Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Biến đổi là quá khó



Chúng ta đang sống trong mùa Phục Sinh theo lịch phụng vụ của Giáo hội. Lắng nghe các bài đọc kinh thánh trong mùa này chúng ta nhận thấy sức mạnh việc Chúa Phục Sinh thật là “kinh khủng”. Các tông đồ khi Chúa chịu tử nạn và chịu chết trên thánh giá các ông đã phải trốn tránh không dám ra ngoài. Lúc này những tin tức liên lạc từ bên ngoài phải nhờ vào những chị em phụ nữ thông tri cho. Sau khi được bà Maria Mác-đa-la báo tin Chúa đã sống, hai tông đồ Phêrô và Gioan đã ra xem mộ hai ông đã thấy và tin Chúa đã sống lại thât.
Còn với những môn đệ khác sau những lần Chúa hiện đến giữa các ông, các ông đã tin. Chỉ 50 ngày sau đó các ông đã thay đổi 180 độ. Từ những con người nhát đảm trốn tránh người Do thái đã trở thành những con người can đảm mạnh mẽ ra đi rao giảng về Chúa Ki tô Phục Sinh. Chúng ta sẽ chẳng thấy có sự khác biệt lớn so với sinh hoạt bên ngoài của các ông. Trước lúc Chúa Phục Sinh, Chúa luôn hiện diện bên cạnh các ông trong hành trình rao giảng Nước Thiên Chúa. Sau khi Phục Sinh Chúa vẫn hiện diện với các ông qua những lần hiện ra cùng ăng uống với các ông. Vậy tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy nơi các ông sau 50 ngày Chúa sống lại. Các ông đã hoạt động công khai rao giảng Đức Kitô Phục Sinh và đã có nhiều ngàn người tin và chịu phép rửa nhân danh Đức Kitô. Không gì có thể lý giải ngoài chuyện là Đức Kitô đã sống lại vinh hiển. Chính thánh Phaolô tông đồ đã nói: “Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô đã không trỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.” (1Cr 15, 13-14) Đúng vậy, chúng ta có thể nhận ra chỉ có sự khác biệt xảy ra với các môn đệ lúc trước và sau cái chết của Chúa Giêsu đó là sự Phục Sinh của Chúa mới giúp các ông thay đổi mạnh mẽ như thế. Chúa cũng hứa với các ông là Chúa sẽ ở cùng các ông mọi ngày cho đến tận thế. Nhưng có lẽ sự hiện diện của Chúa chỉ làm cho các ông không còn sợ hãi, còn sự Phục Sinh của Chúa mới làm cho các ông mạnh mẽ can đảm để rao giảng về Chúa. Chúa đã sống lại và hiện ra với các ông. Các ông đã thấy và đã tin. Đúng như thánh Phaolô nói lửa thử vàng gian nan thử đức tin. Dù biết rằng việc rao giảng về Đức Kitô các ông có thể bị bắt và giết chết bất kỳ lúc nào nhưng niềm tin vào sự Phục Sinh đã giúp các ông không lùi bước trước biết bao nhiêu là thử thách cho dù đó là cái chết.
Tinh thần của các tông đồ sau Chúa Phục Sinh còn được gọi là tinh thần của con người mới. Mà mỗi người Kitô hữu có được trong ngày lãnh nhận bí tích rửa tội. Chúng ta cũng gặp Chúa mỗi lần khi tham dự thánh lễ và gặp Chúa qua những người anh em xung quanh. Chúng ta cũng chứng kiến bao nhiêu phép lạ của Chúa trong đời của mình và những phép lạ đã và đang xảy ra xung quanh. Nhưng rồi biết bao nhiêu lần chúng ta gặp Chúa hứa với Chúa sẽ thay đổi nhưng rồi đâu lại vào đó. Chắc hẳn rằng ai cũng mong muốn mình thay đổi và mong những người xung quanh sẽ thay đổi thành người tốt, là chứng nhân đắc lực của Chúa Kitô như các tông đồ xưa, nhưng thực tế là sự thay đổi, này rất khó và không dễ làm được. Điều chúng ta có thể làm được là nhận ra sự yếu đuối sự kém cỏi của mình và xin Chúa biến đổi. Trong đời sống thường ngày cũng vậy, chắc hẳn ta cũng gặp những xung khắc trong gia đình như vợ chồng với nhau và cha mẹ với con cái, khu xóm láng giềng với nhau, những người trong cộng đoàn với nhau. Sống chung với nhau xảy ra những mâu thuẫn hiểu lầm nhiều khi không thể hàn gắn. Sau những biến cố như vậy chúng ta thường mong muốn chính mình và những người đó sẽ biến đổi và thành những người tốt hoàn toàn, nhưng sau một thời gian ta thấy ai cũng vậy chẳng có gì thay đổi. Vậy là chúng ta không trở thành con người mới như Chúa mong muốn qua những bí tích và ân sủng chúng ta lãnh nhận từ Chúa chăng? Đổi mới hoàn toàn thì khó, nhưng có lẽ thấy được sự hữu hạn của mình để xin Chúa biến đổi, đồng thời biết thông cảm và chia sẻ với những thiếu sót của những người xung quanh là việc cần với chúng ta hơn.
Nói tóm lại chúng ta biết nhận ra sự yếu đuối và thiếu sót của mình và để cuộc đời của mình cho Chúa hướng dẫn và chạy đến cậy dựa vào Chúa, thì dễ hơn là tự thay đổi chính mình. Chuyện kể rằng có một vị tu sĩ lúc trẻ ông mong sau này đi tu mình sẽ biến đổi quê hương của mình, nhưng 30 năm sau ông thấy mình chưa làm được gì hết, lúc này ông nghĩ mình sẽ biến đổi tu viện của mình, nhưng khi đã 50 tuổi ông thấy mình vẫn không làm được gì cho tu viện hết. Lúc này này ông nghĩ mình sẽ biến đổi chính mình thành người tu sĩ tốt nhưng khi 70 tuổi xét lại ông thấy mình còn đầy những yếu đuối và tội lỗi. Ông suy gẫm và nghiệm ra một điều khi muốn biến đổi mọi người không gì khác là phải biến đổi chính mình. Khi đã biến đổi mình rồi, mình mới nhận ra được sự thay đổi của những người xung quanh. Và ông chỉ còn biết cầu xin Chúa cho con biết nhận ra con người thật của mình và con xin phó thác trong tay Chúa. Như vậy, biến đổi là quá khó vậy chúng ta chẳng còn cách nào khác là chạy đến với Chúa để cậy nhờ vào Chúa là phương cách dễ hơn rất nhiều nếu muốn sống tinh thần con người mới trong Đức Kitô Phục Sinh.

Bart khánh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP