Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Làm Cách Nào Để Khám Phá Những Lời Nói Dối ?

Ngöôøi dòch: Ngaøy Caù Thaùng Tö (April Fool’s Day) ñaõ qua ñi nhöng coù leõ ít nhieàu noù cuõng ñeå laïi cho chuùng ta moät chuùt kyû nieäm vui laãn buoàn; thaäm chí, ñoâi khi chuùng ta rôi vaøo tình theá “dôû khoùc dôû cöôøi”. Taát caû cuõng chæ vì nhöõng lôøi noùi doái, noùi chôi,.. hay laø mình noùi doùc ngöôøi khaùc maø hoï khoâng bieát, vaø hoï cuõng gaït mình maø mình cuõng khoâng bieát. Trong baøi naøy, xin môøi chuùng ta cuøng tham khaûo, moät chuùt cho vui, moät vaøi daáu hieäu cöû chæ thöôøng coù nôi moät ngöôøi noùi doùc ñeå “cöùu nhöõng baøn thua” trong cuoäc soáng thöôøng nhaät.
Những biểu lộ sau đây - thường được các cảnh sát và các chuyên viên an ninh dùng, sẽ cho bạn biết nếu như một người nào đó đang nói dối. Điều này rất hữu dụng cho các nhà giám đốc, các ông chủ và cho bất cứ ai dùng nó để phân biệt một lời nói thật với một lời nói dối nhằm có thể giúp bạn khỏi là một nạn nhân của một trò bịp bợm, gian lận và những mưu mẹo khác trong các tình huống thường nhật.
Khuyến cáo: đôi khi không biết thì hạnh phúc hơn; vì sau khi biết điều này, bạn có thể sẽ bị tổn thương khi kết luận rõ ràng rằng một người nào đó đang lừa dối bạn.
NHỮNG DẤU HIỆU CỦA LỜI NÓI DỐI
Ngôn ngữ cử chỉ của những lời nói dối
-         Cách biểu lộ nơi thân thể rất ít và kiểu cách, chỉ  có một vài cử động bàn tay và cánh tay. Cử động của bàn tay, cánh tay, chân thì hướng về chính thân thể của họ. Một người nói dối ít khi nào ngẩng mặt lên.
-         Một người mà đang nói dối bạn thì tránh tiếp xúc bằng ánh mắt.
-         Hai bàn tay vuốt mặt, cổ và miệng, gãi mũi hay dái tai của họ nhưng có lẽ cách thể hiện không giống như sờ ngực với một bàn tay mở rộng.
Những cử chỉ thuộc cảm xúc và sự tương phản
-         Thời gian của các cử chỉ thuộc cảm xúc và cảm xúc thì rất thất thường. Cảm xúc xuất hiện chậm nhưng đọng lại lâu hơn một cách bình thường và sau đó ngừng một cách thình lình.
-         Có một khoảng cách ngắn giữa các cử chỉ cảm xúc và lời nói. Ví dụ: một người nào đó nói “tôi thích nó lắm!” khi nhận một món quà, và rồi mỉm cười sau khi phát biểu như thế thay vì mỉm cười và phát biểu cùng một lúc.
-         Cũng vậy, cử chỉ và lời nói cũng không ăn khớp nhau chẳng hạn như lại có vết nhăn trên trán khi nói “Anh yêu em”.
-         Khi một người nào đó đang giả bộ biểu lộ cảm xúc (như vui mừng, ngạc nhiên, buồn, sợ,…) thì những biểu lộ bị giới hạn vào chuyển động của miệng thay vì chuyển động trên toàn khuôn mặt. Ví dụ, khi một người nào đó mỉm cười một cách tự nhiên, toàn bộ khuôn mặt của họ đều chuyển động: quai hàm chuyển động, mắt và trán nhíu lại.
Hỗ tương và đối ứng
-         Một người có lỗi (tội) thường trở nên phòng thủ; khi đó, người thật thà (vô tội) sẽ thường tiếp tục tấn công trong khi đối thoại.
-         Một người nói dối thì không thoải mái khi đối diện với người hỏi của và có thể hắn ta sẽ quay đầu hay người đi chỗ khác.
-         Một người nói dối có thể để một cách vô ý thức các vật dụng (sách, tách cà phê,…) giữa chính chúng với nhau và với bạn
Nơi ngữ cảnh từng từ và ý nghĩa của nó
-         Một người nói dối sẽ dùng những từ của bạn để trả lời cho câu hỏi. Chẳng hạn, khi được hỏi: “Cuối cùng cháu có ăn bánh ngọt không?”. Người nói dối trả lời: “Không, cuối cùng cháu đã không ăn bánh ngọt”.
-         Một câu trả lời ngắn gọn thì có vẻ là thành thật hơn: “Tôi đã không làm” thay vì “Tôi đã không làm điều đó”.
-         Những người nói dối đôi khi “giả vờ” bằng cách không đưa ra những câu trả lời trực tiếp. Họ hàm ý trong những câu trả lời thay vì từ chối điều gì đó một cách trực tiếp.
-         Một người có lỗi (tội) có thể nói nhanh hơn bình thường, thêm vào những chi tiết không cần thiết để thuyết phục bạn, họ cảm thấy lo lắng khi cuộc đối thoại tạm ngừng lại hay im lặng.
-         Một người nói dối có thể bỏ sót các đại từ và nói với một giọng đều đều trong khi đối thoại. Ngược lại, với một câu trả lời thành thật thì đại từ được nhấn mạnh nhiều như hoặc hơn những từ còn lại trong một câu trả lời.
-         Với một người nói dối, những lời nói có thể là lộn xộn và được nói nhẹ nhàng, không có câu cú và văn phạm gỉ cả. Nói chung là những câu trả lời của hắn ta sẽ có thể rất lộn xộn hơn là được nhấn mạnh.

Các dấu hiệu khác của lời nói dối
-         Nếu bạn cho rằng một người nào đó đang nói dối, bạn chuyển nhanh sang một đối tượng khác trong cuộc nói chuyện, người nói dối vui vẻ bắt kịp và trở nên bớt căng thẳng hơn.
-         Dùng tính hài hước hay mỉa mai để tránh nói về chủ đề đó.
Lưu ý: Rõ ràng là không phải khi một người nào đó biểu lộ một hoặc nhiều hơn trong những dấu hiệu này thì kết luận họ là một người nói dối nhưng những thái độ cư xử trên nên được so sánh với cử xử thái độ của một người bình thường vào bất cứ khi nào có thể.


Hình 1: Bị ép buộc hay gượng cười thì chỉ bao gồm các cơ xung quanh miệng là chuyển động.


Hình 2: (Cười tự nhiên). Các nhóm cơ trên mặt chuyển động một cách tự nhiên. Các cơ trên trán sẽ nhăn lại, hai gò má và cằm đều chuyển động, và mũi có thể nhúm lại. Cách dễ nhất để phát hiện ra một nụ cười thật là nhìn vào cặp mắt. Với nụ cười tự nhiên, cặp mắt trở nên “quyến rũ” và có thể tạo ra vết nhăn ở đuôi mắt. Chỉ một số nhỏ phần trăm của con người có có thể chuyển động một cách tự nhiên những cơ mắt này để giả tạo nên một nụ cười thật được như vậy.
                                                        
     Thanh Hoaøi
                                               (dòch töø www.blifaloo.com/info/lies)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP