Phải
chăng khi ta sở hữu là khi đó ta cũng bắt đầu bị lệ thuộc? Có thể trả lời là
“đúng” và cũng có thể là “sai”. Vấn đề ở đây không phải là trả lời một cách đơn
giản là đúng hay sai mà nó còn tùy thuộc vào vấn đề mà ta sở hữu. Khi nói lệ
thuộc là ta thấy nó có nghĩa tiêu cực, không hay lắm nhưng có lẽ đó chỉ là cách
nói. Khi chúng ta áp dụng thời gian của mình cách cứng nhắc thì cũng có thể nói
là khi đó mình đã bị lệ thuộc vào thời gian rồi; khi chúng ta đặt mục tiêu cho
đời mình là khi đó ta đã bị lệ thuộc vào mục tiêu đó; và cũng vậy khi ta yêu ai
là ta cũng bị lệ thuộc vào người mình yêu. Có thể, dùng từ “lệ thuộc” thì không
hay lắm nhưng ở đây tôi xin phân tích theo chiều hướng tiêu cực này.
Khi
chúng ta áp dụng thời gian cách cứng nhắc là khi đó ta bị lệ thuộc vào thời
gian đó rồi. Có thể nói ta làm nô lệ cho thời gian. Khi lên lịch thời gian cho
mình và áp dụng nó cách trung thành, nhìn một cách chung chung thì ta thấy nó
tốt nhưng nghĩ cho cùng thì chưa hẳn điều đó là tốt vì nó còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, chẳng hạn như: công việc đó là gì nó có quan trọng hơn việc đột
xuất đang xảy ra lúc này hay không; việc đang xảy ra với mình lúc này nó có ảnh
hưởng gì đến mục tiêu đời sống của mình không; và còn nhiều lí do khác nữa. Nếu
nó thực sự cần thiết và quan trọng thì ta phải biết phá vỡ lịch thời gian mà
mình đã đặt ra, để ưu tiên cho việc đột xuất đó. Tuy làm như vậy đi chăng nữa
thì một cách nào đó ta cũng vẫn bị lệ thuộc vào thời gian rồi.
Một
vấn đề quan trọng có thể nói là mục tiêu cho đời mình hay nói cách khác đó là,
cùng đích của đời mình là gì? Có phải là để ta được giàu có? Hay ta được nổi
tiếng? Hoặc là có được tình yêu của mọi người?... mỗi người có một mục đích
riêng cho đời mình. Có người thì có những ước vọng cao sang, vĩ đại, có người
thì có những ước vọng tầm thường hơn… Không thể nói tôi sống mà không có mục
đích gì hết và như thế là ta đã bị lệ thuộc vào mục đích hay ước vọng đó. Bởi
vì ta sẽ làm mọi việc để hướng về mục đích hay ước vọng đó. Để hoàn thành đời
mình theo như mình mong muốn, và để khỏi phải hối tiếc một kiếp người thì ta
phải đặt ra một vài qui tắc cho mình và quyết tâm buộc mình phải theo cách
trung thành.
Cũng
vậy, với người Ki-tô hữu thì cùng đích của mình là gì nếu không phải là chính
Đức Ki-tô. Và Đức Ki-tô là gì nếu không phải là hạnh phúc của con người. Nếu
con người sống không hạnh phúc thì con người đó chưa có Đức Ki-tô ở nơi mình.
Vậy ta phải làm sao để có được Đức Ki-tô ở nơi mình để đời mình được hạnh phúc?
Tôi thiết nghĩ, ta phải để Đức Ki-tô chiếm lấy mình cách trọn vẹn hay nói cách
khác là cuộc sống của ta lệ thuộc vào Người. Nói cách tích cực thì ta phó thác
đời mình trong bàn tay uy quyền của Thiên Chúa để Người hướng dẫn đời ta. Có
thể chúng ta chưa xác định được cùng đích của đời mình là gì nên ta cứ chạy
theo và bị lệ thuộc vào những hạnh phúc chóng qua và tầm thường ở đời này.
Ơ
một khía cạnh nào đó thì khi ta sở hữu điều gì là ta dễ bị lệ thuộc vào điều
đó. Ước gì mọi Ki-tô hữu chúng ta bị lệ thuộc vào Đức Ki-tô – vua tình yêu, chứ
không bị lệ thuộc vào một điều gì khác. Vì khi đó ta có được Đức Ki-tô trong
cuộc sống của mình và như vậy thì còn gì hạnh phúc cho bằng. Và có như vậy thì
ta mới có thể yêu người khác như chính mình được.
Bruno Vinh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét