Trong năm Thánh Linh Mục, chúng ta được học hỏi, chia sẻ rất nhiều về Linh
Mục. Sau năm Thánh Linh Mục, người giáo dân mong đợi gì nơi Linh Mục? Chắc
chắn, trong thời gian qua và sắp tới, người giáo dân vẫn đã, đang và cũng sẽ
tôn trọng Linh Mục đồng thời cũng mong muốn nơi các Linh Mục những đức tính
theo gương Đức Giêsu, Linh Mục Thượng Phẩm đời đời. Đặc biệt là qua lời nói và
việc làm của các Linh Mục. Đây chỉ là những suy tư theo thiển ý của nhà cháu, nếu
có đụng chạm đến người nào thì xin thành thật cáo lỗi.
Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012
Bình Thường
Từ điển tra nghiêng
Đạt mức trung bình là thường. Dưới trung bình hay trên trung bình mới là
khác thường. Bể bình thì phải thường! Trên thì được thường (thưởng), dưới thì bị
thường (phạt). Do vậy mà không ít người theo chủ nghĩa yên thân chọn con đường
bình bình qua truông. Tuy chẳng tội chẳng lỗi gì nhưng nhạt. Bình thì thường
quá!
Nhãn:
029,
Từ điển tra nghiêng
CHÚA VỚI CON
Phút lặng thinh trong hồn
Con tìm về Chúa
Phút lặng thinh trong hồn
Con nhìn thấy con.
Nhìn thấy con yếu đuối
Để tìm về
Chúa đỡ nâng
TRANG HỌC ANH NGỮ
Trong tiếng Anh, cách đọc và viết ngày tháng
rất đa dạng và được áp dụng theo 2 văn phong: tiếng Anh của Anh-Anh hoặc của
Anh-Mỹ. Chúng tôi xin giới thiệu cho quý vị các quy tắc chung nhất về cách đọc
và viết.
Cách
đọc viết ngày tháng theo Anh-Anh:
Nhãn:
029,
Học Anh Ngữ
Câu Đố Kinh Thánh
A.Giải
đáp câu đố Kinh Thánh kỳ 02.2010
1. Ai đã ngủ gật và té xuống đất trong lúc ông Phao-lô rao giảng?
- Cậu bé Êu-ty-khô (Cv 20,19-12)
2. Ai đang ngủ giữa hai người lính thì được thiên thần đến giải thoát
cho?
- Ông Phêrô (Cv 12,6-7)
Vui Cười
Cái
Bao
Chuyện
kể rằng, có một vị linh mục già ở giáo xứ nọ chết đã lâu nhưng chưa được vào
cửa thiên đàng vì ông thánh Phêrô bắt đứng đợi ở cửa chờ đến lượt. Một ngày kia
thì bà sơ giúp việc ngày trước của vị linh mục cũng chết và khi đến cửa thiên
đàng, bà sơ gặp lại vị linh mục và hỏi: "Ủa, sao Cha còn đứng ở đây?"
Lời ngỏ DL số 028
Quý độc giả kính
mến,
Chúng ta đang bước
vào tháng Năm, tháng mà Giáo hội dành riêng để tôn kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Để
tôn kính Mẹ cách đúng nghĩa Giáo hội nhắc nhở chúng ta phải tôn kính Mẹ với một
đức tin chân thật và thúc đẩy chúng ta noi gương các nhân đức của Mẹ: “Các tín hữu hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân
chính không hệ tại nơi tình cảm chúng qua và vô bổ,… nhưng phát sinh từ một đức
tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng
ta lấy tình con thảo yêu mến mẹ chúng ta và noi gương các nhân đức của Mẹ.”
(GH 67).
Nhãn:
028
Tiếng “Xin Vâng” kỳ diệu
Chúng ta lại bước vào tháng 5,
tháng mà truyền thống lâu đời của Giáo Hội đã dành riêng cho việc tôn kính Mẹ
Maria. Tuy nhiên, để việc tôn sùng Mẹ không nên cớ cho giáo dân phạm những sai
lầm về đức tin, Giáo Hội đã nhắc nhở:
Nhãn:
028
KHIÊM TỐN
Ngày nay hơn lúc nào hết nhân bản
được đặt lên hàng đầu trong cuộc sống của con người, vì nó có liên quan đến mọi
phía cạnh trong cuộc sống: nào là nhân bản trong kinh tế, nhân bản trong kinh
doanh, nhân bản trong sản xuất, nhân bản trong giao tiếp, nhân bản trong ngoại
giao, nhân bản trong nghề nghiệp và cả nhân bản trong đời tu…
Nhãn:
028
Nhịp Cầu
Ngày
24/4 đánh dấu một thời khắc lịch sử tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Khánh
thành cầu Cần thơ, chiếc cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á, nối hai bờ Sông Hậu.
Hàng nghìn người đã đổ về cầu Cần thơ để chứng kiến giây phút lịch sử này. Ngay
sau khi kết thúc buổi lễ, người dân đã ùa lên Cầu, để muốn là những người đầu
tiên đứng trên cây cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á này. Đến tối cùng ngày,
hàng triệu người đã đổ về tham quan cây cầu lịch sử này, khiến giao thông khu vực
ùn tắc nghiêm trọng. Mãi gần 22 giờ, các tuyến đường ở quận Cái răng hướng về cầu
Cần thơ vẫn bị phong toả bởi một biển người và không có lối thoát.
Nhãn:
028
Tìm hiểu về các tôn giáo
Do thái giáo
Bart Khánh
Trong những ngày tưởng niệm biến
cố thương khó và Phục Sinh của Chúa Kitô, là dịp mỗi người Kitô hữu nhìn vào biến
cố đó và suy niệm chúng ta đã sống với Chúa thế nào. Cách cụ thể là nhìn vào
chính Chúa Kitô qua việc chịu thương khó khổ hình như là dấu chỉ tình yêu cụ thể
nhất dành cho mỗi người chúng ta. Sau đó là nhìn vào những nhân vật khi sống
vào thời Chúa Giêsu để rút ra bài học cần thiết cho mình trong đời sống đức
tin. Những ngày Tam Nhật Vượt Qua khi tham dự phụng vụ chúng ta được nghe nhắc
đến những nhân vật là các môn đệ như Giuđa, Phêrô…, và những người thuộc mọi tầng
lớp của Do thái. Do thái giáo và Kitô giáo có nhiều mối liên hệ với nhau trong
những biến cố lớn của lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện. Do thái giáo là
anh cả của những tôn giáo tôn Thờ Thiên Chúa duy nhất. Và dân Do thái cũng vinh
dự được tuyển chọn làm dân riêng của Thiên Chúa, và không vinh phúc nào hơn việc
được diễm phúc đón nhận Đấng cứu thế trên quê hương đất nước mình. Nhưng tiếc
thay đó lại là một biến cố ảnh hưởng tôn giáo lớn nhất trong lịch sự của người
Do thái. Khi họ không chấp nhận chương trình của Thiên Chúa cụ thể nhất là họ
đã đóng đinh Đức Kitô vào thập giá. Vậy, để có thể biết rõ hơn về Do thái giáo.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một cách khái quát về Do thái giáo.
Nhãn:
028
Tri-Guṇas Của Prakṛti
Tri-Guṇas: Có nghĩa đen là ba tao giây hay sợi giây bện. Nó có nghĩa bóng (trừu
tượng triết học) là sự chia chẽ (subdivision), hình thái (species), phẩm tính (quality), hoặc là một nguyên lý hay một khuynh
hướng. Như vậy, Tri-Guṇas là ba thành
phần kết cấu nên nguyên lý vật chất. Đấy chính ba khả năng biến hoá của bản thể, quyết
định dòng sanh tử.
Nhãn:
028
THIỀN và CHIÊM NIỆM
Ngày
nay có người cho rằng với đà khoa học phát triển một cách chóng mặt và đời sống
con người được nâng cao…thì con người có thể lãng quên những giá trị tâm linh,
hay nói đúng hơn là con người không cần đến tôn giáo nữa. Nhưng họ đã lầm lớn,
vì có nhiều chuyên gia cho rằng đời sống con người càng được nâng cao thì con
người càng quan tâm đến nhu cầu tâm linh, khao khát sự thinh lặng, bình an nội
tâm, sống sao cho có ý nghĩa, và hướng về những giá trị thiêng liêng. Bởi đó,
bên Phật giáo dùng phương tiện “Thiền định” để đạt tới thực tại tối hậu, bên
Công giáo tuy rằng không có những kỹ thuật tương đương, nhưng họ đã dùng đến
“Chiêm niệm” để tạo nên mối tương quan thân tình giữa con người với Thiên Chúa,
trong tương quan này, con người được Thiên Chúa nhận là con và họ gọi Thiên
Chúa là Cha để rồi được Cha yêu thương nâng đỡ. Vậy trong hai phương tiện đó có
gì tương đồng và dị
biệt nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu.
Nhãn:
028
NỀN TẢNG CỦA TÌNH BẠN
Richard Công
Tình bạn là một chủ đề lớn trong
các tác phẩm truyện ngắn truyện dài và trong đời sống xã hội xưa và nay. Con
người ai ai cũng cần đến một tình bạn chân thành để có thể đồng hành, chia sẻ
và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, công việc, đặc biệt là trong những lúc thăng
trầm của cuộc sống. Trong lịch sử loài người, nhiều câu chuyện tình bạn được kể
lại dưới nhiều hình thức (truyện kể, sách vở, phim ảnh, âm nhạc,…) nhằm để tôn
vinh tình bạn chân chính, giáo dục con người biết quý trọng và biết cách ứng xử
trong tình bạn. Tình bạn là một phạm trù xã hội để chỉ mối quan hệ giữa những
con người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm, nghề nghiệp
hay hoàn cảnh… mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ lẫn nhau để
cùng tiến bộ. Ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều tình bạn dưới nhiều hình thức
khác nhau như bạn tri kỷ, bạn nối khố, bạn học, bạn đồng hương, bạn đồng minh,…
và cả “bạn nhậu”, “bạn cơ” (những cơ thủ billards), “bạn games”, “bạn online”…
Vậy tình bạn nào được xem là tình bạn chân chính và bền lâu? Chắc hẳn, tình bạn
nào được thiết lập trên nền tảng vững chắc và giúp nhau cùng thăng tiến sẽ là
tình bạn tốt lành. Có lẽ mỗi người có thể có một định nghĩa về tình bạn cho
riêng mình, và chọn một nền tảng làm cơ sở để xây dựng tình bạn chân
chính.
Nhãn:
028
21 Quy Luật Tất Yếu Trong Lãnh Đạo
Quy Luật Thứ 11: Quy Luật Thân Tín
Tiềm năng của
người lãnh đạo do những người thân tín quyết định. Nếu những người này có khả
năng, khi đó người lãnh đạo có thể tạo được ảnh hưởng lớn; và ngược lại.
Nhãn:
028
Có thể nói gì về cầu nguyện?
Ở đây chỉ xin bàn về một phần nhỏ
của cầu nguyện chứ không nói đến việc phải cầu nguyện như thế nào? Tại sao phải
cầu nguyện? Cầu nguyện lúc nào?…
Nhãn:
028
QUÝ HIẾM
Chuyện
kể rằng có một ông chủ quản lý một đàn ngựa đông đúc. Trong số những con ngựa ấy,
tất nhiên có đủ mọi lứa tuổi. Có một bác ngựa già, đã quần quật làm việc suốt một
đời phục vụ cho ông chủ không biết mệt mỏi; ông chủ bắt đi đâu đi đấy, chở bao
nhiêu cũng không ngại ngần gì. Ngoan ngoãn đến mức khi đã già rồi, gặm cỏ không
nổi, sức lực chẳng còn như xưa, mà ông chủ kêu làm gì cũng làm theo như vậy. Việc
gì quan trọng, chở cái gì quá nặng nề một chút đều giao cho bác ngựa già này,
còn bọn con cháu trẻ trung thì cứ những việc nhẹ nhàng, sớm tối vui chơi cho hết
ngày. Người ta cũng hay thấy mấy chú ngựa non, trẻ nhất đàn bị chuyển đến những
chỗ không thích hợp. Ai nhìn vào cũng kêu sao mà lạ vậy. Vậy mà cái sự lạ ấy vẫn
cứ tiếp tục.
Nhãn:
028
Linh Động và Linh Tinh trong Đời Tu
Nhìn
vào thực tế, chúng ta thấy bất cứ ở đâu, nơi thiên nhiên hay nơi con người,
cũng phải có kỷ luật hay qui luật. Trong thiên nhiên mọi vật phải hành
động theo một qui luật đã được ấn định như trái đất, mặt trăng phải
quay theo một quĩ đạo nhất định để có thể phân định ngày đêm, năm tháng. Cây
cối phải theo một quá trình: gieo hạt, nảy mầm, lớn lên, sinh hoa, kết quả.
Trong xã hội hay cộng đoàn cũng vậy, cũng cần phải có những kỷ luật hay quy
luật để bảo đảm lợi ích cho cộng đoàn và từng cá nhân. Điều này là bởi vì kỷ
luật là những phép tắc đặt ra để ngăn ngừa sự phóng túng, có thể làm hại cho
bản thân hay cho người khác. Người ta có
thể ví một đời sống có kỷ luật như một tòa nhà có họa đồ kích thước: Muốn
tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước. Cách chung, có hai loại
kỷ luật: kỷ luật bắt buộc và kỷ luật tự nguyện. Kỷ luật trong đời tu là loại kỷ
luật tự nguyện. Trong nhà tu kỷ luật hay nội quy nhằm hoàn thiện con người mình
và bảo vệ lợi ích chung cho cộng đoàn.
Nhãn:
028
Thắng lợi
Từ điển tra nghiêng
Biết lợi dụng sẽ thắng. Muốn thắng
phải biết lợi dụng. Thắng chẳng qua chỉ là lợi dụng hoặc kết quả của việc lợi dụng!
Đồng thời thắng luôn mang lại những mối lợi: “vì chiến lợi phẩm thu về từng núi”; khẳng định được lí lẽ và lợi thế
của mình: “Được làm vua thua làm giặc”
mà lị!
Nhãn:
028,
Từ điển tra nghiêng
Vô Đề
Có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc, họ cứ đi đi mãi cho tới khi tới một thời điểm trong cuộc hành trình, họ bắt đầu tranh cãi với nhau xem đi hướng nào để thoát ra. Không kiềm chế được sự bực tức và tuyệt vọng, một người đã tát vào mặt người kia. Người bị đánh rất đau nhưng không nói gì, chỉ viết một dòng trên cát: hôm nay người bạn thân nhất đã đánh tôi.
Nhãn:
019
Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012
QUÂN BÌNH ĐỜI TU
Sinh ra trong kiếp làm người
Tâm lý thể lý định đời cho ta.
Nếu ai biết sống dung hòa
Hai phần tâm thể thế
là an vui.
Để sống quân bình đời
tu
Mọi điều phải sống ở
khu trung bình
Đừng khi nóng giận
bực mình
Nén lâu trong bụng,
sau sinh điên khùng.
VỠ VỤN
Vỡ vụn
Từng mảnh
Nhỏ thật nhỏ
Mà đau thật đau.
TRANG HỌC ANH NGỮ
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc phát âm tên năm 2010,
trong đó “Twenty-ten” và “Two thousand ten” được sử dụng
nhiều hơn cả.
Nhãn:
028,
Học Anh Ngữ
Câu Đố Kinh Thánh
A.Giải đáp câu đố Kinh Thánh kỳ 01.2010
1 -
Ngôn sứ nào đã ở trần và đi chân không suốt 3 năm trường?
-
Ngôn
sứ I-sai-a (xc. Is 20,3-4)
2 - Người
cha nào đã say sưa và ở trần truồng trong lều của ông, làm cho con trai ông lo
lắng, vì thế chúng đến và che đậy cho ông.
-
Ông Nô-ê (xc. St 9,20-23)
Lời ngỏ DL số 027
Mỗi lần mừng lễ Phục sinh là một lần chúng ta tưởng niệm lại một Đức Kitô chịu đánh đòn, chịu treo trên thập giá, chịu chết và sống lại khải hoàn. Giống như các Tông đồ xưa, chúng ta cũng hô vang: Alleluia – Chúa đã sống lại. Đó là một Tin mừng, tin mừng Chúa Phục Sinh. Tin mừng này không chỉ là một lời tuyên xưng của những người Kitô hữu, nhưng còn là một lời mời gọi nhân loại sống trong hy vọng.
Nhãn:
027
"Bình an cho anh em!"
(Ga 20,19)
Đây là lời chào đầu tiên của Chúa Giêsu Phục sinh khi hiện ra với các tông đồ ngay buổi chiều ngày Chúa sống lại. Khi ấy các ông đang ẩn mình trong một căn nhà kín cổng cao tường vì sợ người Do thái.
Nhãn:
027
Biến cố Phục Sinh
Như một cành giâm
Sáng sớm ngày lễ Phục sinh! Trẻ em đi tìm trứng trong vườn (tục lệ của một số quốc gia châu Âu, thường giấu những quả trứng trong vườn dịp lễ Phục sinh, để cho các trẻ em đi tìm). Thật thú vị khi xem chúng chạy đi tìm kiếm. Trên hành trình đức tin, người lớn cũng phải tìm kiếm “Nếu như chúng ta có thể chứng minh được!...” Nhưng không, trong lãnh vực này chúng ta tiến bước mà không chứng minh được. Sự loan báo phục sinh như là một cành giâm, nó mọc lên tuỳ theo từng loại đất khác nhau. Trải nghiệm của mỗi người là duy nhất. Về phương diện đức tin cũng thế, nó hoà hợp với đức tin của Giáo hội.
Nhãn:
027
Hiểu Thế Nào về “EX OPERE OPERATO” và “EX OPERE OPERANTIS” trong Bí tích
Có một câu chuyện tường thuật lại một thương gia phái Tin Lành bị bệnh nặng và đến hỏi Mục sư: “Thưa ngài có thể tha tội cho con không?”. Mục sư đáp: “Xin ông cứ an tâm, Thiên Chúa đã tha mọi tội lỗi cho ông rồi”. Nhưng thương gia đó hỏi lại: “Con không hỏi Mục sư: Chúa đã tha thứ cho con chưa, nhưng con muốn hỏi Mục sư có quyền tha thứ các tội lỗi cho con không?” Mục sư đáp lại: “Chắc chắn là tôi không có quyền làm như vậy”. Thương gia liền nói: “Con rất tiếc là từ trước đến nay con vẫn là một tín hữu Tin Lành…”. Sau đó người thương gia đi gặp một linh mục Công giáo và hỏi: “Thưa Cha, cha có thể tha thứ các tội lỗi của con được không?” Vị linh mục đáp: “Có chứ! Nhưng ông là một tín hữu Tin Lành mà”. Thương gia tiếp: “Nếu con trở lại Công giáo thì sao?” Vị linh mục vui vẻ nói: “Như vậy chắc chắn tôi có thể ban phép giải tội cho anh”. Thương gia nói: “Vậy xin cha hãy tiếp nhận con vào Giáo hội Công giáo, con muốn được tha thứ mọi tội lỗi và chết trong Giáo hội Chúa Kitô”. Với câu trả lời cho vị thương gia, vị Linh mục đã xác tín một điều quan trọng trong giáo lý Công giáo về bí tích giải tội, đó là Linh mục có quyền tha tội; sở dĩ Linh mục có quyền đó là do Chúa Kitô ban. Nghĩa là, khi vị Linh mục cử hành các Bí tích, người linh mục hành động trong cương vị của Chúa Kitô. Thật vậy, Giáo hội Công giáo xác tín rằng: Chúa Kitô là tác nhân chủ yếu, Giáo hội và các thừa tác viên chỉ là dụng cụ sống động Chúa dùng để cử hành các Bí tích[1]. Chính giáo huấn về sự hiệu năng của bí tích minh chứng một sự khác biệt căn bản giữa giáo lý bí tích Công giáo và Tin lành. Vì thế giáo lý Công giáo khẳng định: các bí tích có hiệu quả “ex opere operato” (dịch từng chữ là: do chính sự việc thực hiện)[2].
Nhãn:
027
NGƯỜI KITÔ HỮU VÀ SỰ PHỤC SINH
Có thể là một người Kitô hữu mà không tin vào sự phục sinh của Đức Giêsu và của chính mình hay không?
Tôi có thể trả lời ngay rằng: Không được. Cũng vậy, đức tin Kitô giáo đặt nền tảng trên sự Phục Sinh! Tuy nhiên, điều này đáng phải suy nghĩ. Trong thực tế có nhiều người xưng mình là Kitô hữu nhưng không tin vào sự Phục Sinh. Theo một vài cuộc điều tra, có tới gần 25% những người này. Điều đó không phải vô nghĩa và nó đặt ra một câu hỏi khác:
Nhãn:
027
SỨC MẠNH CỦA THÓI QUEN
Thói quen là một cái gì đó gắn liền với con người và rất quen thuộc, quen thuộc đến nỗi chúng ta không ý thức được sự hiện diện, sự ảnh hưởng và sức mạnh của nó trong đời sống của chúng ta. Có khi nào chúng ta tự hỏi: “Số phận của tôi hôm nay phải chăng là sản phẩm của thói quen? Phải chăng tôi đã bị trói buộc bởi những thói quen tiêu cực trong nếp suy nghĩ và ứng xử của tôi?” Trước khi nói về sức mạnh của thói quen và cách thay đổi một thói quen tiêu cực, chúng ta cùng tìm hiểu xem thói quen là gì.
Nhãn:
027
“CHỈ CÓ MỘT CHUYỆN CẦN THIẾT MÀ THÔI”
(x Lc10:42)
Trong một cuộc sống nhộn nhịp, hối hả và quyết liệt như ngày nay, ai cũng phải vất vả làm việc mới có thể tồn tại. Học sinh có việc của học sinh, công nhân có việc của công nhân, tu sĩ có việc của tu sĩ, linh mục có việc của linh mục. Làm việc để tích luỹ kiến thức, tiền bạc là một lẽ hiển nhiên; làm việc còn là một điều kiện tiên quyết để duy trì những đức tính và giá trị của con người, để rèn giũa, nuôi dưỡng một con người lành mạnh về cả thể lý lẫn tinh thần. “Lao động là vinh quang” – người ta thường hay nói như vậy. Có người làm ít, có người làm nhiều, nhưng không một ai có thể đi ra khỏi sự ràng buộc của làm việc. Vậy, làm thế nào là nhiều và thế nào là ít? Có phải một sinh viên suốt ngày bận rộn với những lớp học, những quyển sách, những đề tài nghiên cứu làm việc nhiều và một đan sĩ suốt ngày ở trong đan viện làm việc ít không?
Nhãn:
027
Khát Vọng
Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những khát vọng riêng cho mình, tự bản chất trong mỗi con người, không ít thì nhiều đều muốn thu vén về cho mình, tìm hạnh phúc cho riêng mình. Mỗi người đều có cuộc sống với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng cho dù có đầy đủ cái ăn, cái mặc, đầy đủ những phương tiện vật chất… thế nhưng con người vẫn chưa cảm thấy đầy đủ, tự trong đáy sâu tâm hồn mỗi người luôn cảm thấy thiếu hụt cái gì đó, thật khó có thể diễn tả hết được.
Nhãn:
027
BÁC ÁI KITÔ GIÁO và NHÂN KHỔNG GIÁO
Cổ nhân có câu: “Lá lành đùm bọc lá rách”.
Có lẽ đây là một trong những nét ưu tuyển của người Việt Nam chúng ta. Tình đồng loại được thể hiện rất rõ qua nhiều câu ca dao tục ngữ:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Hoặc “Tứ hải giai huynh đệ.”
Hoặc “Bầu ơi thương lấy bí cùng;
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
Nhãn:
027
21 quy luật tất yếu trong lãnh đạo
Quy Luật Thứ 10: QUY LUẬT KẾT NỐI
Những nhà lãnh đạo có hiệu quả đều biết rằng phải thu hút lòng người trước khi yêu cầu họ làm gì. Tất cả những nhà diễn thuyết tài ba đều nhận ra chân lý này và thực hành nó như là bản năng của mình. Bạn không thể thúc ép họ làm việc nếu không lấy lòng được họ. Tình cảm luôn đi trước lý trí. Ông Frederick là nhà hùng biện lỗi lạc và nhà lãnh đạo vào thế kỷ XIX. Người ta nói rằng khi ông nói chuyện với mọi người, ông có khả năng kết nối với người khác và lấy lòng họ rất giỏi.
Nhãn:
027
Tản mạn trên chuyến xe đò
“Sự thật là gì?” (Ga 18,38)
Philatô không hiểu được sự thật là gì. Điều mà Đức Giêsu nói là đến thế gian làm chứng cho. Đối với ông chỉ có luật lệ, quyền lực, thế lực, áp lực, điều gì có lợi nên làm, điều gì có hại không nên làm,... Thế thôi. Tất cả đều rất cụ thể. Còn sự thật xem ra quá trừu tượng khó hiểu. Không phải là việc hiểu ý nghĩa của hạn từ này trong từ điển, mà khó mà hiểu được ý nghĩa của nó trong cuộc sống.
Nhãn:
027
3 điều
Có nhiều thứ đến với trong cuộc đời chúng ta và đi qua không bao giờ trở lại. Vài điều trong đó là thời gian, lời nói và cơ hội. Xin nói vài lời sơ qua về nó.
Nhãn:
027
THEO CHÚA!
Trong lặng lẽ con gục đầu thổn thức
Vì biết rằng có Chúa mến yêu con
Mến yêu con Chúa thoi thóp mỏi mòn
Và tắt thở gục đầu trên Thánh Giá
Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012
VU VƠ
Có những khi một mình
Ngồi chợt nhớ vần thơ
Hồn đã vào giấc mơ
Hay vần thơ đã ngủ?
Hồn tuy mơ không ngủ
Thơ lại ngủ chẳng mơ
Ngủ hay là giấc mơ
Đều vu vơ thế cả.
Tình Chúa, với Con
Chúa quằn quại đau thương
Chúa đâu phải người thường
Chết chung phường trộm cắp
Nhìn con bằng ánh mắt
Dạt dào bao trìu mến
Tình Chúa, con xao xuyến
Và đau đớn tội tình
Tranh đấu
Từ điển tra nghiêng
Một bức tranh mang tính chiến đấu cao, là nơi tranh dành và đấu đá! Nhân danh một điều nào đó, có khi là một điều rất tốt, thậm chí thánh thiện nữa, để tranh dành và đấu đá nhau! Tranh đấu như thế thì trước sau cũng bị trâu đánh vì tránh đâu cho được!
Nhãn:
027,
Từ điển tra nghiêng
TRANG HỌC ANH NGỮ
AT hand, IN hand
Hai cụm at hand và in hand thì có ý nghĩa tượng trưng hơn là nghĩa thực.
Với at hand nghĩa là: (1) gần, sát cạnh (close, near). Chẳng hạn, khi bạn có cái gì đó have something at hand thì có nghĩa là bạn đang có gì đó trong tay, trong tầm tay của bạn, gần bạn, tiện cho bạn. Còn to be in hand có nghĩa: (1) thuộc quyền sở hữu và sẵn sàng sử dụng (available to be used); (2) trong sự kiểm soát (in control of it); (3) được chú ý và được giải quyết (to be dealt with). Để rõ ràng hơn chúng ta cùng xem các ví dụ sau:
Nhãn:
027,
Học Anh Ngữ
Câu Đố Kinh Thánh
1 - Ngôn sứ nào đã ở trần và đi chân không suốt 3 năm trường?
2 - Người cha nào đã say sưa và ở trần truồng trong lều của ông, làm cho con trai ông lo lắng, vì thế chúng đến và che đậy cho ông.
Lời ngỏ DL số 026
Ban biên tập Dựng Lều Kinh viện kính gởi đến quý độc giả lời chào và thăm hỏi chân thành nhất.
Kính thưa quý độc giả! Chúng ta đang đi trong Mùa Chay và tiến dần đến Tam Nhật Vượt Qua để rồi bước vào Lễ Phục Sinh. Đó cũng là công thức hành trình đức tin của chúng ta là những người Kitô giáo: qua đau khổ và thập giá rồi mới đến vinh quang phục sinh.
Nhãn:
026
THÁNH GIÁ, Biểu tượng cao nhất của Tình Yêu
“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.”(Ga15,13)
Trong một buổi triều yết chung, với hàng ngàn khách hành hương tại sân trước nhà nghỉ mát của ngài ở Castel Gandolfo, trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 15/09/2002, Đức cố Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã nói: “Đối với con người, bị dày vò bởi sự nghi ngờ và tội lỗi, Thánh giá tỏ lộ rằng: Thiên Chúa qúa yêu thế gian đến nỗi ban Con một của Ngài, để mọi người tin vào Ngài sẽ không bị hủy diệt nhưng được sống đời đời.” Tắt một lời, “Thánh giá là biểu tượng cao nhất của tình yêu.”
Nhãn:
026
Cuộc chiến nội tâm
Mùa chay là thời gian chiến đấu, thời gian tập luyện thiêng liêng. Nhưng phải chiến đấu với ai, với cái gì? Cần phải nhận ra đâu là điều then chốt trong đời sống của ta để áp dụng cuộc chiến này trong suốt thời gian mùa chay.
Nhãn:
026
Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012
SỐNG KHOAN DUNG
Sống ở đời chẳng ai muốn sống chung với những kẻ ích kỷ, hẹp hòi và nhỏ nhen. Dẫu biết rằng trong thế giới loài người ai mà chẳng muốn những người chung quanh ta là những người có những tấm lòng khoan dung và độ lượng, ai mà chẳng muốn đón nhận những cử chỉ cao thượng từ những người đang sống quanh ta, nhưng tiếc thay chúng ta lại không có một tấm lòng đủ khoan dung và độ lượng để có thể đón nhận người khác hoặc trao tặng những cử chỉ tốt đẹp.
Nhãn:
026
Thừa tác viên của giao ước mới
(Bài giảng mùa chay của cha Raniero Cantalamessa, ofm cap, cho Phủ giáo hoàng với sự hiện diện của Đức Thánh Cha Bênêđictô 16, tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc ở Vatican ngày 05/03/2010)
Chúa đã cho tôi được chứng kiến những ân huệ phi thường mà Giáo hội đang sống trong năm thánh linh mục này. Không thể đếm được những buổi tĩnh tâm của các linh mục trên khắp thế giới, được tác động bởi một tinh thần và một sự khám phá mới về ơn gọi riêng của mình. Một trong những cuộc trong tĩnh tâm này, phải kể đến cuộc tĩnh tâm ở Manila được Hội đồng giám mục Philippines tổ chức, vào tháng giêng vừa qua, quy tụ 5500 linh mục và 90 giám mục. Đó là một cuộc Hiện Xuống mới, nói theo ngôn ngữ của Đức hồng y Tổng giáo phận Manila. Trong một giờ chầu Thánh thể, đáp lời mời của người hướng dẫn, tất cả một giải mênh mông các linh mục mặc lễ phục trắng, một giọng đồng thanh cất lớn: “Lạy Chúa Giêsu, chúng con hạnh phúc là linh mục của Ngài!” Và khi nhìn vào gương mặt của các ngài, thì nhận thấy rằng đó không chỉ là những lời nói suông.
Nhãn:
026
Một Cái Nhìn
Chúng ta không thể phủ nhận việc con người ngày hôm nay có khuynh hướng chiếm hữu và hưởng thụ nhiều hơn. Nhưng hơn bao giờ hết, con người cảm thấy cô đơn, đau khổ, lạc lõng, thiếu vắng tình yêu, nên con người càng khao khát được tự do và hạnh phúc. Chúng ta thử ngồi lại trong những khoảnh khắc của một ngày lao động vất vả để suy tư. Nếu hạnh phúc con người được đo lường theo mức độ chiếm hữu và hưởng thụ, lẽ ra con người ngày nay hạnh phúc hơn bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử chứ? Nhưng tại sao con người vẫn cảm thấy mình bất hạnh?
Nhãn:
026
SỢ
Được sinh ra là một con người với thân phận mỏng dòn, với một vài khả năng chưa được hoàn thiện nên con người mang trong mình muôn vàn nỗi sợ hãi: nào là sợ người khác, sợ những biến chuyển của thiên nhiên, sợ chính mình và nhất là với người Ki-tô hữu cái sợ nhất đó là sợ chính Chúa. Thật là tai hại khi mà Đấng ta tôn thờ, tin tưởng; Đấng là Tình Yêu, là chỗ dựa và nhất là Đấng luôn an ủi những tâm hồn sầu khổ vậy mà ta lại sợ. Không biết người tín hữu sợ gì, mà đúng ra là họ phải cảm nhận được sự bình an và hạnh phúc khi mà làm những việc tôn thờ Chúa của mình. Phải chăng là họ đã được dạy để hiểu về một Thiên Chúa Tình Yêu không đúng? Phải chăng là họ đã không thấy được, không cảm được Thiên Chúa Tình Yêu là thế nào khi mà các hình ảnh sống động của Thiên Chúa – các vị mục tử – không họa lại được hình ảnh Thiên Chúa Tình Yêu?
Nhãn:
026
Giới hạn
Thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những cảnh bạo lực và giết chóc thương tâm nhưng cũng không kém phần… lãng xẹt! Những sự việc dường như nhằm ngoài sự suy nghĩ bình thường của chúng ta. Đôi khi nó vượt quá sức tưởng tượng và chịu đựng về phương diện tình cảm và đạo đức của một con người bình thường.
Nhãn:
026
Tìm hiểu về các tôn giáo
Hồi giáo
Bart Khánh
Mohammed, người sáng lập ra Hồi giáo, trong một lần đứng trước nhóm môn đệ khoảng 40 người, đã nói: “Ta sống và chết với các ngươi, máu của ngươi là máu của ta, các ngươi thua là ta thua, các ngươi thắng là ta thắng”. Một người trong đám môn đệ thắc mắc nếu như chúng tôi bị giết vì ngài, thì chúng tôi được phần thưởng là gì? Mahomed trả lời được lên thiên đàng. (được ghi lại trong kinh Coran)
Nhãn:
026
TÂN BINH
Chuyện suy niệm
Lớp trưởng hỏi một đám tân binh, tại sao lấy cây hồ đào làm bá súng?
- “Bởi vì độ cứng của nó cao so vối các thứ khác.” một tân binh trả lời như thế.
- “Không đúng.” Lớp trưởng nói.
- “Bởi vì tính đàn hồi của nó rất tốt.”
- “Sai.”
- “Độ phản quang khá lý tưởng.”
Nhãn:
026
Lựa chọn của bạn?
Nam gặp một người ăn xin giơ tay xin mình. Hôm trước anh gặp một người bạn, người này nói một cách bực bội rằng: “Nếu đừng cho gì những người ăn xin này, thì họ phải lo tìm một việc gì đó làm để kiếm vài xu chứ!” Trên đường phố, đặc biệt là Đường Hai Bà Trưng ở TpHCH, mấy ngày này đầy những áp phích của Bộ lao động thương binh xã hội kêu gọi nên đề phòng những người ăn xin, thậm chí khuyên nên gọi điện báo (số 08.35533258) nếu nghi có dấu hiệu tham lam và lợi dụng!
Nhãn:
026
Bạn có biết?
Tắt xe máy khi chờ đèn đỏ - tiết kiệm 2 tỷ đồng một ngày
Bạn có nghĩ rằng chỉ tắt máy xe ít giây khi chờ đèn đỏ ta có thể tiết kiệm được hơn 2 tỷ đồng mỗi ngày (riêng chỉ ở Sàigòn thôi). Nếu bạn nghi ngờ thì đây, bạn chỉ cân làm một vài con tính nhỏ là biết ngay:
Tổng tiền xăng tiết kiệm khi tắt máy 30 giây (cho một xe - VND): (nếu kẹt đường thì có thể tới hàng giờ): 50 (VND)
Nhãn:
026
21 quy luật tất yếu trong lãnh đạo
Quy Luật Thứ 9: QUY LUẬT HẤP DẪN
Những nhà lãnh đạo hiệu quả luôn tìm người giỏi. Tôi nghĩ mỗi chúng ta đều có trong trí tiêu chuẩn về những thành viên mà mình muốn có trong tổ chức của mình. Bạn có biết ai là người bạn đang tìm kiếm lúc này? Nhân viên hoàn hảo của bạn sẽ như thế nào? Họ cần có những đức tính nào? Hay bạn đang tìm kiếm những nhà lãnh đạo? Hãy dừng lại đôi chút và viết những phẩm chất mà bạn muốn những nhân viên của bạn cần có.
Nhãn:
026
GIÓ
Gió rong chơi
Gió lang thang
Gió đi đâu về đâu?
Đi qua những miền đất hoang
Để ngỡ ngàng
Để hoang mang
Để bất chợt nhận ra tất cả chỉ là vùng đất trống.
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012
Triết lý: Biết gì mà nói!
Cách chung muốn sống thì phải ăn. Muốn biết phải học. Học thì phải hỏi (nói). Ăn-nói là hai hành động khác nhau nhưng nó lại phản ánh nét văn hóa. Do đó, ăn-nói cũng được xem như một cặp phạm trù về cách ứng xử trong xã hội.
Nhãn:
026
Tôn trọng người nghèo
Người nghèo ở bất cứ đâu cũng có, ở xã hội, đất nước nào cũng có, và người nghèo là thành phần đáng được quan tâm nhất trong xã hội. Không phải đi tu, do bổn phận hay là khi có quyền, địa vị, tiền… thì tôi mới phải quan tâm, giúp đỡ những người nghèo. Nhưng là bất cứ khi nào có thể được và có dịp là tôi phải quan tâm, giúp đỡ người nghèo. Cách riêng là phải luôn luôn kính trọng người nghèo. Vì đó cũng chính là hình ảnh của Đức Kitô, họ cũng là một con người, một nhân vị.
Nhãn:
026
Cải tổ
Từ điển tra nghiêng
Tổ chỉ rẻ như bó rau cải! Mua đâu cũng được, đổ đâu cũng không tiếc! Cải tổ cũng dễ như chuyện bà bếp đi chợ: Thấy cái gì thích hợp ý thì mua về, khi không thích nữa thì bỏ. Cân nhắc tính toán làm chi cho rách việc, mất thời giờ! Cải tổ như vậy thì có cũng như không. Cũng chẳng ảnh hưởng gì mấy đến hoà bình thế giới!
Nhãn:
026,
Từ điển tra nghiêng
TRANG HỌC ANH NGỮ
Trang học anh ngữ xin chào quý vị trở lại với Dựng lều Kinh viện. Với mục lần này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu 3 động từ: return home, get back home, arrive home.
Nhãn:
026,
Học Anh Ngữ
Lời ngỏ DL số 025
Kính thưa quý độc giả,
Trước hết BBT Dựng Lều xin gởi đến quý độc giả lời chào thân ái và lời chúc sức khỏe. BBT Dựng Lều xin tri ân đến toàn thể các cộng tác viên và quý độc giả đã và đang nhiệt tình đóng góp và hưởng ứng nội sanh kinh viện chúng tôi.
Nhãn:
025
NĂM MỚI NÊN NGƯỜI MỚI
“Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối,anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” (Eph 4:22-24)
Nhãn:
025
Sống Năm Thánh
Giáo hội Việt nam đã long trọng bước vào năm thánh 2010, kỉ niệm 350 năm thiết lập hai giáo phận tông toà Đàng Ngoài và Đàng trong, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt nam. Giáo phận Long xuyên cũng long trọng khai mở năm thánh kỉ niệm 50 năm thành lập giáo phận. Vậy năm thánh là gì? Đâu là ý nghĩa trọng yếu của năm thánh? Và chúng ta phải sống năm thánh thế nào?
Nhãn:
025
Vui cười
Khác nhau giữa nam và nữ
Tình bạn giữa những người phụ nữ: Cô vợ không về nhà một đêm. Sáng hôm sau, cô nói với chồng rằng mình đã qua đêm tại nhà cô bạn gái.
XUÂN VỀ
“Tết! Tết! Tết!Tết đến rồi
Tết! Tết! Tết!Tết đến rồi
Tết! Tết! Tết!Tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi người ”
Mùa xuân – mùa của tình yêu, mùa của hy vọng, mùa của tương lai. Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật bắt đầu sinh sôi, thời tiết dễ chịu, thi thoảng có đợt gió bắc mưa phùn, một năm khởi đầu từ mùa xuân.
Nhãn:
025
THEO CHÚA
Trong cuộc sống ít ai dám liều lĩnh bỏ những mối quan hệ thân tình, những cuộc vui với bạn bè và nhất là những cơ hội làm giàu để tiến đến một cuộc sống khắc khổ hơn. Nhưng phải chăng đó lại là điều mà Thiên Chúa muốn chúng ta làm? Phải chăng đó lại là điều Thiên Chúa đang đòi hỏi nơi mỗi người chúng ta? Mình vẫn nói, vẫn tự xưng mình là người có lòng tin vậy chúng ta có dám liều để theo Chúa – theo con đường mà Chúa đã vạch sẵn cho mỗi người hay không?
Nhãn:
025
THẦY ƠI, CON LÀ MATTA!
Dấu Lặng
Tháng 6/2009
Thầy Giêsu kính yêu của con!
Thầy đến thăm nhà và dùng với chúng con bữa cơm thân mật đã khá lâu rồi mà đến bây giờ con mới viết vài dòng này cho Thầy. Không phải vì con quá bận rộn đâu Thầy ạ, chỉ vì mỗi tội con chữ nghĩa kém quá, chẳng biết viết gì mà cũng chẳng biết sắp xếp ý tứ ra sao, phải mất nhiều thời gian lắm mới viết được đấy. Thầy thông cảm cho con nhé!
Nhãn:
025
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)