press. 1977.
3.      Wlliam E. May. An Introduction to Moral Theology. Our Sunday Visitor Publishing Division. 1994.
4.      Lm. Mai Văn Hùng. Khám Phá Lại Luân Lý Kitô Giáo. UBĐKCG. Tp.HCM. 1991.
5.      Nguyễn Đức Quang. Luân Lý Cơ Bản. Trung Tâm Học Vấn Đa Minh. 2007.
6.      Nguyễn Đức Quang (dịch). Người Ta Nói Gì Các Chuẩn Mực Luân Lý. 2003.
7.      Nguyễn Đức Thông (dịch). Một Nhãn Quan Mới Về Luân Lý. 1998.
8.      Nguyễn Đức Thông. Thần Học Luân Lý Căn Bản.(Theo nguyên tác Free and Faithful in Christ của Benard Haring). 2005.
9.      Nguyễn Bình Tĩnh. Luân Lý Cơ Bản Kitô Giáo. Khóa Thần Học Liên Tu Sĩ. 1995.
10. Từ Điển Thần Học Kitô Giáo, II.
I.       Những Điểm Dị Biệt Và Tương Đồng Giữa Luân Lý Tự Nhiên Và Luân Lý Kitô Giáo
Tới đây chúng đã phơi bày một phần nào đó những điểm đồng dị của hai nền luân lý: tự nhiên và Kitô giáo do những đặc tính khác nhau về nền tảng, đối tượng và phương pháp. Bây giờ chúng ta, dựa vào những gì đã tìm hiểu ở những phần trên, cùng phân tích những điểm đồng dị của hai nền luân lý này.

THOÁNG NHÌN VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ BÁCH HẠI ĐỜI SỐNG KI-TÔ HỮU KHỐC LIỆT NHƯNG GIÁO HỘI VẪN KIÊN CƯỜNG ĐỨNG VỮNG



Bart Khánh

Chúa Giê-su sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng thì Người cũng căn dặn: “Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết.” (Mt 10,17-18). Thời Giáo hội sơ khai trong sách Công vụ tông đồ thuật lại cho chúng ta việc các tông đồ và những người Ki-tô hữu bị bách hại của các hoàng đế như Nê-rô (64-67), Domitianô (92-96), Trajanus (98-117)…Lịch sử Giáo hội trải dài 21 thế kỷ, kể từ thời Chúa Giê-su cho đến hôm nay, không khi nào mà Giáo hội lại không có những cuộc bách hại. Việt nam được các thừa sai ngoại quốc loan báo Tin Mừng kể từ năm 1533 cho đến nay được gần 500 năm người Việt sống niềm tin vào Chúa Ki-tô. Cũng như lời tiên báo trước của Chúa Giê-su, những tín hữu người Việt của chúng ta luôn phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, bị cản trở, bách hại và loại trừ của nhà cầm quyền. Đỉnh cao các cuộc bách hại là rất nhiều Ki-tô hữu đã đổ máu và chết vì đức tin. Nhưng có lẽ trong các cuộc bách hại người Ki-tô hữu của các nhà cầm quyền ở Việt nam, tàn bạo và kinh khủng nhất là từ những năm 1745-1862[1]. Trong thời gian này đất Việt dưới sự cai trị phần lớn thời gian của các vua triều Nguyễn. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về những nguyên nhân và lý do của việc bách hại người Công giáo của các vua nhà Nguyễn. Tiếp đó sẽ nêu lên một số hệ quả để lại cho xã hội dưới những cuộc bách hại đó. Cuối cùng là ghi nhận sự lớn lên của Giáo hội Việt nam dù sống niềm tin trong thử thách và đau thương.

DESIDERATA


Thanh Hoài, chuyển ngữ

Khi còn là hồng Y, Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã mua một vật lưu niệm trong chuyến đi Mỹ. Đó là một bức tranh lưu niệm, ngài đã mua ở Thành phố Baltimore, trong chuyến du lịch đến thành phố Philadenphia năm 1976. Quà lưu niệm này là một khung hình chữ nhật, chứa một mảnh giấy da được tái tạo, với một triết lý đơn giản, kỳ lạ. Triết lý đó là: “Điều Ao Ước” (Desiderata).
Tác giả của tài liệu này là Max Ehrmann, một thi sĩ người Mỹ. Có lẽ đây là một bản sao chép của Mười Điều Răn, nhưng thiếu văn phong Thánh kinh. Tác phẩm này đưa ra tám quy tắc giúp cho bạn trở nên một con người tốt đẹp hơn trong suốt cuộc đời. Sau này, khi là Giáo hoàng, ngài vẫn treo nó trong một cái khung ở văn phòng của ngài nhìn xuống Quảng trường Đền Thánh Phêrô. Ngài đã xem nó như một lời nhắc nhở hằng ngày về việc làm thế nào để trở thành một người tốt.
Xin giới thiệu với quý độc giả bản tiếng Việt:

MƯỜI HAI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGÀY LỄ “NOEL”


Thanh Hoài

Nguồn gốc chữ “Noël”
Trong ngôn ngữ Latinh khi gọi về Ngày sinh nhật của Đức Chúa Giêsu Kitô, người ta gọi là “Festum Nativitatis Domini Nostri Jesu Christi” hay ngắn gọn hơn “ Dies Natalis Domini” có nghĩa là Ngày sinh của Đức Chúa. Từ đó, nẩy sinh nhiều kiểu gọi bình dân nơi các ngôn ngữ Châu Âu, như: “Natale” (Ý ngữ); “Navidad” (Tây Ban Nha); “Natal” (Bồ Đào Nha); ở  Pháp: khoảng năm 1120 là “Nael”  và rồi cuối cùng khoảng năm 1175 là “NOËL”.

GẶP GỠ


Từ điển tra nghiêng
Lão Phu

Có những cuộc gặp thì gỡ được, nhưng cũng có những cuộc gặp rồi thì gỡ không ra! Tựa như hai môn đệ đến tìm gặp Đức Giêsu (x. Ga 1,35-39), hay như cuộc gặp gỡ của Phaolô với Đức Giêsu trên đường Đamát (x. Cv 9,1-9). Sau những cuộc gặp gỡ định mệnh đó, một mối dây đã liên kết họ với Đức Kitô mà không gì có thể gỡ ra được. Đá là xác tín của thánh Phaolô: “Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta”. (Rm 8,39)

AT THE END VÀ IN THE END


Thanh Hoài

1.      At the end (of something): vào lúc cuối, chót, vào phần cuối (của một sự kiện, thời gian ...). Ví dụ, at the end of the month, at the end of January, at the end of the film, at the end of the course, at the end of the match, at the end of the concert

Chuyện tếu



C3, sưu tầm

Hiểu được là chết liền!
… Một thiền sư già đi thiền hành với một đệ tử trẻ. - Im lặng!
Bỗng, anh đệ tử tằng hắng rồi thưa:
- Bạch thầy! Con xin hỏi!
Thầy “Ừ!”
- Bạch thầy! Tại sao trời lại xanh?
Thầy giải nghĩa liền:
- Con cá trong nước!
Đệ tử chấp tay cúi đầu, đi thiền hành tiếp.
Im lặng!

 
BACK TO TOP