Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Trở Về Nguồn

Để cung cấp thêm tư liệu cho những suy tư về căn tính và đoàn sủng của Dòng, Dựng Lều xin giới thiệu một số tài liệu liên quan đến lịch sử và các Đấng tổ phụ của Dòng. Những tài liệu này trích dịch từ những báo cáo thường niên của các vị thừa sai (MEP) ở Capuchia và từ Bản tin của Hội Thừa Sai Paris (MEP) vào những năm đầu thế kỉ 20, tức thời kì khai sinh của Dòng Thánh Gia

Bối cảnh kitô giáo thời đầu thế kỉ 20 (tiếp theo kì trước)
Báo cáo năm 1905
Dân số công giáo : 36.107 người
Rửa tội người lớn :  854 người
Rửa tội trẻ em bên lương : 5.326 người.
Đức cha Bouchut viết : “Công việc vừa hoàn thành thật sự khó khăn đối với các vị thừa sai cũng như các kitô hữu ở Camphuchia.Bắt đầu là lũ lụt tàn phá mùa màng và làm hư hại hết các vườn cây ăn trái; tiếp theo là thiên tai do bão gây nên; rồi sóng thần. Tất cả kết thúc trong cùng khốn. Hy vọng xa vời về một mùa thu hoạch sắp tới không thể sớm hơn 4 hoặc 5 tháng nữa. Từ nay tới đó, những kitô hữu phải lo xoay sở, như họ đã làm cho đến giờ này để mà sống qua ngày.
Những đổ nát chất chồng do bão gây ra vẫn chưa hoàn toàn được sửa chữa. Nhà thờ Bạc liêu vẫn còn đó với những bức tường đổ sập, một phòng nhà xứ được sử dụng làm nhà thờ tạm. Ở An nhơn, cha Madrignac vẫn chưa hoàn tất căn nhà đơn sơ để tránh lũ lụt. Những nhà nguyện và nhà xứ bằng tranh lá đã được dựng lại. Những cứu trợ ban đầu đã cạn kiệt. Các kitô hữu phải vay mượn để đối phó với những tình huống cấp bách. Vì vậy năm tới chắc chắn sẽ còn nhiều điều lo phiền, và nhịp sống bình thường để đảm bảo cho sự thành công của việc loan báo Tin Mừng chỉ có thể ổn định trở lại vào năm 1907”.
Cha Pianet viết : “Thật khó khăn cho nhà truyền giáo, phải rao giảng Tin Mừng cho những người bị cuốn chìm vào những lo lắng sao cho có chén cơm hàng ngày, mà không thể làm gì để giảm bớt những nỗi khốn khổ cho họ. Đức Giêsu Chúa chúng ta đã rất hiểu những khó khăn này, bởi vì gần như lời Người lúc nào cũng đi kèm với những phép lạ để chữa lành những bệnh nhân hoặc nuôi dưỡng người đói khát. Nhưng bắt chước Người thế nào đây?
Tất cả những người đồng sự của tôi đều có chung một trải nghiệm như cha Pianet vậy; vì vậy việc loan báo Tin Mừng bị chựng lại ở một vài điểm nào đó. Không thể tập họ một cách đều đặn các dự tòng để dạy dỗ; thay vì gặt, bây giờ phải bằng lòng với việc đi mót mà thôi. Tuy vậy tôi rất vui khi thấy những bông lúa mót được cũng khá nhiều. Đồng thời tôi nhận thấy rằng những công việc ở nhà trẻ Chúa Hài Đồng thành công thật mĩ mãn. Thực tế, chúng tôi đã tiếp nhận vào những viện mồ côi hoặc gởi về trời nhiều trẻ em hơn những năm trước. Nếu như con số rửa tội người lớn có hơi giảm sút đôi chút, thì những người dự tòng vẫn không bị mất mát. Thậm chí còn có thêm nữa là khác.
Năm nay, chủng viện cung cấp thêm 3 tân linh mục. Nhà nguyện, một tàn tích cổ của ngôi nhà đầu tiên, không còn đủ sức chứa; chúng tôi đã phá bỏ để xây một ngôi nhà mới, rộng rãi và thoáng mát hơn, và cũng phù hợp hài hoà với những phần khác của ngôi chủng viện mới.
Việc mở trường giảng viên giáo lý tại Banam bị hoãn lại vì những khó khăn đang gặp phải; nhưng tôi tin là có thể khai trương vào tháng giêng năm 1906”.
Báo cáo năm 1906
Dân số công giáo :  37.659 người
Rửa tội người lớn :  755 người
Rửa tội trẻ em bên lương :  5.158 người
Đức cha Bouchut viết : “Năm trước, tôi đã kể ra những thử thách, và đặt nó trong hy vọng của một tương lai tốt hơn. Nhưng than ôi! Hy vọng đó chỉ là ảo tưởng. Về phương diện vật chất, sự túng thiếu vẫn luôn còn đó trong mọi công tác. Trong nhiều hạt miền nam, mùa gặt lúa cũng như năm trước, gần như mất trắng. Về phương diện loan báo Tin Mừng, mặc dù các nhà tông đồ rất nhiệt huyết và tận tụy, cũng không gặt hái được những bó lúa lớn những người rửa tội như chúng tôi ao ước. Thật khó khăn, nhiều khi không thể dạy dỗ cho những dự tòng. Rốt cục là vì lòng trí họ thường không thể nghĩ đến những chuyện siêu nhiên được (vì phải lo việc cơm, áo, gạo, tiền!).
Trong số những biến cố vui mừng của năm nay, phải kể đến việc mở trường giảng viên giáo lý, mà cha Pianet làm giám đốc. Ngài viết : “Tôi rất hài lòng về những học viên của Nhà Giảng, họ phần lớn là thành phần quý nhất của đoàn chiên. Công việc mà tôi bắt buộc phải làm để dậy dỗ và huấn luyện họ mất rất nhiều thời gian, nhưng năm sau tôi sẽ rảnh rang hơn.
(còn tiếp)

Thông Phán trích dịch

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP