Tri-Guṇas: Có nghĩa đen là ba tao giây hay sợi giây bện. Nó có nghĩa bóng (trừu
tượng triết học) là sự chia chẽ (subdivision), hình thái (species), phẩm tính (quality), hoặc là một nguyên lý hay một khuynh
hướng. Như vậy, Tri-Guṇas là ba thành
phần kết cấu nên nguyên lý vật chất. Đấy chính ba khả năng biến hoá của bản thể, quyết
định dòng sanh tử.
Trong triết học Số Luận, ba guṇas ba được xem là ba hình thái phương tiện chính yếu được sử
dụng như là các nguyên lý vận hành hay là các khuynh hướng của bản thể vũ trụ (prakṛti)
được gọi là Sattva guṇa (trong
sạch), Rajas guṇa (hành hoạt) và Tamas guṇa (trì độn, vô minh). Ba guṇa căn bản
này nói chung được chấp nhận để được nối kết với ý nghĩa về sự sáng tạo (satva), bảo tồn (rajas) và hoại diệt (tamas). Toàn bộ sự sáng tạo và quá trình tiến hoá
(tri thức và thể chất) được khai triển thông qua ba gunas này.
Về bản chất, tự thân Guṇa không hoạt động trong chính nó. Ví dụ, Sattva guṇa là khuynh hướng nhắm đến sự tinh
khiết, thanh tịnh, nhưng lại không tinh khiết, trong sạch trong tự thân nó.
Tương tự như thế, Rajas guṇa là nguồn năng lực có khuynh hướng tạo ra hành động nhưng lại
không hành động trong chính nó. Mỗi một trong ba guṇa luôn có mặt hỗ tương trong mỗi phần
tử sáng tạo và sự biến đổi trong trạng thái cân bằng biểu hiện ra tất cả sự
biến đổi trong sáng tạo bao gồm vật chất, tâm thức, cơ thể và tinh thần.
Tất cả mọi sáng tạo đều được thực thi bởi một sự cân bằng
được tích hợp của ba năng lực này. Đối với sự sáng tạo trong tiến trình, mỗi
một giai đoạn mới cần một nguồn lực để duy trì nó và năng lực khác để phát
triển nó trở thành một giai đoạn mới. Nguồn năng lực tác động giúp cho sự phát
triển của tiến
trình đi vào một giai đoạn mới gọi là Sato
guna trong khi đó Tamo guna lại
là năng lực kiểm định và làm chậm lại tiến trình giúp cho sự sáng tạo duy trì
trong trạng thái đang thực sự hiện hữu để nó có thể hình thành được căn bản cho
giai đoạn tiếp theo.
Sattva: Có nghĩa gốc là hiện hữu, tồn tại, thực thể, được dịch với
ý nghĩa sự cân bằng, trật tự hay tinh anh, trong sáng, thanh khiết. Đây là phẩm
tính cao cả nhất trong ba Gunas. Điều này muốn ngụ ý rằng những khía cạnh của
sự sáng tạo với phẩm tính trong sáng, thanh khiết có được những đặc tính thăng
hoa. Nó chỉ đến sự thanh thản, quân bình, và tinh thần hiền hoà. Trên phương
diện tâm lý, guna này là nhân tố sinh ra nguồn hạnh phúc, hỷ lạc.
Rajas: Có nghĩa gốc là bầu không khí, khoảng không gian bầu trời,
được dịch là sự bảo lưu, bảo tồn hoặc thuyết năng động (dynamism). Rajas được hiểu là loạn động tính. Nó
được thể hiện ở Prakṛti dưới hình
thức hoạt động, khát vọng, ham muốn, sôi nổi và nhiệt huyết hiếu động. Tác dụng
này của Rajas chính là sức mạnh để trấn áp và
hoá giải tính chất của Tamas (trì độn, vô minh), nguyên nhân của mọi khổ
não.
Tamas: Có nghĩa gốc là sự tăm tối, tình trạng mời mịt
(obscurity), được dịch là tình trạng thiếu hoạt động, sự trì trệ (too inactive,
inertia) hoặc là sự phủ định, cự tuyệt (negative), tình trạng hôn mê, đần độn
hay chậm chạp. Nó luôn luôn được nối kết với tính cách của sự tối tăm, ảo
tưởng, hay vô minh. Một đặc tính Tamas
cũng có thể liên hệ đến bất kỳ điều gì có tính huỷ hoại. Bản chất của Tamo guna là trì hoãn tiến trình phát
triển (trí thức hay thể chất). Tamas đại diện cho những khuynh hướng sức mạnh ngấm ngầm và trì
trệ của tự nhiên, biểu hiện dưới hình thái thiếu trí tuệ và si ám.
Gunas
được gọi là năng lực là sức mạnh nằm trong mọi vật, nội tại hay ngoại tại, vật
lý hay tinh thần. Nếu như ta xét trong một ngày thi Sattva được coi như là sáng
sớm, Rajas như là ban ngày và Tamas như là chiều tối. Nếu xét trong một năm thì
Sattva là mùa xuân, Rajas như là mùa hạ và thu còn Tamas như là mùa đông. Nếu
xét về tình trạng thì Sattva là tình trạng liên kết, Rajas là tình trạng duy
trì và Tamas là tình trạng phân rã. Nếu xét về thời gian thì Sattva là quá khứ,
Rajas là hiện tại và Tamas là vị lai.
Trong
con người gunas được thể hiện:
-
Sattva đó là sự tinh khiết, an tĩnh,
nắm giữ sự quân bình cho nên suy tư nhiều, nghiêng về chiêm niệm nhiều hơn.
-
Rajas đó là dục vọng, hoạt động, vận
động nghiêng nhiều về những hoạt động trần thế.
-
Tamas đó là nọa tính, trì trệ, ươn
lười, chán chường, uể oải, sợ sệt thường hay ảo tưởng, không suy xét đúng đắn.
Thân
xác vật lý của con người là biểu hiện đơn thuần của các gunas. Chính Ý thức
(Purusha) mới khuấy động tình trạng quân bình của Prakriti, khiến các gunas tác
động lẫn nhau và biểu hiện ra bên ngoài. Các gunas luôn thay đổi và biến chuyển
thành tình trạng không thống nhất hay thống nhất trong tính cách. Tùy vào sự
nổi trội của gunas nào mà có người thì nghiêng về chiêm niêm, hoạt động hay ươn
lười.
(Trích và viết lại từ giáo trình triết Ấn)
thachluumoc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét