“Tự bản chất, Giáo Hội là hiệp
thông, bắt nguồn từ chính mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Ba Ngôi vừa là
suối nguồn vừa là mẫu mực và cùng đích của sự hiệp thông trong Giáo Hội.” (Trích
Thư HĐGMVN về Năm Thánh)
Bước
vào đầu niên khoá mới (2010-2011), chúng ta đã đi được 2/3 đường của Năm Thánh.
Quí đầu của niên khoá này cũng là phần cuối của Năm Thánh (sẽ kết thúc vào ngày
6/1/2011), phải là dịp để chúng ta nhìn lại chính mình xem chúng ta đã sống
tinh thần Năm Thánh đúng như mong đợi của các Giám mục VN không, thực tế nhất,
đó là chúng ta đã sống “Hiệp thông” như thế nào ?
Hơn
nữa, trong suốt kỳ tĩnh tâm năm cũng như trong kỳ Tổng nghị IX vừa qua của
Dòng, sự Hiệp thông luôn là đề tài chính trong các bài giảng cũng như trong các
buổi chia sẻ, suy tư. Nhưng sự hiệp thông không thể có nếu thiếu đối thoại. Do
đó, tôi thiết nghĩ, chúng ta cần tìm hiểu kỹ “Nghệ thuật Đối thoại” để
áp dụng thiết thực vào đời sống cộng đoàn, nhằm thắt chặt hơn sự yêu thương gắn
bó giữa chúng ta với nhau, trong cảm thông và hoà hợp, là điều kiện không thể
thiếu để sống Đức Ái.
Nhưng
phải đối thoại thế nào cho thực sự hữu hiệu và bổ ích, vấn đề là ở chỗ đó. Có
lẽ khi nghe cụm từ “Nghệ thuật Đối thoại” nhiều người đã liên tưởng đến “Nghệ thuật Đối thoại của Socrates” mà những ai đã học triết sử Tây phương đều
biết đến. Bí quyết đặc thù trong nghệ thuật đối thoại của Socrates là ở chỗ ông
không bao giờ tỏ ra có ý hướng dẫn hay gợi ý cho người khác. Trái lại, ông tạo
ra ấn tượng như mình là một người muốn học hỏi từ những người ông tiếp xúc. Như
vậy, thay vì thuyết giảng như ông thầy giáo hoặc như một nhà hùng biện thì ông
lại lắng nghe, trao đổi, thảo luận; như thế là ông đã giúp người đối thoại
không tự ti, mà cảm thấy tự tin hơn để trao đổi một cách thoải mái hơn và dĩ
nhiên là phong phú hơn và chân thành hơn.
Từ
nhận định trên, ta thấy rõ là để đối thoại có hiệu quả thì tiên vàn ta phải
biết lắng nghe với tất cả sự tế nhị, trân trọng và thiện chí. Sự lắng nghe này
mặc nhiên nói lên sự hạn chế về tri thức của mỗi chúng ta, giúp chúng ta khiêm
tốn hơn để học hỏi những cái hay, cái tốt nơi người khác dù đó có thể là người
kém chúng ta về tuổi tác, địa vị và cả về trình độ. Thái độ chân thành khiêm
tốn đó sẽ tạo điều kiện cho người đối thoại cởi mở hơn, tự nhiên hơn và thiện
cảm hơn.
Đối
thoại trong những điều kiện nêu trên chắc chắn sẽ đem đến nhiều hiệu quả tích
cực và bổ ích, nhằm củng cố thêm cho đức ái huynh đệ. Tuy nhiên, kết quả tích
cực chắc chắn sẽ còn được nhân lên nếu chúng ta biết đối thoại với một gương
mặt vui tươi, kèm theo sự khôn khéo, tế nhị và nhất là bình tĩnh và kiên nhẫn.
Tóm
lại, để suốt niên khoá mới này, đặc biệt hơn, để phần cuối của Năm Thánh này
được sống tích cực hơn, chúng ta sẽ giúp nhau sống hiệp thông theo tinh thần của
Năm Thánh, nhằm chứng minh cho sức sống nhiệm
mầu của Giáo Hội và để chu toàn sứ vụ
Chúa trao, chúng ta hãy luôn đối thoại cách tích cực, áp dụng những phương pháp
nêu trên, với mọi người, nhất là với những người chung sống trong cộng đoàn
mình. Được như thế, chúng ta sẽ góp phần không nhỏ vào việc đẩy lùi những nghi
kỵ, hiểu lầm, để làm tăng thêm tình yêu thương đoàn kết. Căn bản là chúng ta
hãy luôn nỗ lực làm “tất cả vì Đức Ái ”. ( 1 Cor 16,14)
Chú BA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét