Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

100 dữ kiện Thánh Kinh

về ngày Sa-bát và ngày Thứ nhất trong tuần

Tại sao phải giữ ngày Sa-bát? Mục đích của ngày Sa-bát là gì? Ai đã tạo ra ngày Sa-bát? Nó được tạo ra khi nào, và cho ai? Ngày nào mới là ngày Sa-bát thực sự? Nhiều người cho rằng đó là ngày thứ nhất trong tuần hay ngày Chúa nhật. Trong Thánh kinh đã nói gì về ngày này? Một số thì lại cho rằng đó là ngày thứ bảy trong tuần hoặc Thứ Bảy. Vậy Thánh kinh có nói về điều đó chăng? Đây là những dữ kiện về cả hai ngày này, vì được khẳng định cách minh nhiên bằng Lời của Thiên Chúa:
60 dữ kiện Thánh kinh về ngày thứ bảy trong tuần

1.         Sau khi đã làm việc 6 ngày đầu tiên trong tuần qua việc tạo dựng trái đất này, Thiên Chúa đã nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. St 2,1-3.
2.         Điều này đã chứng tỏ ngày đó được xem như là ngày nghỉ của Thiên Chúa, hay ngày Sa-bát, bởi vì ngày Sa-bát nghĩa là ngày để nghỉ. Chẳng hạn, một người bất kỳ sinh vào một ngày nào, thì ngày đó, vì vậy, trở thành ngày sinh nhật của hắn ta. Cũng vậy, khi Thiên Chúa đã nghỉ vào ngày thứ bảy, ngày đó đã trở thành ngày nghỉ của Ngài, hay ngày Sa-bát.
3.         Cho nên ngày thứ bảy ắt hẳn luôn luôn là ngày Sa-bát của Thiên Chúa. Bạn có thể đổi ngày sinh nhật của 
4.         mình từ ngày mà bạn sinh ra sang một ngày mà bạn không được sinh ra không? Không. Cũng vậy, bạn không thể đổi ngày nghỉ của Thiên Chúa thành ngày mà Ngài đã không nghỉ. Vì thế, ngày thứ bảy vẫn là ngày Sa-bát của Thiên Chúa.
5.         Đấng Tạo Hóa đã chúc lành ngày thứ bảy. St 2,3.
6.         Ngài đã thánh hiến ngày thứ bảy. Xh 20,11.
7.         Ngài đã lập ra ngày Sa-bát trong vườn Điạ Đàng St 2,1-3.
8.         Ngày Sa-bát được lập ra trước sa ngã, vì thế nó không phải là tiên trưng, bởi vì; tiên trưng thì phải đã được loan báo cho tới khi sau ngày sa ngã.
9.         Đức Giêsu nói ngày Sa-bát được tạo nên cho con người; vì thế, thế giới loài người, ở đây, là không giới hạn cho dân ngoại cũng như Do thái giáo. Mc 2,27.
10.       Không chỉ ngày Sa-bát được tạo nên cho con người nhưng Đức Giêsu đã nói rằng Ngài là Chủ của ngày Sa-bát. Mc 2,28.
11.       Ngày Sa-bát là một sự tưởng nhớ về việc tạo dựng của Thiên Chúa. Xh 20,11; 31,17. Mỗi lần chúng ta nghỉ vào ngày Sa-bát, bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng, là chúng ta tưởng nhớ đến một biến cố vĩ đại.
12.       Ngày Sa-bát cũng được nói rõ thời ông Áp-ra-ham, cha của dân tộc loài người. Mc 2,27; St 2,1-3.
13.       Nó cũng không phải là một định chế của Do thái, vì nó được tạo nên cách đây 2.300 năm trước khi có người Do thái.
14.       Thánh kinh chưa bao giờ gọi nó là ngày Sa-bát của người Do thái, nhưng luôn luôn gọi “ngày Sa-bát của Thiên Chúa chúng ta”. Con người nên chú ý đến cách họ “bôi xấu” ngày nghỉ thánh thiện của Thiên Chúa.
15.       Chúng ta thấy có một ám chỉ minh nhiên được nói tới ngày Sa-bát, ngày thứ bảy trong tuần vào thời phụ hệ. St 2,1-3;8;10;12;29,27-28,…
16.       Ngày Sa-bát là một phần luật của Thiên Chúa trước thời Xi-nai. Xh 16,4,23-29.
17.       Sau đó Thiên Chúa đã đặt nó là trọng tâm luật luân lý của Ngài. Xh 20,1-7. Tại sao Ngài đã đặt nó vào trong đó nếu như nó không giống như 9 điều kia, mà tất cả chúng ta thừa nhận là không hề thay đổi?
18.       Ngày Sa-bát thứ bảy đã được ban hành bởi lời của một Thiên Chúa sống động. Đnl 4,12,13.
19.       Sau này Ngài đã viết giới răn này bằng chính ngón tay của Ngài. Xh 3,18.
20.       Người đã khắc ghi nó trên tấm đá trường tồn. Cho thấy rằng bản chất không bao giờ thay đổi của ngày Sa-bát. Đnl 5,22.
21.       Nó đã được gìn giữ một cách thánh thiêng trong hòm bia nơi Cực thánh. Đnl 10,1-5.
22.       Thiên Chúa đã nghiêm cấm làm việc vào ngày Sa-bát, thậm chí vào những thời điểm vội vã nhất. Xh 34,21.
23.       Thiên Chúa đã phá hủy dân Is-ra-el thành nơi hoang tàn bởi vì họ đã xúc phạm ngày Sa-bát. Ed 20,20.
24.       Nó cũng là một dấu hiệu về một Thiên Chúa chân thật, qua đó chúng ta có thể biết phân biệt giữa Ngài với các thần giả. Ed 20,20.
25.       Thiên Chúa đã hứa rằng thành Giê-ru-sa-lem sẽ đứng vững muôn đời nếu người Do thái giữ luật ngày Sa-bát. Gr 17,24,25.
26.       Thiên Chúa đã đưa họ đi lưu đày ở Ba-by-lon vì đã vi phạm ngày Sa-bát. Nk 13,18.
27.       Ngài đã phá hủy đền thờ Giê-ru-sa-lem vì vi phạm ngày Sa-bát. Gr 17,27.
28.       Người đã ban phúc lành đặc biệt cho tất cả những dân ngoại nào giữ ngày Sa-bát. Is 56,6-7.
29.       Đây chính là lời tiên báo ám chỉ hoàn toàn tới số phận người Kitô hữu. Is 56.
30.       Thiên Chúa đã hứa ban phúc cho tất cả những ai giữ luật ngày Sa-bát. Is 56,2.
31.       Thiên Chúa ra lệnh chúng ta gọi ngày Sa-bát với niềm tôn kính. Is 58,12.
32.       Sau khi ngày Sa-bát bị vi phạm qua nhiều thế hệ, nó được phục hồi lại vào những ngày cuối cùng. Is 58,12-13.
33.       Tất cả các ngôn sứ thánh thiện đều giữ luật ngày Sa-bát.
34.       Khi con Thiên Chúa xuống thế làm người, Ngài đã giữ luật ngày Sa-bát trong suốt cuộc đời trần thế của mình. Lc 4,16; Ga 15,10. Vì Ngài đã theo gương Chúa Cha trong việc tạo dựng. Chúng ta sẽ không an tâm khi theo gương của cả Chúa Cha và Chúa Con chăng?
35.       Ngày thứ bảy là ngày của Đức Chúa. Xem Kh 1,10; Mc 2,28; Is 58,13; Xh 20,10.
36.       Đức Giêsu là Chúa của ngày Sa-bát (Mc 2,28), vì thế Ngài đã quý trọng và bảo vệ nó như người chồng làm chủ người vợ, yêu thương và quý mến người vợ mình. 1 Pr 3,6.
37.       Đức Giêsu đã minh chứng cho thấy ngày Sa-bát như một luật của lòng thương xót cho điều thiện hảo của con người. Mc 2,23-28.
38.       Thay vì bãi bỏ ngày Sa-bát, Đức Giêsu đã dạy rõ ràng cách nó được tuân giữ như thế nào. Mt 12,1-13.
39.       Đức Giêsu đã dạy các môn đệ đừng làm bất cứ điều gì vào ngày Sa-bát nhưng những điều đó chỉ là “vụ luật”. Mt 12,12.
40.       Đức Giêsu đã dạy các tông đồ rằng ngày Sa-bát nên được xem như là sự cầu nguyện trong bốn mươi năm sau Phục sinh của Ngài. Mt 24,20.
41.       Những người phụ nữ sùng đạo đã từng ở với Đức Giêsu đã giữ ngày Sa-bát cách nghiêm ngặt sau cái chết của Ngài. Lc 24,56.
42.       Ba mươi năm sau Phục sinh của Đức Kitô, Chúa Thánh Thần đã gọi minh bạch đó là “ngày Sa-bát”. Cv 13,14.
43.       Phaolô, người tông đồ dân ngoại, đã gọi nó là ngày Sa-bát vào năm 45 CN. Cv 13, 27. Bạn đã biết Phaolô? Hay chúng ta sẽ tin vào những thầy dạy ngày nay, người mà không ngừng khẳng định ngày Sa-bát là ngày sống lại của Đức Kitô?
44.       Luca, sử gia Kitô giáo đã được linh hứng, bản văn được viết vào khoảng năm 62 CN, gọi đó là ngày Sa-bát. Cv 13,44.
45.       Dân ngoại đã thay đổi gọi đó là ngày Sa-bát. Cv 13,42.
46.       Tại công đồng Giê-ru-sa-lem, năm 49 sCn, trước sự hiện diện của các tông đồ và hàng ngàn môn đệ, Giacôbê gọi nó là ngày Sa-bát. Cv 15,21.
47.       Người ta quen tổ chức buổi cầu nguyện vào ngày đó. Cv 16,13.
48.       Phaolô đã đọc Kinh thánh trong các buổi họp mặt công chúng vào ngày đó. Cv 17,2-3.
49.       Người cũng quen giảng dạy vào ngày đó. Cv 17,2-3.
50.       Chỉ có sách Tông đồ Công vụ có bản văn thuật lại việc tổ chức 84 buổi họp mặt vào ngày đó. Xem Cv 13,14,44; 16,13;17,2;18,4,11.
51.       Chưa bao giờ có bất cứ một sự tranh luận nào giữa người Kitô giáo và Do thái về ngày Sa-bát. Điều này minh chứng rằng tất cả người Kitô giáo đã tuân giữ ngày Sa-bát như người Do thái đã làm.
52.       Trong tất cả những lời cáo buộc chống lại Phaolô, họ chẳng bao giờ đề cập với người là không đồng ý về ngày Sa-bát. Tại sao họ đã không làm như vậy, nếu họ đã không tuân giữ ngày Sa-bát?
53.       Nhưng chính Phaolô  đã tuyên bố rõ rằng người cũng đã tuân giữ lề luật. “Tôi đã không có tội gì đối với Lề Luật Do thái, đối với Đền thờ hay hoàng đế Xê-xa”. Cv 25,8. Điều này làm sao có thể là thật nếu người đã không tuân giữ luật ngày Sa-bát?
54.       Ngày Sa-bát được nói đến trong Tân ước đến 59 lần, và luôn luôn tôn trọng, tuân giữ giống như đã được nói đến trong Cựu ước, ngày Sa-bát.
55.       Không có một từ nào được nói đến bất cứ nơi nào trong Tân ước về việc bãi bỏ ngày Sa-bát, loại bỏ, thay đổi, bất cứ điều gì tương tự như vậy.
56.       Thiên Chúa chưa bao giờ cho bất cứ người nào làm việc vào ngày Sa-bát. Qua đó, những gì bạn sử dụng trong bảy ngày có phải là hình thức lao động cộng đồng?
57.       Không một người Kitô hữu nào trong thời Tân ước, trước hoặc sau khi biến cố Phục sinh, thậm chí dân thường làm việc vào ngày thứ bảy. Nếu tìm ra một trường hợp nào như vậy, chúng tôi sẽ đổi câu hỏi. Tại sao Kitô hữu ngày nay lại có thể làm khác đi với các Kitô hữu thời Thánh kinh đó?
58.       Chẳng có một bản văn nào nói rằng Thiên Chúa đã bãi bỏ việc chúc lành và thánh hiến của Ngài từ ngày Sa-bát.
59.       Vì ngày Sa-bát được tuân giữ trong vườn Êden trước khi con người sa ngã, nên nó cũng sẽ được tuân giữa muôn đời trong đất mới sau sự Phục sinh. Is 56,22-23.
60.       Ngày thứ bảy Sa-bát là một phần quan trọng của lề luật Thiên Chúa, vì nó được phán ra từ miệng Thiên Chúa, và được viết bằng chính ngón tay của Ngài trên hòn đá tại núi Xi-nai. Xh 20. Khi Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng của mình, Ngài đã tuyên bố minh thị rằng Ngài đến không phải để hủy bỏ lề luật. “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Mô-sê hoặc các lời Ngôn sứ”. Mt 5,17.
61.       Đức Giêsu đã cực kỳ lên án những người Pha-ri-sêu, người đạo đức giả, vì giả bộ yêu mến Thiên Chúa, trong khi cùng lúc đó lại bỏ đi một trong Mười Điều Răn theo truyền thống của họ. Tuân giữ ngày Chúa nhật là chỉ do truyền thống của con người.
40 dữ kiện về ngày Thứ nhất trong tuần
1.         Điều đần tiên được tường thuật lại trong Thánh kinh là công việc được làm trong ngày Chúa nhật, ngày thứ nhất trong tuần. St 1,1-5. Chính Đấng tạo hóa đã làm công việc này. Nếu Ngài đã không tạo dựng trái đất vào ngày Chúa nhật, thì thật là xấu xa nếu chúng ta làm việc vào ngày Chúa nhật?
2.         Thiên Chúa ra lệnh con người làm việc vào ngày thứ nhất trong tuần. Xh 20,9-11. Vậy, vâng lệnh Thiên Chúa là sai?
3.         Không tổ phụ nào giữa luật ngày này.
4.         Thậm chí cũng chẳng Ngôn sứ thánh thiện nào giữ nó.
5.         Nhờ vào giới luận của 10 điều răn, dân thánh của Ngài đã lấy ngày thứ nhất trong tuần như là ngày làm việc chung cho 4.000 năm, ít nhất.
6.         Chính Thiên Chúa đã gọi nó là ngày để làm việc. Ed 46,1.
7.         Thiên Chúa đã không nghỉ vào ngày đó.
8.         Ngài cũng không bao giờ chúc lành ngày đó.
9.         Đức Kitô đã không nghỉ vào ngày đó.
10.       Đức Giêsu là một thợ mộc (Mc 6,3), và đã làm việc của Ngài cho đến khi mình được 30 tuổi. Ngài đã giữ luật ngày Sa-bát và làm việc 6 ngày còn lại trong tuần. Cho nên Ngài đã làm việc vào ngày Chúa nhật.
11.       Cùng lúc đó, các tông đồ cũng đã làm việc vào ngày đó luôn.
12.       Các tông đồ chưa bao giờ nghỉ ngày đó.
13.       Đức Kitô cũng chưa hề chúc lành ngày đó.
14.       Nó chưa bao giờ được chúc lành bởi bất cứ một quyền bính thần linh nào cả.
15.       Nó cũng chưa bao giờ được thánh hiến.
16.       Không có khoản luật nào buộc phải giữ ngày này, cho nên cũng chẳng vi phạm nếu làm việc vào ngày đó. “Ở đâu không có Lề Luật, thì ở đó không có vi phạm” (Rm 4,15; 1 Ga 3,4).
17.       Chẳng có chỗ nào trong Tân ước cấm làm việc trong ngày đó.
18.       Cũng không có hình phạt nào nếu vi phạm ngày đó.
19.       Chẳng có chúc lành nào được hứa sẽ ban cho những ai tuân giữ ngày này.
20.       Không có quy luật nào hướng dẫn cách chúng ta tuân giữ ngày này. Như vậy, đó có phải là Đức Chúa muốn chúng ta giữ nó?
21.       Nó chưa bao giờ được gọi là ngày Sa-bát của người Kitô giáo.
22.       Nó cũng chưa bao giờ được gọi là ngày Sa-bát cả.
23.       Nó cũng chưa bao giờ được gọi là ngày của Đức Chúa.
24.       Nó cũng chua bao giờ được gọi là một ngày để nghỉ.
25.       Cũng chẳng có một tước hiệu thánh nào để gọi nó. Vậy tại sao chúng ta lại gọi nó là ngày thánh?
26.       Nó được gọi đơn giản là ngày thứ nhất trong tuần.
27.       Đức Giêsu chẳng bao giờ đề cấp đến nó trong bất cứ hình thức nào, hay gọi tên nó trên môi miệng Ngài, như bản văn cho thấy.
28.       Làm việc vào ngày Chúa nhật chưa bao giờ xảy ra trong Thánh kinh cả.
29.       Cũng không Thiên Chúa, hoặc Đức Kitô linh hứng cho con người làm việc cho con vào ngày Chúa nhật như là một ngày thánh.
30.       Ngày thứ nhất trong tuần được nhắc tới 8 lần trong Tân ước: Mt 28,1; Mc 16,2,9; Lc 24,1; Ga 20,1,19; Cv 20,7; 1 Cr 16,2.
31.       Sáu bản văn này ám chỉ tới cùng một ngày thứ nhất trong tuần.
32.       Thánh Phaolô đã khuyên các tín hữu của mình hãy thu gom những gì mình may mắn có được vào ngày đó. 1Cr 16,2.
33.       Trong Tân ước, chúng ta chỉ có một tường thuật về một buổi họp mặt mang tính tôn giáo vào ngày đó, và đây chỉ là một buội họp ban đêm. Cv 20,5-12.
34.       Cũng chẳng có một ám chỉ cho thấy có một buổi họp mặt nào được tổ chức vào ngày đó.
35.       Người ta cũng không có phong tục tập họp vào ngày này.
36.       Chúng ta chỉ có một bản văn tường thuật về việc tập họp vào ngày đó. Cv 20,7.
37.       Chẳng có luật buộc nào cử hành nghi thức bẻ bánh vào ngày đó.
38.       Ngày đó được cử hành tới tận nửa đêm. Cv 20,7-11. Đức Giêsu cũng cử hành ngày đó vào tối thứ Năm (Lc 22), và đôi khi các môn đệ cũng cử hành nó vào mỗi ngày.
39.       Chẳng chỗ nào trong Thánh kinh nói ngày thứ nhất trong tuần để tưởng niệm ngày phục sinh của Đức Kitô. Đây là truyền thống của con người mà lại trái nghịch với luật của Thiên Chúa. Mt 15,1-9. Chính bí tích Thánh tẩy tưởng niệm lại cái chết và Phục sinh của Đức Kitô. Rm 6,3-5.
40.       Cuối cùng, Kinh thánh Tân ước thì thinh lặng hoàn toàn về bất cứ sự thay đổi nào của ngày Sa-bát hay tính thánh thiêng của ngày thứ nhất trong tuần.
Đây là một trăm dữ kiện Kinh thánh rõ ràng về câu hỏi này, đưa ra kết luận rằng ngày thứ bảy là ngày Sa-bát của Thiên Chúa trong cả hai Cựu ước và Tân ước.

Nguyễn Thanh Hoài
chuyển ngữ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP