Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Trở Về Nguồn

Để cung cấp thêm tư liệu cho những suy tư về căn tính và đoàn sủng của Dòng, Dựng Lều xin giới thiệu một số tài liệu liên quan đến lịch sử và các Đấng tổ phụ của Dòng. Những tài liệu này trích dịch từ những báo cáo thường niên của các vị thừa sai (MEP) ở Campuchia và từ Bản tin của Hội Thừa Sai Paris (MEP) vào những năm đầu thế kỉ 20, tức thời kì khai sinh của Dòng Thánh Gia

Cha Pianet
Henri Jules Pianet sinh ngày 25/08/1852 tại Domlans (Saint-claude, Jura). Nếu ta muốn biết nguồn gốc những khả năng và phẩm chất trí tuệ cũng như luân lí của ngài được biết đến trong suốt 33 năm tông đồ, thì ta sẽ thấy trước hết điều đó ở nơi cha mẹ của ngài. Cha ngài là một thầy giáo tài năng và mẫn cán trong việc giáo dục giới trẻ. Mẹ ngài trước kia là một bảo mẫu ở ký túc xá Dijon, thuộc gia đình kitô giáo đạo đức.
Mô côi cha mẹ từ nhỏ, từ rất sớm, Henri đã học được sự chịu cực khổ. Đây chính là dấu ấn đặc biệt trong đời sống tông đồ của ngài sau này.
Henri có một bản tính rất tế nhị, rất tình cảm, ngây thơ, thậm chí hơi ngây ngô nữa. Ngay từ nhỏ Henri tỏ ra hơi trầm tư, và gần như e thẹn. Không phải vì thiếu can đảm, nhưng có thể nói là người hay lo lắng sợ mình làm chưa tốt hoạc gây ưu phiền cho kẻ khác. Ngài được một bà ân nhân quảng đại và đạo hạnh cưu mang. Cũng chính nhờ bà mà cậu Henri được nhận vào trường Chartres, nơi mà cậu sống an bình trong nhiều năm dưới bóng của trung tâm Thánh Mẫu. Sự thờ kính Đức Maria cũng là điều ngài rất yêu mến trong suốt cuộc sống của mình. Ngài đến hoàn thành chương trình học tại tiểu chủng viện Saint-Chéron, nơi mà hồng y Pie, giám mục Poitiers cũng đã theo học. Một trong những cựu thầu gioáo ở tiểu chủng viện nói rằng "Ngài được nể trọng và yêu mến của mọi người".
Thụ phong linh mục năm 1876, đầu tiên ngài được sai đến phục vụ tại một họ đạo nhỏ bé ở Bauce, nơi mà đức tin và sự thực hành tôn giáo suy giảm trầm trọng. Người linh mục trẻ đau khổ rất nhiều trước sự lạnh nhạt gần như của các giáo dân. Rất thường khi chỉ có một mình ngài nơi nhà thờ cũng như nhà xứ.
Biết ngài có khả năng giảng dạy, đức giám mục địa phận Chartres gọi ngài về làm giáo sư tiểu chủng viện Saint-Chéron năm 1879. Ở đây ngài luôn chứng tỏ là một người có khả năng và mẫn cán, vừa là một đồng nghiệp tốt của các giáo sư, vừa là một người thầy mẫu mực cho các học trò.
Lúc đó, sự kiện một người bạn của ngài vào chủng viện Hội Thừa Sai, năm 1879, đối với ngài như một sự mạc khải về ơn gọi thực sự của ngài. Cho tới lúc đó, ngài chưa bao giờ nghĩ tới việc truyền giáo, và ngài cũng chưa hề bày tỏ điều đó với ai. Nhưng kể từ hôm đó, ngài đã quyết định, và 2 năm sau, đến phiên mình, ngài cũng tìm đến Rue du Bac (nhà Hội Truyền Giáo Paris), để ngày 02/08/1882, ngài lên đường sang Campuchia. Ngày ngài nhận bài sai, những người nge ngài nói không khỏi ngạc nhiên về cách diễn tả ngây ngô và vui sướng của ngài : "ĐếnCampuchia! Đúng rồi, đến Campuchia!" Đối với những việc tự nó là đơn giản, ngài thường làm ra vẻ như là một khám phá; nhưng lần này, ngài đã có một khám phá thật thú vị cho cuộc đời ngài. Ngài đã tìm thấy "con đường của ngài", mà ngài sẽ theo với một sự trung thành đáng nể phục!
Đến xứ truyền giáo, ngài được sai đến Banam ở với cha Combes để học tiếng Việt. Tháng 9 năm 1883, ngài đã có mặt tại Vĩnh Lợi để thử "bay với chính đôi cánh của mình". Nhưng ngài chỉ chính thức lãnh trách nhiệm coi sóc hạt này vào cuối năm đó. Ta có thể hình dung ngài đã chăm sóc con chiên của mình với nhiệt huyết như thế nào. Bước chân tông đồ của ngài không ngường nghỉ và không mệt mỏi. nói về sức khỏe của mình lúc bấy giờ, về sau ngài nói : "Đó là thời điểm tuyệt vời, tôi không sợ điều gì cả".
Cuộc khởi nghĩa năm 1885 làm rối tung hạnh phúc của ngài. Những băng nóm nổi dậy, hoành hành cướp bóc, tàn phá khắp vùng chúng đi qua. Nhưng chúng tấn công chủ yếu là các làng của người Kitô hữu. Sau khi cha Guyomard ở Soài Riêng bị giết hại và cộng đoàn kitô giáo ở Kompong Trabec bị đốt, cha Pianet tin rằng cần phải về Banam cố thủ. Ngài viết rằng : " chỉ trong vài giờ, một trại bất ngờ được dựng ngay ở đường vào làng và, ngày hôm sau, chúng tôi bị tấn công bởi một băng khoảng 300 người Campuchia. Chúng tôi có 25 cây súng và vài khẩu canon cũ để tự vệ. Nhưng chẳng ăn thua gì vì mỗi khẩu canon chỉ có một viên đạn duy nhất. Nhưng thông qua những điều bên ngoài đó, Chúa đã cứu chúng tôi. Quân nổi dậy được trang bị vũ khí hơn chúng tôi nhiều, đã bỏ đi dau khi đốt vài chục căn nhà trống bên ngoài cứ địa của chúng tôi. Về phía lương dân, họ nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để làm dịu bớt sự ghen ghét đối với đạo của chúng ta, vì thế họ đã phá huỷ 4 cộng đoàn của tôi dọc theo sông lớn."
Khi tình hình vừa lắng xuống, cha pianet trở lại Vĩnh Lợi ngay, dựng lại những gì đã bị đổ nát tại đây và những nơi bên cạnh. Có rất đông người trở lại đạo. Ngài đóng góp rất nhiều để phát triển cộng đoàn kitô hữu An Nhơn. Năm 1886, ngài lãnh trách nhiệm điều hành hạt Banam và ngài đã làm việc này suốt gần 30 năm. Cánh đồng truyền giáo mênh mông. Nhà truyền giáo đã làm với tất cả nhiệt huyết cho công việc này, tuy nhiên ngài bắt đầu gặp những thử thách. Ngài khám phá ra khi đang ở An Nhơn, trong một túp lều ẩm ướt, là mình mắc một chứng bệnh mà không xác định rõ được là bệnh gì, chỉ biết rằng ngài ngủ được rất ít. Tuy nhiên những đau đớn thể lí do bệnh tật gây ra không làm ngài khổ và cay đắng cho bằng sự ghen ghét và cách sống bất xứng của các quan chức người Pháp đối với ngài cũng như đối với những tân tòng của ngài. Thế nhưng những sự xỉ nhục ngài phải chịu trong những tình huống đau đớn không dập tắt được nhiệt huyết của ngài; nó cũng không làm ngài bị nhát đảm. Cộng đoàn Banam lấy lại sức bật mới dưới sự thúc đẩy mạnh mẽ của ngài; nhờ việc học hỏi giáo lí của giáo hội ở một cấp độ cao mà đức tin của các tân tòng được củng cố giữa những bách hại và các phiền nhiễu mà họ thường xuyên gặp phải.
Trong thâm tâm, cha Pianet vẫn coi mình như "linh mục của Notre-Dame de Chartres" (Đức Bà thành Chartres). Năm 1888, ngài đặt viên đá đầu tiên cho ngôi thánh đường rất đẹp dâng kính Đức Mẹ. Việc xây dựng ngôi thánh đường này được các linh mục, bạn bè và các ân nhân của ngài ở Pháp hết sức quan tâm, nhất là tại Chartres. Sự hài hoà thanh nhã trong tổng thể và sự hoàn hảo của các chi tiết của ngôi thánh đường kiểu gôtíc cho thấy tài năng kiến trúc của cha sở Banam. Điều này đã lôi kéo được các đồng nghiệp của ngài tiếp tay đóng góp. Lòng khao khát mãnh liệt phổ biến vinh quang Thiên Chúa và cấp bách phục vụ mọi người, trong một đất nước như Capuchia, nơi chen chúc những ngôi chùa lấp lánh, làm cho ngài trở thành giống như một kiến trúc sư truyền giáo. Thực tế, ngài đã có công xây cất các nhà thờ Sa đéc, Sóc Trăng, Cần Thơ, Battambang, Phnompenh và Xóm Biển.
(Còn tiếp)
Thông Phán trích dịch

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP