Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

THÁNH LỄ THỜI MỞ CỬA

Trong những ngày qua, sau khi thi cử xong, tôi có được một chút thời gian rảnh hơn để đi dạo quanh một vài ngôi thánh đường và tôi không khỏi ngạc nhiên về cách thức của người giáo dân ngày nay khi đi dự lễ. Tôi tưởng rằng với thời đại mở cửa ngày nay chỉ có những công việc làm ăn mới làm cho người ta tranh thủ chứ. Vậy mà, tôi đang được chứng kiến những thực trạng đau lòng và nó đang diễn ra trước mắt chúng ta dành cho cả người Kitô hữu và người ngoài Kitô giáo. Vào những thời gian trước đây chúng ta thường cho là nơi các chùa chiền khi tới tham quan hay viếng thì không có một thứ trật tự nào cả. Người ta ồ ạt chen lấn, muốn vào thì vào, muốn ra thì ra tùy ý. Và cảnh ấy ngày nay cũng đang tiếp diễn ra trong các ngôi giáo đường.

Tôi có thói quen vào mỗi chiều thứ bảy thường đi rảo một vòng qua các ngôi thánh đường vào các giờ lễ. Tôi đã thấy và hẳn mọi người nếu để ý một chút thì cũng thấy, đó là anh chị em của chúng ta dự lễ một cách rất “đặt biệt”. Quả thật họ toàn là người “đạo dòng”, “đạo gốc”, “đạo tranh thủ” và đặc biệt là “đạo viễn vọng”. Sở dĩ tôi nói những thứ đạo như vậy là nguyên nhân thế này; đạo dòng là đạo được ông bà, cha mẹ truyền lại. Mà từ dòng cũng có nghĩa là họ chỉ đi dòng dòng ở ngoài để tham dự thánh lễ. Và đạo gốc là đạo dành cho những người chỉ chọn gốc cây để an tọa tham dự lễ. Còn đạo tranh thủ là những người tham dự Thánh lễ cách tranh thủ “tốc hành”. Họ đi trễ về sớm, họ tranh thủ đến lúc cha giảng xong và ra về lúc  mọi người đang rước lễ. Và đặc biệt hơn nữa là đạo “viễn vọng” đó là một thứ đạo tổng hợp của các thứ đạo nói trên. Đó là thứ đạo họ đứng từ xa vọng tới, có khi đứng ngoài cổng, và thậm chí đứng bên kia đường vọng qua, tham dự lễ nghe câu được câu không.
Quả thật, ngày nay con người ta đổ dồn thời gian vào cho việc kiếm tiền, lo kinh tế để nuôi gia đình, không còn giờ lo việc thiêng liêng nữa, đó là câu trả lời của một giáo dân khi được tôi hỏi. Người ta vẫn thường vịn cớ đổi thừa tại hoàn cảnh kinh tế gia đình nên phải làm nhiều giờ, do đó đi lễ trễ và thậm chí không đi tham dự lễ được. Nhưng vì thấy áy náy lương tâm nên đi cho có cho qua. Trong chúng ta bất cứ ai cũng có công việc và nếu vịn cớ để không đi lễ thì có muôn vàn lý do để nói. Nhưng không vì thế mà ta vịn cớ để thoái thác việc đạo đức thiêng liêng được. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những con người vẫn tâm sự cùng những người bạn và có khi trình với cha xứ về vấn đề khó khăn của họ. Như vậy cho thấy, thâm tâm họ còn có một sự khát mong được đến với thánh lễ và mặn mà với Giáo Hội.
Những trường hợp trên đang diễn ra nơi thành phố, và những năm tiếp tới sẽ như thế nào. Hiện nay, tình trạng này ở Phương Tây đã trở nên bình thường. Người ta không còn cảm nhận gì về tầm quan trọng của Thánh lễ. Và quê hương chúng ta tình trạng này cũng đang bùng nổ và cần có sự quan tâm của các vị mục tử của những người có trách nhiệm. Đứng trước những thực trạng như thế, chúng ta có suy nghĩ gì? Chúng ta phải có phương thế nào để khắc phục. Đây là vấn đề cần quan tâm của những người mục tử Đức Kitô.
Vậy ta phải làm gì đây? Hướng giáo dục nào để giúp người Kitô hữu nhận ra được tầm quan trọng của Thánh lễ và đặc biệt năm nay là năm mà Giáo Hội hướng về việc giáo dục Đức tin cho người Kitô hữu.

 Sao Tím

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP