Nhân dịp Giáo phận Long Xuyên mừng năm mươi năm thành lập, tôi xin
mạo muội có đôi dòng suy tư về việc thành lập các giáo điểm trong Giáo
phận trong tình hình hiện nay. Nếu như chúng ta muốn có một giáo xứ
thì điều trước tiên chúng ta phải là thành lập các giáo điểm trước
đã vì các giáo điểm sớm muộn gì cũng trở thành cộng đoàn Kitô Giáo.
Vì thế, tôi thiết tưởng việc thành lập các điểm truyền giáo trong
giáo phận chúng ta là một trong các đường lối truyền giáo chính
thống mà Công Đồng Vatican II đã xác định rõ ràng.
“Chúa Thánh
Thần là Ðấng kêu gọi mọi người đến với Chúa Kitô và thúc đẩy tâm hồn họ vâng
phục đức tin nhờ hạt giống Lời Chúa và việc rao giảng Phúc Âm. Chính khi Ngài
sinh những kẻ tin Chúa Kitô trong lòng Giếng Rửa Tội để sống đời sống mới, Ngài
tập hợp họ thành một Dân Chúa duy nhất. Dân này là “dòng giống được tuyển chọn,
hàng tư tế vương giả, dân tộc thánh thiện, dân được Thiên Chúa thu phục” (1).
“Vậy các nhà
Truyền Giáo như những cộng tác viên của Thiên Chúa (1
Cr 3,9), phải gây dựng
những cộng đoàn tín hữu sao cho họ biết sống xứng đáng ơn gọi của mình (Ep 4,1), để họ có thể thi hành những chứv vụ
đã được Chúa trao phó cho họ: đó là chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả.
Nhờ cách đó, Cộng Ðoàn Kitô hữu trở thành dấu chỉ nói lên sự hiện diện của
Thiên Chúa nơi trần gian: thật vậy, nhờ Hiến Tế Thánh Thể, họ luôn được cùng
Chúa Kitô vươn đến Chúa Cha (2), và khi đã được nuôi dưỡng cẩn thận bằng Lời
Chúa (3), họ làm chứng về Chúa Kitô (4), và sau cùng dấn bước vào tình bác ái
và được hun đúc trong tinh thần tông đồ” (…..).
“Ngoài ra,
để gieo trồng Giáo Hội và phát triển Cộng Đoàn Kitô Giáo, cần phải có nhiều
thừa tác vụ khác nhau; những thừa tác vụ này một khi được ơn Chúa gọi khiến nẩy
sinh từ chính Cộng Đoàn tín hữu, phải được mọi người đặc biệt chăm lo cổ võ và
vun trồng. Trong những thừa tác vụ đó, có chức vụ linh mục, phó tế và
giảng viên giáo lý cũng như Công Giáo Tiến Hành” (5).
2. Nhu cầu và
khả năng thành lập các giáo điểm tại Giáo Phận Long Xuyên.
“Theo thống kê năm 1960, tỷ
lệ người Công giáo của Giáo phận Long Xuyên là 7,3%; năm 2010 là 6,9%. Tỷ lệ
này giảm sút vì nhiều lý do, có thể do dân số tăng, có thể do người Công giáo
di cư đi nơi khác. Chúng ta thấy tỷ lệ người Công giáo trong
Giáo phận còn quá khiêm tốn so với tống số dân trong Giáo phận. Ai cũng
dễ dàng nhận ra rằng các hạt Chợ Mới, Long Xuyên và Rạch Giá còn
quá ít giáo xứ so với dân số, những hạt này ta nên đẩy mạnh việc
thành lập các giáo điểm cho dù điều kiện còn nhiều khó khăn.
Nếu xét về điều kiện khó khăn chủ quan cũng
như khách quan thì, dù còn khó khăn cản trở về phía nhà nước, chính
sách đến biện pháp, thì Giáo phận Long Xuyên còn rất nhiều khả năng
để rao giảng Phúc Âm và thành lập các điểm Truyền giáo đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa như U Minh Thượng, vùng Bảy Núi, Kiên Lương, Hà Tiên.
Nếu như chỉ có UB Loan Báo Tin Mừng Giáo phận
vào cuộc thì cũng chưa đủ sức mạnh mà tất cả các Uỷ ban trong Giáo
phận cùng cộng tác tập trung vào việc thành lập và xây dựng các
giáo điểm ở khắp nơi trong Giáo phận. Có nghĩa là Giáo phận chúng
ta nên tập trung và huy động nhân sự và của cải vật chất vào công
việc này thì chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.
Có một sự kiện chúng ta nên suy nghĩ là trong
vòng 15 năm trở lại đây Giáo phận ta đã bỏ ra rất nhiều tiền bạc để
xây dựng và tu sửa các thánh đường và cơ sở vật chất. Nếu như chúng
ta chỉ dùng một vài phần trăm số tiền ấy để đào tạo các nhà Truyền
giáo, cán bộ giáo dân để ra đi loan báo Tin Mừng và yểm trợ các
giáo điểm thì sẽ hài hoà hơn. Trong Giáo phận, vùng Cái Sắn là
vùng có nhiều giáo xứ nhất, nhưng dường như còn thiếu một nhận
thức, một nhạy cảm để cùng nhau chia sẻ cho những xứ nghèo vùng sâu
vùng xa. Thiết nghĩ mỗi một giáo xứ giàu nên kết giao và chia sẽ
với một giáo xứ nghèo thì chứng tá về hiệp thông liên đới của giáo
phận càng nổi bật hơn nữa.
Cuối cùng xin cầu chúc Giáo phận ta luôn gặt
hái được những thành quả tốt đẹp trong công cuộc Truyền giáo dưới
sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Ghi Chú:
(1) 1 Pr 2.9; Công Ðồng Vatican II, Sắc Lệnh về Hoạt Ðộng Truyền
Giáo của Giáo Hội, số 15; Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số 9.
(2) Công Ðồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số
10,11.34.
(3) Công Ðồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên
Chúa, số 21.
(4) Công Ðồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số 12, 35.
(5) Công Ðồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số 23, 36;
Sắc Lệnh về Hoạt Ðộng Truyền Giáo của Giáo Hội, số 15
Cảnh
Vương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét