Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Quyền Bính và Sự Phục Vụ

(Tiếp theo và hết)

3. Một vài áp dụng cụ thể
Chúng ta cố gắng rút ra một vài áp dụng cụ thể cho đời sống kitô hữu của chúng ta hôm nay từ giáo huấn của Đức Giêsu và của thánh Phaolô. Tuy vắn gọn để khỏi bị lạc đề, nhưng làm sao để cho những kết quả có được từ những cố gắng của chúng ta không chỉ dừng lại là một mong ước đạo đức.

Thật ra chúng tôi bị cám dỗ nghĩ rằng, những lệnh truyền của Đức Giêsu liên quan đến quyền bính chắc chắn sẽ thật hữu ích để duy trì sự khiêm hạ nơi những người nắm quyền, nhưng nó sẽ là một công cụ tồi để thực hiện quyền bính cách hiệu quả; Cũng vậy, giáo huấn của thánh Phaolô về việc phục vụ cộng đoàn, rất quý báu để cổ võ sự tương trợ giữa các kitô hữu, những không đem lại nhiều soi sáng cho vấn đề được đặt ra cho Giáo Hội, đặc biệt là việc tổ chức đã tiến triển rất nhiều kể từ khi được khai sinh. Chúng ta phải trả lời thế nào đối với những chỉ trích để giữ lại được tính thời sự và thực tiễn của giáo huấn của Đức Giêsu và của thánh Phaolô?
Tôi không giảm thiểu yếu tố “nghịch lí” trong những câu trả lời của Đức Giêsu cho các tông đồ : Ước gì người điều hành tự đặt mình vào vị trí người phải tuân phục, người trước hết sẽ nên rốt hết. Tuy vậy, những giáo huấn này có một giá trị lớn lao nhắc chúng ta điều mà ngày nay ta thường hay quên đó là : mệnh lệnh trước hết là mối tương quan trực tiếp giữa những con người, và trong việc hành sự nó phải nhằm đến những cá nhân.
Thực tế, ngày nay, trong chính trị, kinh tế, thương mại, những tiến bộ kĩ thuật, văn phòng, kế hoạch, thế giới hoá thị trường nhằm mục đích nối dài dây chuyền truyền lệnh, và khoảng cách giữa nơi ra lệnh và nơi thực hiện ngày càng xa nhau. Đến nỗi những người thực hiện mệnh lệnh chỉ làm một việc là thoả mãn những bộ khung vô trách nhiệm, và bị chìm trong trong một kế hoạch chung. Chính kế hoạch này quyết định một cách vô danh, số phận của từng cá nhân con người.
Tin Mừng kêu gọi hãy đi ra khỏi lôgic phi nhân cách và phi nhân bản này, bằng việc coi mệnh lệnh như một hành vi mang tính tương quan. Trong mọi quyết định, dù chính trị hay kinh tế, không đơn giản chỉ có trật tự công cộng hay lợi ích thương mại, nhưng là những cá nhân cụ thể, bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi với những người có quyền quyết định.. Tất nhiên, những người quyết định chịu trách nhiệm về công ích nó vượt quá những lợi ích của một nhóm cá thể nào đó, nhưng những người này không thể được đối xử như phương tiện để đạt được mục đích cao hơn, đến nỗi cho phép hy sinh họ cho quyền lợi của một nhóm cá thể khác.
Khi Đức Giêsu mời gọi người bề trên hạ mình xuống địa vị người bề dưới, điều này cũng đồng nghĩa với việc nâng họ lên ngang địa vị của mình. Cũng cần phải hiểu thêm rằng, người ra lệnh phải quan tâm làm sáng tỏ cho những người thuộc quyền về lí do và mục đích cũng như đầu đuôi sự việc của quyết định, để họ có thể thực hiện mệnh lệnh trong sự hiểu biết, trong trách nhiệm, và trở nên thành phần của công ích nhằm tới trong quyết định này.
Khi nghe Đức Giêsu nói đến “những người rốt hết”, những kitô hữu tìm xem, trong xã hội chúng ta hôm nay, ai là những người được xếp vào nhóm này. Bởi vì trong những dự án chính trị kinh tế lớn, luôn luôn có những “người rốt hết”, những “người bị bỏ quên”, những người bị loại trừ hoặc bị hy sinh. Nếu chúng ta không muốn thấy họ, nếu chúng ta không muốn quan tâm đến những “người rốt hết”, thường là vì chúng ta muốn ở về phía những “người trước nhất” hoặc dưới sự bảo vệ của họ. Trong khi đó Tin Mừng đòi hỏi chúng ta không được đồng loã  cách mù quáng với trật tự sai lầm của thế gian, đồng loã với cách xét đoán của nó, nhưng nên chọn lựa lí thuyết của Thánh Phaolô. Không đơn giản chỉ là thương cảm cho những kẻ bị thua thiệt, nhưng chúng ta nhớ rằng, những người nô lệ cuối cùng cũng nổi dậy. Cũng không phải chỉ sợ điều này, nhưng để xây dựng thế giới này theo công lí của Nước trời, mời gọi “người rốt hết” vào vị trí những “người trước hết” Đó là một vài hệ quả rất cụ thể của giáo huấn của Đức Giêsu về quyền bính.
Điều này cũng áp dụng cho việc hành xử quyền  bính trong Giáo Hội, nơi mà dây chuyền mệnh lệnh rất xa và phức tạp so với lúc ban đầu, giống như trong xẽ hội dân sự vậy. Và một cách chết người, những người lãnh đạo trong Giáo Hội, lại xử sự, không theo mệnh lệnh của Đức Giêsu, mà theo hình mẫu của những vương quốc hùng mạnh của thế gian này. Có thể nên xác định một quyền bính trong Giáo Hội ít chuyên chế hơn, ít cứng ngắc hơn trong những giáo điều, chú trọng đến con người hơn, tự do hơn, tôn trọng hơn những hoàn cảnh con người, cởi mở hơn với xã hội và những vấn đề nó đặt ra.
Tuy nhiên tôi không muốn kết luận theo hướng này vì lí do đã được đề cập là, thánh Phaolô đã không cho chúng ta chất liệu để suy tư về quyền bính cũng như về sự phục vụ. Hơn nữa, giáo huấn của ngài coi việc tương trợ lẫn nhau như việc phục vụ thật sự Giáo Hội xem ra không giúp gì mấy cho tín hữu giáo dân ngày nay đối với việc xây dựng Giáo Hội hoàn toàn và chỉ dành cho hàng giáo phẩm và những thừa tác viên có chức thánh.
Trước tiên chúng ta phải thừa nhận rằng, luật Giáo Hội loại trừ những tín hữu “bình thường” ra khỏi những cơ quan có quyền quyết định và họ chỉ có thể phục vụ Giáo Hội trong khuôn khổ được triệu tập một cách rất hạn chế. Nhưng điều này vẫn để cho họ những khả năng hành động không phải là vô nghĩa, từ khi có sự khuyến khích của Công đồng Vatican II. Tiếp theo chúng ta hãy quan sát tình huống có thể tiến triển, trên phương diện luật, và nó đã trên đường thay đổi trên phương diện sự việc.
Một sự suy giảm đáng kể số tín hữu và các linh mục làm cho Giáo Hội ngày càng cần đến sự trợ giúp của giáo dân để duy trì sức sống và hoạt động, và phải dành cho họ một chỗ đứng cho phép trong những bộ phận quản trị trong Giáo Hội. Thông qua những khác biệt lớn lao, những tình huống hiện tại cho thấy một vài điều giống với thời đại của thánh Phaolô : Những cộng đoàn rải rác trong một môi trường vô tín hoặc lạnh nhạt với đức tin kitô giáo. Những cộng đoàn nhỏ bé này thường thiếu những tác viên có chức thánh, do đó sức sống của những cộng đoạn này tuỳ thuộc phần lớn vào sự năng động và sáng kiến của từng người trong cộng đoàn.
Chỉ từ gần nửa thế kỉ đây thôi, tình hình cũng giống như lúc khai sinh, những cộng đoàn này, không thể nói đến một tương lai xa vời, chỉ có thể tồn tại nhờ vào những nỗ lực chung của mọi thành viên để có thể trở thành Giáo Hội, để tạo ra một hình thức hiện diện mới trong xã hội đầy biến đổi này. Tuy không đưa ra một hình thức tổ chức như thế nào, nhưng rõ ràng, nỗ lực này nhằm xây dựng Giáo Hội phải được thực hiện theo cả hai hướng nội tại và ngoại tại. Một đàng, những không đoàn này sẽ sống động trong khuôn khổ nó không chỉ là nơi thờ phượng và cầu nguyện, mà còn là nơi sống rất người và là nơi chia sẻ huynh đệ. Mặt khác, nó chỉ có thể duy trì sự tồn tại của Giáo Hội trong thế giới với điều kiện là một cộng đoàn rộng mở với bên ngoài, quan tâm gieo rắc tinh thần Tin Mừng trong những thực tại trần thế nơi nó hiện diện.
Những quan sát này thích hợp để mang lại tính thời sự và hiệu quả cho giáo huấn của Đức Giêsu và của thánh Phaolô. Trong khi suy niệm điều này người kitô hữu tránh được sự cám dỗ của quyền lực, cám dỗ nắm lấy cũng như khước từ quyền bính, khi nó được đề nghị cho họ, tránh được cám dỗ thách thức và bất tuân quyền bính hoặc buông xuôi một cách lười biếng cho sự thống trị của quyền bính. Chiêm ngắm những hình mẫu Đức Giêsu nêu lên, người kitô hữu được củng cố trong thái độ phục vụ, mau mắn giúp tha nhân triển nở về nhân bản và phẩm giá. Lắng nghe những huấn dụ của thánh Phaolô, người kitô hữu cảm thấy được mời gọi đến một sự tự do tròn đầy trong Giáo Hội, đến sự tự do hiện hữu vì người khác “trong cùng một tinh thần và một cơ thể duy nhất”, cũng như được mời gọi sống sự tự do kitô giáo của mình trong việc phục vụ thế giới.

Thông Phán chuyển ngữ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP