Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Khát Vọng


Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những khát vọng riêng cho mình, tự bản chất trong mỗi con người, không ít thì nhiều đều muốn thu vén về cho mình, tìm hạnh phúc cho riêng mình. Mỗi người đều có cuộc sống với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng cho dù có đầy đủ cái ăn, cái mặc, đầy đủ những phương tiện vật chất… thế nhưng con người vẫn chưa cảm thấy đầy đủ, tự trong đáy sâu tâm hồn mỗi người luôn cảm thấy thiếu hụt cái gì đó, thật khó có thể diễn tả hết được.
Ngay từ thủa ban đầu khi tạo dựng, Thiên Chúa đã gieo nỗi khát vọng khôn nguôi vào tận đáy sâu tâm hồn mỗi người:
“Hai tay cầu Chúa giơ lên
Hồn con khát Chúa như miền đất khô.”
Con người được tạo nên với sự cao quí vì được mang hình ảnh Thiên Chúa, nhưng phải chăng đó cũng là nỗi khổ tâm của con người. Bởi trong thực tế, những khao khát, những khát vọng luôn theo sát con người, con người tưởng có thể khống chế được mọi khát vọng nhưng chúng vẫn xuất hiện, chúng luôn đi trước con người và con người cứ mãi đuổi theo đến kiệt sức mà chẳng bao giờ theo kịp.
Khát vọng là những tiếng “rên siết” trong lòng nơi sâu thẳm nhất của con người: “cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở” (Rm 8,22). Khát vọng đã được in sâu vào tận đáy lòng mỗi người, nhưng con người thường hay tìm cách chạy trốn, tìm cách khỏa lấp những khát vọng, thỏa lấp những tiếng “rên siết” của lòng mình. Con người luôn lo sợ, luôn e ngại những phiền toái, những đau đớn. Con người luôn ngại phải đối diện với những thực tế, với giây phút hiện tại, chỉ muốn quên đi những quá khứ, chỉ muốn hướng về tương lai để khỏi phải nghe những tiếng “rên siết” khi phải đối diện với chính mình.
Tội tự hỏi tôi phải làm gì đây? Ai sẽ giải thoát tôi khỏi những cực hình của chính mình đây?
“Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi
Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn.”
Trong Thiên Chúa những nỗi khát vọng, những tiếng “rên siết”, những điều khắc khoải là những lời cầu nguyện tha thiết và thành khẩn nhất. Trong Thiên Chúa ta không còn phải lo sợ, phải khỏa lấp, đè nén, trốn chạy… những nỗi khát vọng, những tiếng “rên siết” nữa. Bởi vì, đó chính là tiếng của Thánh Thần đang vang dội trong lòng ta: “Thần khí giúp đỡ ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả” (Rm 8,26).
Chỉ khi con người đến với Thiên Chúa con người mới có thể thỏa mãn được những khát vọng, những tiếng “rên siết” của lòng mình: “Ai khát hãy đến với tôi mà uống” (Ga 7,37); “Đến cả đi, hỡi những ai đang khát, nước đã sẵn đây. Dầu không  có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng, đến mua rượu và sữa, không phải trả đồng nào” (Is 55,1). Hãy đến với Thiên Chúa, đến chỗ sâu nhất của cõi lòng: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5,4). Hãy đi đến miền đất lạ, đến chỗ nước sâu, đến nơi sâu nhất trong tâm hồn, ở đó con người sẽ nhận thấy những giới hạn, những bế tắc, những tội lỗi…hãy đi đến chỗ sâu nhất để nhận ra con người thật của mình.
“Ôi lạy Chúa, con thấy mình đói lả
Chỉ có Ngài làm no thỏa được thôi
Tội lỗi xưa con hối hận lắm rồi,
Chỉ ao ước trở nên người đức hạnh.”
Đến với Chúa là khát vọng để con người tập bước ra khỏi chính mình, tập làm quen với con đường mới, bước ra khỏi con đường mình thân quen, dám đối diện với chính mình, với cái tôi của mình để rồi mỗi ngày ta trở nên ngoan hiền dễ thương hơn. Biết bỏ mình là biết yêu mình như Chúa đã yêu: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mc 8,34). Chấp nhận theo Chúa là chấp nhận vác khổ giá, chấp nhận theo gót  Đức Giêsu. Chấp nhận theo Chúa là khát vọng đi vào cuộc sống phiêu lưu, mạo hiểm, chấp nhận rời bỏ cuộc sống an toàn, dám mở toang cánh cửa tâm hồn, mở toang cánh cửa nhỏ bé đóng kín của lòng mình. Chấp nhận theo Chúa là biết đến gặp Thiên Chúa và đón nhận bước chân của Thiên Chúa đến tìm gặp con người.
“Trưa hôm ấy chịu khổ hình thập tự
Chúa kêu rằng: “Khát nước”, thảm sầu thay!
Xin cho con ca tụng Chúa giờ này
Biết khát vọng ơn Ngài công chính hóa.”
V
Bernard

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP