Với cái nhìn của
người mới bước vào con đường học triết học tôi xin mạn phép chia sẽ
những thao thức, những suy tư về vai trò của triết học trong văn hoá
hiện đại. Để hiểu vấn đề này, trước tiên ta tìm hiểu về vấn đề
của cuộc khủng hoảng văn hoá hiện đại. Kế đến, ta sẽ so sánh khoa
học và sự khôn ngoan. Để từ đây ta thấy được vai trò cũng như vị trí
của triết học trong thời đại ngày nay. Trong bài viết này tôi sử dụng
cuốn “Triết học nhập môn” của cha Guy. Nguyễn Hồng Giáo làm tài liệu
tham khảo.
1. Cuộc khủng
hoảng văn hoá hiện đại.
Trong thời đại chúng
ta, khoa học kỹ thuật đã đạt được những thành quả lẫy lừng và đã
thay đổi sâu xa đời sống và cách suy nghĩ của con người. Ta thường
nghe nói xã hội bây giờ là xã hội văn minh, điều này có thực sự
đúng hay không? Một nền văn minh, tự nền tảng, là một toàn thể những
ý tưởng và lý tưởng cho con người sống theo. Chúng được mặc định trong
những quy tắc đời sống và những cơ chế, chúng tạo thành một trật
tự hài hoà, mang lại cho đời sống tính thống nhất và ý nghĩa.
Cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật ngày nay (chẳng hạn trong phạm vi các phương tiện truyền
thông và trong di truyền học) đã làm xáo trộn trật tự trên. Những lý
tưởng, những giá trị căn bản của xã hội đã bị nghi ngờ hoặc bị
chối bỏ. Ví dụ nền tảng gia đình. Xã hội hiện đại là một xã hội
có khuynh hướng đề cao tự do cá nhân đến mức gần như là phóng túng
vì thiếu viễn tượng, thiếu phương hướng, là một xã hội loại trừ
Thiên Chúa, và vì thế cũng đánh mất ý thức về con người; là một
xã hội nhiều khi quảng đại nhưng cũng nhiều mâu thuẫn và bạo lực,
chứa chất cùng một nền văn hoá sự sống và sự chết (xem Hiến Chế
Vui Mừng và Hy Vọng, các số 4-8).
Trong nền văn hoá
hiện nay, có thể nói: thế giới hiện đại đang trải qua một cuộc
khủng hoảng văn hoá, thiết yếu là cuộc khủng hoảng về các giá trị,
sự đánh mất ý nghĩa cho cuộc sống và hoạt động của con người. Hậu
quả là con người sinh ra hoang mang, lo âu, bất ổn trong khi vẫn có lý
do để mà hy vọng.
2. Khoa học và
sự khôn ngoan
Ngày nay, chúng ta
thấy rằng kiến thức khoa học không thể nào thiếu trong cuộc sống
thường ngày (với khẩu hiệu: tri thức là sức mạnh). Nhưng ta cũng cần
có sự khôn ngoan để sử dụng và làm chủ sức mạnh đó cho hạnh phúc
của con người.
Công đồng Vatican II
nhận định:
“Trước sự tiến hoá
ngày nay của thế giới, càng ngày càng có nhiều người hoặc đặt vấn
đề hoặc nhận thức một cách sâu sắc mới mẻ về những vấn đề hết
sức căn bản như: con người là gì? Đâu là ý nghĩa của đau khổ, sự
dữ, cái chết? Sao chúng còn tiếp tục tồn tại mặc dù đã có bao
nhiêu tiến bộ? Bao chiến thắng đạt được với một giá đắt ấy có ích
gì? Con người có thể đem lại gì cho xã hội ? Cái gì sẽ tiếp theo
sau cuộc sống trần gian này ?.
Giáo hội tin rằng
Chúa Ki tô đã chết và đã sống lại cho mọi người. Vì thế, qua Thánh
Thần của người, Người ban cho con người ánh sáng và sức mạnh để con
người có thể đáp lại thiên chức cao cả của mình. Giáo Hội cũng tin
rằng dưới bầu trời này chẳng còn danh hiệu nào khác được ban cho
loài người để loài người phải nhờ đó mà được cứu rỗi. Cũng thế,
Giáo Hội tin rằng đầu mối, trung tâm và cùng đích của toàn thể lịch
sử nhân loại đều ở trong Đức Ki tô là Chúa và là Thầy của Giáo
Hội. Hơn nữa, Giáo Hội còn xác nhận rằng qua mọi thay đổi vì nền
tảng cuối cùng của những điều không thay đổi này là Chúa Ki tô, Hình
Ảnh của Thiên Chúa vô hình, Trưởng Tử giữa mọi loài thụ sinh, Công
Đồng muốn nói với mọi người để làm sáng tỏ mầu nhiệm về con người
và cùng nhau tìm giải đáp cho những vấn đế chính yếu của thời đại
chúng ta. (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 10).
Như đã nói trên đây,
chính các tiến bộ của khoa học kỹ thuật đáng lý phải phục vụ con
người thì lắm lúc lại quay ra đe doạ con người.
Đặc biệt cuộc cách
mạng di truyền học đã mở ra những viễn tưởng chóng mặt. Năm 1978 đứa
bé đầu tiên được thụ tinh trong ống nghiệm đã ra đời, tên là Louisa
Brown. Từ đó cho đến nay không biết bao nhiêu em bé đã ra đời theo
phương pháp này. Ngày 11-9-2003, đứa bé thứ 1000 ra đời tại Bệnh viện
Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, nhờ thụ tinh trong ống nghiệm. Từ Dũ
hiện là Bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á áp dụng phương pháp này.
Với những kỹ thuật
mới của di truyền học, người ta có thể chọn phái tính cho trẻ em sẽ
ra đời, loại bỏ những đứa mà cha mẹ chúng cho là “không thể chấp
nhận”. Đứa bé, ra đời được phó
mặc cho trách nhiệm của cha me và xã hội, như lấy ví dụ trường hợp
của đứa bé có hai ngươi mẹ sinh học, người cho trứng và người mang
thai. Điều này tạo ra nhưng cảnh rối ren cho việc thi hành trách nhiệm
đối với đứa trẻ.
Sẽ ra sao những khái
niệm đạo đức và luật pháp như nhân vị, sự sống, sự chết hoặc làm
cha làm mẹ? Đâu là những quyền lợi của đứa bé mà khoa học sẽ “tạo”
ra?
Trước những vấn đề
mới đang được đặt ra, điều đáng chú ý là các nhà khoa học và kỹ
thuật cảm thấy bối rối và quay sang hỏi các nhà khoa học nhân văn,
nhất là triết học và đạo đức học.
Triết học luôn cần
thiết, con người ngày nay khao khát sự “khôn ngoan” không kém gì con
người ngày xưa. Tuy nhiên các điều kiện của đời sống hiện đại, vốn
hoàn toàn trái ngược với thái độ và cứu cánh của suy tư triết học
càng làm cho nó thêm cần thiết. Triết học mời gọi người ta đi tới
cái cốt yếu, đặt ra nhưng vấn đề căn bản và khơi dậy lòng khao khát
chân lý.
Triết học là cần
thiết không những đối với những người có quan tâm đến vận mệnh của
thế giới hiện đại mà ngay cả đối với người thường. Dĩ nhiên ở đây
ta hiểu triết học theo nghĩa rộng: là một quan niệm sống hợp lý gồm
một số nguyên tắc tối thiểu cần thiết giúp người ta định hướng cuộc
đời mình, lựa chọn các thái độ và hành động và sống sao cho “phải
đạo làm người”.
Fr. Cảnh - Nguyễn Hữu
Vương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét