Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

21 Quy luật tất yếu trong lãnh đạo

BBT: Xin trân trọng gíới thiệu cùng Quý độc giả xa gần cuốn sách “The 21 Irrefutable Laws of Leadership” (21 Qui Luật Tất Yếu Trong Lãnh Đạo) do tác giả John C. Maxwell biên soạn và xuất bản năm 1998 do nhà xuất bản: Thomas Nelson Publishers. TH Raymond Sơn trích dịch từ nguyên bản anh ngữ, Dựng lều xin trích đăng làm 21 kì, mỗi kì một quy luật.
(tiếp theo kì trước)
Quy luật thứ 5: QUY LUẬT E.F.HUTTON
Có lẽ bạn đã nghe về Công Ty Dịch Vụ Tài Chính E.F. Hutton. Những năm trước đây, phương châm của họ là: “Khi người lãnh đạo thực thụ lên tiếng, mọi người đều lắng nghe.” Hơn nữa, người lãnh đạo thực thụ nắm giữ quyền lực chứ không chỉ là địa vị. Nếu bạn thấy một sự khác biệt giữa người đang điều hành cuộc họp và người đang hướng dẫn mọi người, khi đó người đang điều hành cuộc họp không phải là người lãnh đạo thực thụ.
Một khi bạn học được quy luật E.F. Hutton, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ai là người lãnh đạo thực thụ trong bất cứ tình huống nào. Ví dụ: Đi dự một buổi họp với một nhóm người mà bạn chưa biết trước đây; hãy quan sát họ trong năm phút và bạn sẽ biết ai là người lãnh đạo. Khi có người đặt một câu hỏi, người ta sẽ nhìn ai? Ai là người họ mong câu trả lời? Người mà họ tập trung nhìn vào sẽ là người lãnh đạo thực sự.
Lần sau khi dự một buổi họp, hãy để ý xung quanh bạn. Hãy quan sát nếu bạn thấy sự khác nhau giữa hai loại nhà lãnh đạo khác nhau.
NHÀ LÃNH ĐẠO
CÓ ĐỊA VỊ
NHÀ LÃNH ĐẠO
THỰC THỤ
Nói trước
Nói sau
Cần có sự ảnh hưởng của nhà lãnh đạo thực thụ để hoàn thành công việc
Chỉ cần sự ảnh hưởng của chính họ để hoàn thành công việc
Chỉ gây ảnh hưởng đến những nhà lãnh đạo có địa vị khác
Gây ảnh hưởng đến mọi người trong phòng họp
Nếu bạn đang bắt đầu vào một địa vị mới và bạn chưa phải là một người lãnh đạo, bạn cũng đừng bận tâm. Kiểm chứng thực thụ về cách lãnh đạo không phải là lúc bạn bắt đầu mà là lúc kết thúc, và những người đi theo chúng ta là bằng chứng về cách lãnh đạo của chúng ta.
Quy luật E.F. Hutton được thể hiện trong mọi tình huống. Nhưng làm thế nào để những nhà lãnh đạo thực thụ thành công trong những tổ chức? Trải qua một thời gian nhất định, bảy yếu tố sau đây sẽ được thể hiện trong cuộc sống của họ và từng bước trở thành lãnh đạo.
1.                  Tính cách: Họ là ai?
Năng lực lãnh đạo thật sự luôn bắt đầu từ nội tâm của con người. Đó là lý do tại sao Billy Graham có khả năng lôi cuốn nhiều người theo ông. Người ta cảm nhận được chiều sâu tính cách của ông.
2.                  Mối quan hệ: Họ quen biết những ai?
Bạn là người lãnh đạo chỉ khi bạn có những người theo bạn. Điều đó đòi hỏi bạn phát triển các mối quan hệ: Mối quan hệ càng sâu sắc thì khả năng lãnh đạo càng mạnh.
3.                  Kiến thức: Họ biết những gì?
Kiến thức thì quan trọng đối với một nhà lãnh đạo. Bạn cần hiểu biết sự thật và các yếu tố liên quan, và đồng thời có một cái nhìn xa. Kiến thức không làm nên nhà lãnh đạo; nhưng nếu không có nó, bạn không thể trở thành nhà lãnh đạo.
4.                  Trực giác: Họ cảm thấy điều gì?
Lãnh đạo không chỉ quản lý dữ liệu mà nó đòi hỏi có một khả năng giải quyết nhiều vấn đề không hiểu thấu được (trực giác).
5.                  Kinh nghiệm: Họ trải qua những gì?
Thử thách trong quá khứ càng khó khăn, bạn càng có nhiều cơ hội. Kinh nghiệm không bảo đảm được sự tín nhiệm nhưng nó khích lệ mọi người cho bạn cơ hội chứng tỏ khả năng của mình.
6.                  Thành công: Họ đã đạt được những gì?
Thành quả bạn đã đạt được là bằng chứng tốt cho năng lực của bạn trước mọi người.
7.                  Khả năng: Họ có thể làm những gì?
Khả năng là điều kiện tối thiểu để người khác chọn lãnh đạo. Đó là lý do để họ sẽ nghe bạn và thừa nhận bạn là lãnh đạo của họ. Một khi họ không còn tin vào khả năng của bạn, họ sẽ không lắng nghe bạn nữa.
Khi nắm bắt được qua luật E.F. Hutton, bạn sẽ biết rằng mọi người sẽ lắng nghe bạn không phải vì thông tin bạn nói mà là sự tôn trọng đối với bạn.
Tôi chắc phải hỏi bạn điểu này: Người ta phản ứng thế nào khi bạn giao tiếp với họ? Khi bạn nói, họ có thực sự lắng nghe bạn không? Hay họ chờ nghe ai đó lên tiếng trước khi họ phản ứng? Bạn sẽ hiểu nhiều về khả năng lãnh đạo của mình khi bạn hỏi và trả lời những câu hỏi này. Đó là sức mạnh của quy luật E.F. Hutton.
(Kỳ tới: Quy luật thứ 6: Quy Luật Nền Tảng)

Rayson trích dịch và tóm lược

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP