Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Giêsu, Người Là Ai!?

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng, khi Chúa Giêsu Phục Sinh, Ngài đã hiện ra nhiều nơi và với nhiều người. Thế nhưng, đa phần không ai nhận ra Ngài, ngay cả các môn đệ thân tín, thậm chí ngay cả Maria Madalena, người phụ nữ đầy trực giác yêu thương cũng tưởng rằng  Chúa là “người làm vườn”.

Phi chăng Cha Gisu Phc Sinh đ mc ly mt gương mt mi, mt gương mt m cho đến hơm nay, xuyn sut dng lch s hơn hai ngn năm, con người vn luơn t hi: Gisu, Người l ai? Nht l đối vi nhng người tr, nhng người đang chp chng bước chn vo đời, nhng người đang c gng xoay s để tìm ra cho đời mình mt ý nghĩa, mt hướng đi, mt cch sng, thì cu hi đĩ li cng tr nn quan trng, cp bch v thiết thc hơn bao gi hết.
Vâng, Giêsu, Người là ai? Một câu hỏi tưởng chừng như rất dễ trả lời, đối với những ai đang sống trong niềm tin Kitô giáo. Thật vậy, chỉ cần mở cuốn sách Giáo lý Công giáo ra là chúng ta sẽ có ‘hàng tá’ câu trả lời về con người Giê-su; Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa, là Thiên Chúa làm người, có hai bản tính trong một ngôi vị, là người Do thái, con của bà Maria, sinh ra và lớn lên tại… vv.
Người ta có thể nói thao thao bất tuyệt về Ngài, về một Giê-su của lịch sử, một Giê-su của hai ngàn năm về trước, một Giê-su mà tưởng chừng như không còn dính dáng gì với cuộc sống của ngày hôm nay… Đó là điều mà giới trẻ ngày nay rất ‘dị ứng’ và gần như không còn muốn tin nữa. Họ thờ ơ với những gì mà họ không cảm nhận được từ chính trong cuộc sống của mình. Thật vậy, người trẻ hôm nay đang phải đối đầu với một thời đại của toàn cầu hoá, của sự bùng nổ công nghệ thông tin, của khoa học và phát triển, của đấu tranh và thử thách, của bấp bênh và biến động; một thời đại mà những giá trị siêu nhiên đang dần được thay thế bằng những giá trị tự nhiên; niềm tin và đức tin đang bị xói mòn bởi một triết lý thực dụng; một kiểu sống “mì ăn liền”. Tất cả những thứ đó đang dồn giới trẻ vào chân tường của sự trống vắng, cô đơn và bế tắc…
 Đứng trước một thời đại như thế, Giáo hội đã, đang và sẽ làm gì để giúp cho người trẻ giữ vững niềm tin vào một Thiên Chúa Tình Yêu, được thể hiện trọn vẹn nơi con người Đức Giê-su? Người trẻ hôm nay, họ cần có một Giê-su cụ thể, một Giê-su sống động, một Giê-su đang đồng hành với họ trong từng ngõ ngách của cuộc đời; một Giê-su cùng với họ chạy đôn chạy đáo để đi tìm việc làm, để kiếm kế sinh nhai; một Giê-su nâng đỡ bước chân não nề, buồn tẻ và thất vọng của họ, khi mà những cuộc phỏng vấn việc làm đều bị người ta từ chối, khi mà khả năng của họ không được xã hội nhìn nhận một cách công bằng... Họ cần một Giê-su mà họ tìm gặp được Ngài trong nơi thẳm sâu của lòng mình, và cảm thấy được Ngài nâng đỡ ủi an mỗi khi họ vấp phải những sai lầm, những đổ vỡ của tuổi vào đời.
Thánh Gioan tông đồ đã khẳng định rằng: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8), và vì yêu, Ngài đã làm người và đã cúi xuống tận cùng nỗi đau của phận người, “để yêu thương họ và yêu cho đến cùng”(Ga 13,1). Làm sao giới trẻ hôm ngày nay có thể cảm nhận được một Giê-su như thế, một Giê-su của tình yêu, một Giê-su giữa đời thường, một Giê-su mà đã từng nói với họ rằng: “Anh em là bằng hữu của Tôi”(Ga 15,14), khi mà hằng ngày, hằng tuần… họ chỉ gặp được Ngài, chỉ nghe nói về Ngài từ những bài giảng thuyết, hay từ những hình thức bên ngoài của Phụng vụ.
 Một Giê-su như thế sẽ trở nên xa lạ với người trẻ. Không phải là một Giêsu đã phục sinh của họ. Nơi cõi lòng của họ, họ khao khát gặp được một Đức Giê-su trong chính cuộc đời của mình, và trong chính những nỗi thăng trầm của cuộc sống. Họ cần có một Giê-su cùng với họ đương đầu với những khó khăn thử thách, cùng với họ chấp nhận những thất bại của tuổi trẻ, và nhất là một Giê-su trở nên người bạn thiết thân của họ, để khi vui cũng như lúc buồn, họ đều có thể chia sẻ với Người Bạn ấy nỗi lòng của mình một cách chân tình và cởi mở.
Ngày xưa, sau khi thánh Phêrô đã chối Thầy ba lần, thì ngài bắt gặp được ánh mắt của Chúa Giê-su, không phải là ánh mắt của căm thù và hờn trách, mà là ánh mắt của yêu thương, thông cảm, thứ tha và gọi mời. Và từ ánh mắt đó, thánh Phêrô đã thay đổi hẳn cuộc đời của mình, và đã trở nên vị lãnh đạo đầu tiên của Giáo hội. Ngày nay, giới trẻ, nhất là những người đang sống trong sa đọa, nghiện ngập và lạc lõng, họ cũng mong mỏi được nhìn thấy ánh mắt đó của Chúa Giê-su, ánh mắt của yêu thương và thông cảm nơi những người thân, nơi bạn bè và nhất là nơi những linh mục, tu sĩ là những người luôn phải có cái nhìn của Chúa Giêsu, luôn có đức ái của người mục tử. Nhờ đó, họ có cơ hội thay đổi đời mình, thay đổi cách sống và can đảm bắt đầu lại tất cả sau những đ vỡ của phận người. Và để họ tin rằng, Tình Yêu vẫn còn và luôn hiện hiện trong cuộc đời, cho dù đã bao lần cuộc đời từ chối và chà đạp lên niềm mơ ước của họ.
Giê-su, Người là ai? Đó là một câu hỏi đầy trăn trở và bức thiết, mà mỗi người chúng ta phải tự đặt ra cho chính mình, và cũng tự mình xoay sở đi tìm câu trả lời cho thỏa đáng. Cách riêng, những người lãnh đạo Dân Chúa, những người sống đời hiến dâng, những vị bề trên, và nhất những người có trách nhiệm đồng hành với giới trẻ, phải luôn có trái tim người mục tử nhân lành, để biết lắng nghe và thấu hiểu, để thông cảm và tha thứ. Đồng thời, phải sống và phải làm sao để cho người trẻ thấy được gương mặt của Giê-su tình yêu, Giê-su của hiền lành và khiêm nhường (Mt 11,29), Giê-su của hiến thân và phục vụ (Mt 20,28) đang hiện diện giữa lòng thế giới, và đang ôm ấp họ trong vòng tay yêu thương của Ngài.
 Phục sinh năm nay, xin cầu chúc cho mọi người, có cơ may tìm được câu trả lời quan trọng cho vận mệnh đời mình, do việc khám phá ra gương mặt của Chúa Giêsu, đang hiện diện với mình mọi nơi, mọi lúc và trong mọi người.

Anphong  Lê Quốc Dũng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP