Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

QUY LUẬT THĂNG TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN


(Ở đây tôi chỉ đề cập phía cạnh của một tổ chức hoặc cộng đoàn)

Những điểm then chốt:
1/ Mối quan hệ.
2/ Gặp gỡ.
3/ Thông tin rõ ràng.
4/ Nắm bắt những ý tưởng chung.
5/ Gây uy tín là hàng đầu.
6/ Cần hợp tác để phát triển mang tính vi mô và vĩ mô.
7/ Đề cao tính tập thể.
8/ Khôn ngoan trong tiên đoán và quyết đoán.
9/ Cần học hỏi kinh nghiệm.
Xin được phân tích như sau:
1 - Mối quan hệ bằng đối thoại với cá nhân hoặc tập thể: Người lãnh đạo cần có sự gặp gỡ từng cá nhân, đặc biệt nơi những con người cá biệt, khi gặp gỡ không nên có những nghi kỵ, tránh tranh luận, và cần biết lắng nghe. Đối Với cộng đoàn, người lãnh đạo nên đặt ra những thao thức, biết lắng nghe ý chung, tìm ra phương hướng tốt nhất để khích lệ phát huy tính tập thể, và đây là điểm then chốt, để người lãnh đạo tạo uy tín trong quyết định và hành xử, như vậy cộng đoàn sẽ phát triển và tính tập thể sẽ được đề cao và phát huy.
2- Gặp gỡ: Gặp gỡ không thể thiếu trong mối quan hệ với đồng loại, đặc biệt nơi người lãnh đạo: gặp gỡ để tìm hiểu, thông cảm và xây dựng. Không thể giải quyết một vấn đề dù là thật nhỏ nếu không có sự gặp gỡ. Có gặp mới thấy được thực trạng thế nào và định hướng cho một phương cách tốt nhất, có gặp mới nghe được những thông tin cần thiết, có gặp mới biết đâu là điểm yếu đâu là điểm mạnh, và có gặp mới biết cần phải làm gì. Một con người bình thường, nếu ít gặp gỡ trao đổi cho nhau những câu chuyện bình thường, họ đã bị mang tiếng là người khép kín, huống chi làm người lãnh đạo. Kinh nghiệm thời bao cấp dân rất khổ, nay mở cửa dân sống được.
3 – Thông tin phải rõ ràng và chân thực: Sự cố bị cắt thông tin nơi Đức Tổng GMHN đã làm cho nhiều người ngộ nhận và Ngài bị lên án, cho đến khi thông tin được rõ ràng, những người hiểu ra đã thêm lòng tin hơn.Tính rõ ràng và chân thực trong thông tin cực kỳ quan trọng, một nhà lãnh đạo có nhiều lời hứa qua phát biểu, nếu không thực hiện được những lời hứa đó, tự họ đã làm mất đi niềm tin và uy tín, từ đó khó có thể điều hành được những công việc theo định hướng của mình, và dù có làm được họ cũng bị nghi ngờ.
4 –  Nắm bắt những ý tưởng chung: người lãnh đạo cần có một cuốn sổ riêng để ghi tất cả những ý kiến chung của từng cá nhân, từ những ý tưởng riêng, ý kiến chung, họ có thể xây dựng nên một khuôn mẫu để định hướng cho một tương lai khi họ còn đương nhiệm. Ý tưởng chung rất cần thiết, nhà nước thường nói “lấy dân làm gốc”. Đúng vậy, nếu không họ sẽ bị rơi vào một con người độc đoán.
5 – Tạo uy tín: ông bà có câu “vạn sự khởi đầu nan”, đầu mà không xuôi, đuôi không thể lọt. Người lãnh đạo phải tạo uy tín mình truớc đã, lúc đó mới có thể điều hành thành công và đạt hiệu quả tốt. Tạo uy tín bằng nhiều cách khác nhau như: trung thực với chính mình, can đảm trong những biến cố, quyết định khi cần thiết, lời nói đi đôi với việc làm, mạnh dạn trước đám đông, khiêm nhường nhưng không câu lệ, có lòng đạo đức tương đối… Khi đã có những đức tính cần thiết đó, họ sẽ thành công trong điều hành và quyết đoán.
6 –  Hợp tác: Ông bà có câu “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Hợp tác trong bộ phận, trong chi đoàn và trong cộng đoàn. Để hợp tác được không phải là chuyện dễ dàng, đòi mỗi con người phải biết quên mình, biết hy sinh nhất là nơi người lãnh đạo. Tính hợp tác sẽ đem đến những hiệu quả cao hơn, chuẩn hơn và thành công hơn.
7 – Khôn ngoan: Trong Cựu Ước, vua Salomon không xin Thiên Chúa điều gì ngoài sự khôn ngoan. Chính khôn ngoan vua thánh Salomon đã nhận ra ý muốn của Thiên Chúa, và trong triều đại của ngài đã hoàn thành được sứ mạng Thiên Chúa trao ban. Cuộc đời con người nhất là người lãnh đạo, cần phải xin ơn khôn ngoan, vì chung quanh có biết bao những cạm bẫy kẻ thù, thật, giả khó nhận ra. Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ “khôn ngoan như con rắn, nhưng phải hiền lành như chim bồ câu”. Khôn ngoan giúp ta tiên đoán và quyết đoán chuẩn mực.
8 - Đề cao tính tập thể: Tập thể là sức mạnh; không một nhạc sĩ nào nổi tiếng khi không có ca sĩ giỏi trình bày tác phẩm của mình, không nhà kiến trúc nào thành công nếu như không có những kỹ sư xây dựng và một đội ngũ thợ tài giỏi, cũng không thể có một  nhà văn nào nổi tiếng khi không có nhũng độc giả tham gia và càng không thể có nhà lãnh đạo tài ba khi mà những thành viên của họ dửng dưng trước những lời kêu gọi. Tóm lại nếu người lãnh đạo biết đề cao tính tập thể, họ sẽ tìm được những nhân tài cộng tác để thành công mục đích của mình.
9 – Kinh nghiệm: Nếu sau mỗi việc là một lần rút kinh nghiệm thì làm sao có thể trưởng thành khi việc đó không thành công. Nếu trong kinh tế mỗi lần là một kinh nghiệm, thì sẽ dẫn đến phá sản. Nhưng điều quan trọng là rút kinh nghiệm để lần sau tốt hơn, đạt hơn việc đã làm trước đó ta đã làm, có vậy mới đứng vững trong mọi phía cạnh, đặc biệt nơi người lãnh đạo, họ sẽ bớt đi nhiều chi phí cả công lẫn tư  cho việc điều hành trong chức vụ của mình.
9 điều trên đây chỉ là một khoảnh khắc suy tư xin được chia sẻ.

Louis Gonzaga  Phạm Thế Nhung

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP