Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Thập giá

“Thập giá” vâng, một hình ảnh rất quen thuộc với con người. Từ người ngoại đạo đến người Kitô hữu ai ai cũng thấy thập giá một cách thường xuyên. Vì lẽ, ta có thể bắt gặp hình ảnh thập giá ở bất cứ nơi đâu. Ngay trên mái của thánh đường, nơi nghĩa trang, ở chính giữa nhà thờ, trên bàn thờ của mỗi gia đình, ở xâu chuỗi Môi khôi… và thậm chí ở ngay trước ngực của nhiều bạn trẻ ngày nay. Thập giá lúc này không còn là biểu tượng để người ta cung kính nữa mà trở thành món đồ trang sức. Thôi thì “miễn sao Đức Kitô được rao giảng, được mọi người biết tới”.
Thập giá quá gần gũi với con người đến nỗi hơi chút là người ta đưa thập giá ra để "kể tội" : Xin Chúa thêm sức cho con  để con vác thập giá cuộc đời, thập giá của con sao mà nặng quá, cha ơi; xin cha cầu nguyện cho con với, đứa con của con khó dạy bảo quá, đứa con của con dính vào ma tuý rồi…
Vậy đó, dùng riết rồi thập giá trở nên quá gần gũi, quá quen thuộc, đi vào tim, vào trong máu thịt của con người. Nhưng thử hỏi, thập giá ở đâu, tại sao có thập giá, ta phải vác đến chừng nào, tại sao Chúa lại gửi thập giá cho tôi nặng vậy?... đó mới là vần đề ta cần suy nghĩ.
Một lần, tôi tham dự thánh lễ ở một nhà thờ nọ, cha xứ có kể một câu chuyện như sau. Cha quen với một gia đình kia, khi đến thăm gia đình họ, cha thấy có rất nhiều hình ảnh các thánh, nhưng hơi bất ngờ, vì khi đưa mắt rảo quanh căn phòng, cha không tìm đâu ra được một cây thập giá. Khi hỏi lý do tại sao, thì anh bạn cho hay: thưa cha, con, vợ con và năm đứa con cả thảy là bảy cây thâp giá rồi nên con không treo tượng thập giá trong nhà nữa. Một lý lẽ cũng hay. Nhưng xem chừng người ta sống cực đoan quá phải không? Người ta xem nhau chỉ là thập giá là gánh nặng mà thôi. Mà một khi đã xem nhau là thập giá thì ra sức mà vác và chẳng có chút nào là tự do. Như vậy, vô tình người ta biến thập giá trở thành một gánh nặng mà Chúa đã gửi trao.
Tôi cũng vậy, từ trước tới giờ tôi vẫn có cái nhìn người này người kia sống với tôi (gia đình, cộng đoàn, những người sống chung quanh) chính là thập giá “Chúa gửi”. Nên giờ đây nếu tôi còn có lối suy nghĩ như vậy thì e rằng tôi suốt một đời cứ lê lết cây thâp giá mà “Chúa gửi”. Chắc Chúa buồn lắm, vì Chúa nào có gửi, nhiều khi chính tôi đã tự tạo thập giá cho tôi rồi đổ thừa là “Chúa gửi”.
Chắc có lẽ hơn một lần tôi được các cha và vị hướng dẫn khuyên tôi hãy đón nhận nhau (kể cả cái xấu của nhau) để bổ túc những khuyết điểm của nhau. Vậy hà cớ chi mà tôi “vác” cho mệt, cho cực? Nhưng phải chăng nơi sâu thẳm ấy có một cái gì mà ta không thể khước từ, không thể chối bỏ? Nhìn lại, nếu tôi đón nhận anh em và mọi người chung quanh tôi trong tinh thần, trong tình thương thì cuộc đời của tôi sẽ không còn thập giá mà thay vào đó là tình yêu, tình thương là hạnh phúc.

Sao Tím

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP