Nguồn: NCT
Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012
Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012
MỪNG CHÚA PHỤC SINH
MỪNG CHÚA PHỤC SINH
ALLELUIA! ALLELUIA! ALLELUIA!
CHÚC MỪNG PHỤC SINH:
BỀ TRÊN,
CÁC TU HUYNH
và
TOÀN THỂ ĐỘC GIẢ DỰNG LỀU
ALLELUIA! ALLELUIA! ALLELUIA!
CHÚC MỪNG PHỤC SINH:
BỀ TRÊN,
CÁC TU HUYNH
và
TOÀN THỂ ĐỘC GIẢ DỰNG LỀU
Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012
Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012
Bé LÂM HÂN Hát Bài Thương Khó
Nguồn: youtube.com
Nhãn:
Video Clip
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012
Lời ngỏ DL số 036
Kính thưa quý độc giả xa gần,
Lời đầu tiên BBT Dựng Lều xin gởi đến quý vị lời tri ân, mừng
Chúa Giáng Sinh 2011 và đón mừng Năm mới 2012. Xin kính chúc quý tu huynh và quýđộc
giả Mùa Giáng Sinh thánh thiện và Năm Mới bình an, hạnh phúc.
Nhãn:
036
CHÚA KITÔ SỐNG MÃI
“Chúa Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi muôn đời
không thay đổi" ( Dt 13,8).
Bắt đầu Mùa Vọng, tất cả chúng ta đều hướng về kỷ niệm ngày
Giáng Sinh của Chúa Giêsu, ngày Chúa đến lần thứ nhất trong đơn sơ, nghèo khó, trong quên lãng và hắt
hủi…Đó là “nhân vật Giêsu” trong lịch sử nhân loại. Nhưng câu khẳng định của
Thánh Phaolô trong thư Do thái trích trên đây không dừng lại ở con người lịch sử
Giêsu, mà nhằm đưa chúng ta đến với Đức Kitô Vĩnh cửu, là Ngôi Lời hằng hữu của
Chúa Cha. Để hiểu rõ hơn, có lẽ ta phải xem lại phần lễ nghi đêm Vọng Phục sinh:
Trên cây nến Phục Sinh tượng trưng cho Chúa Kitô, vị chủ tế vẽ vào đó mẫu tự đầu
tiên và cuối cùng của bộ mẫu tự hy lạp, tức hai mẫu tự Alpha và Ômêga; rồi chủ
tế vẽ các con số của năm và nói: "Chúa Kitô sống động hôm qua, hôm
nay và mãi mãi. Người là khởi nguyên và cuối cùng, là Alpha và Ômêga. Thời gian
và các thế kỷ thuộc về Người. Chúc tụng Người được vinh quang và quyền năng
trong tầt cả các thế kỷ đến muôn đời. Nhờ qua các dấu thánh vinh hiển, xin Chúa
Kitô bảo vệ và gìn giữ chúng con."
Nhãn:
036
Hiệp Thông Trong Bữa Ăn Đời Thường Và Bữa Tiệc Thánh Thể
Bí Tích Thánh Thể vừa là “nguồn mạch” vừa là “tột đỉnh” của
đời sống Kitô hữu vì chính Đức Kitô hiện diện thật nơi Bí Tích Thánh Thể để đem
Thiên Chúa và con người lại với nhau trong một cuộc trao đổi yêu thương, có giá
trị cứu độ, một liên hệ hai chiều, vừa cho đi vừa nhận lại.
Khi cử hành Bí tích Thánh thể, cũng là lúc chúng ta cử hành
Mầu nhiệm Nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa và sự hiện diện bền vững của Người
trong lịch sử như Đấng Cứu độ duy nhất của loài người. Bí tích Thánh Thể tái diễn
sự hiện diện cứu chuộc đích thực của Đức Kitô, Đấng nhờ hy lễ mà cứu độ loài
người. Trong Bí tích Thánh thể, Giáo hội kín múc nguồn ơn cứu độ của Đức Kitô
và từ đó rút ra sức mạnh và sinh lực thiêng liêng để được hiệp thông với Đức
Kitô, thêm can đảm để loan báo cuộc Tử nạn và Phục sinh của Người, đang khi
mong đợi ngày Người lại đến trong thế gian. Như thế, trong khi cử hành Bí tích
Thánh thể, chúng ta không chỉ nói đến Mình và Máu Đức Kitô mà thôi, nhưng còn
nói đến các nghi lễ xoay quanh việc tạ ơn nữa, nghĩa là hành vi của Bí tích ấy:
Hành vi của sự hiện diện, hy sinh và hiệp thông. Bài viết sau đây sẽ xoay quanh
ba hành vi này, để vừa nêu bật được việc tưởng niệm các biến cố Đức Giêsu đã
làm, vừa nói lên giá trị và hành vi cứu chuộc của Ngài mỗi khi chúng ta cử hành
Bí tích Thánh thể.
Nhãn:
036
Bình an trong khủng hoảng ở Ga 14,1-31
Ở chương 13 cho thấy một bầu không khí rất ảm đạm, tưởng chừng
như mây đen đang vây quanh tứ phía các môn đệ. Các ông đang gặp khủng hoảng lớn
từ chính bên trong nội bộ cộng đoàn các môn đệ và nhất là những lời nói của Thầy
mình như là sự trối lại của một người sắp ra đi. Chính vì cảnh bi thảm đó mà ta
thấy được bữa tiệc này kéo dài tưởng chừng như không có hồi kết. Các môn đệ
đang hoang mang vì không còn biết phải làm gì lúc này thì Đức Giê-su lại khích
lệ các ông “Lòng anh em đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”
(câu 1). Nếu anh em tin thì anh em sẽ không phải lo lắng gì vì “Thầy đi để dọn
chỗ cho anh em, Thầy lại đến và đem anh em theo với Thầy, để Thầy ở đâu anh em
cũng ở đó” (câu 3). Hơn nữa Đức Giê-su cũng mạc khải cho các môn đệ biết là Người
chính là đường, là sự thật và là sự sống và nhất là tất cả nếu muốn đến được với
Chúa Cha thì Người chính là con đường dẫn mọi người đến với Chúa Cha (câu 6).
Chính cái chết của Người là con đường và vì vậy mà Phê-rô không thể đi theo Thầy và Tô-ma không biết đường vì chưa có đường,
vì Đức Giê-su đang còn đó nói với các ông. Đức Giê-su chính là con đường và đồng
thời Người cũng là đích đến. Khi đến được với Người, khi đi trên con đường đó
thì cũng là lúc ta đi đến đích, đến được với Chúa Cha vì “Ai thấy Thầy là thấy
Cha” (câu 9).
Nhãn:
036
CHỨC TƯ TẾ TRONG BÍ TÍCH THANH TẨY VÀ BÍ TÍCHTRUYỀN CHỨC
Bart Khánh
Dẫn nhập
I. Đức Kitô là tư tế đích thực và duy nhất
1. Mầu nhiệm nhập thể của Đức Kitô
1.1. Đức Kitô được Chúa Cha thánh hiến trên sông Giođan
1.2. Đức Kitô tư tế trong hoạt động rao giảng Tin Mừng
2. Khởi đầu và hoàn thành chức tư tế của Đức Kitô
2.1. Hy tế của Đức Kitô trên thập giá
2.2. Sự Phục Sinh của Đức Kitô
II. Chức tư tế trong Bí tích Thanh Tẩy
1. Tham dự vào nhiệm thể Chúa Kitô
1.1. Nghĩa tử của Thiên Chúa
1.2. Tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô
2. Sứ vụ tư tế của người Kitô hữu
2.1. Đức Kitô tư tế là khởi nguồn…,
2.2. Chức tư tế của người Kitô hữu qua cử hành phụng vụ
III. Chức tư tế trong Bí tích Truyền Chức
1. Chức tư tế thừa tác được thánh hiến cho Chúa Kitô
2. Chức tư tế thừa tác trong cộng đoàn phụng vụ
IV. Chức tư tế trong cộng đoàn phụng vụ
1. Tương đồng của chức tư tế cộng đồng và thừa tác
2. Dị biệt của chức tư tế cộng đồng và thừa tác
Kết luận
Nhãn:
036
Tính Châm Biếm và Hài Hước trong Thánh kinh
Thư mục tham khảo
- Bullinger, Ethelbert
William: Figures of Speech Used in the Bible. London; New York :
Eyre & Spottiswoode; E. & J. B. Young & Co.
- E. J. Brill. Humour and Irony in the New Testament.
Jonsson, Jakob 1985.
- Hershey H. Friedman, Ph.D.
Humor in the Hebrew Bible.
Brooklyn College of the City University of New York.
- Karleen, Paul S.: The
Handbook to Bible Study: With a Guide to the Scofield Study System.
New York: Oxford University Press, 1987.
- Swanson, James; Nave, Orville. New Nave's. Oak Harbor: Logos Research Systems, 1994.
Nhãn:
036
Luân Lý Tự Nhiên và Luân Lý Kitô Giáo
Nguyễn Thanh Hoài
Thư mục tham khảo:
- Bernard Haring. Thần Học Luân Lý - Những Ý Tưởng Chủ Đạo.
Tủ sách chuyên đề.
- Charles E.Curran. Themes in Fundamental Moral Theology. University
of Notre Dame Press. 1977.
- Wlliam E. May. An Introduction to Moral Theology. Our
Sunday Visitor Publishing Division. 1994.
- Lm. Mai Văn Hùng. Khám Phá Lại Luân Lý Kitô Giáo.
UBĐKCG. Tp.HCM. 1991.
- Nguyễn Đức Quang. Luân Lý Cơ Bản. Trung Tâm Học Vấn
Đa Minh. 2007.
- Nguyễn Đức Quang (dịch). Người Ta Nói Gì Các Chuẩn Mực Luân Lý. 2003.
- Nguyễn Đức Thông (dịch). Một Nhãn Quan Mới Về Luân Lý. 1998.
- Nguyễn Đức Thông. Thần Học Luân Lý Căn Bản.(Theo
nguyên tác Free and Faithful in Christ của Benard Haring).2005.
- Nguyễn Bình Tĩnh. Luân Lý Cơ Bản Kitô Giáo. Khóa Thần
Học Liên Tu Sĩ. 1995.
- Từ Điển Thần Học Kitô
Giáo, II.
Nhãn:
036
Hai Cái Chết
Thánh 10 ghi dấu ấn của cái chết của hai con người rất
nổi tiếng: Steve Jobs và Moammar Gadhafi. Hai con người cùng nổi tiếng nhưng rất
khác nhau, có thể nói hoàn toàn trái ngược nhau. Cái chết của họ cũng được đón
nhận với những tình cảm và thái độ hoàn toàn trái ngược nhau.
Nhãn:
036
Nó và Cái Kính
Vốn đã thích đi tu từ bé nên Nó lúc nào cũng
thể hiện ra vẻ dáng người đi tu qua cách đi lại và ăn nói. Cũng vậy, chẳng biết
sao Nó lại tu đến giờ này, một bà Xơ “valide” và ‘licite”. Đúng thật, thời gian
như con thoi đưa, mới ngày nao mới chân ráo chân ướt bước vào nhà dòng, với bao
lo sợ và vui mừng, mà bây giờ Nó đã khấn. Thật là “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” và hình như “Chúa đãi những kẻ khù khờ”! Nhưng có một
điều mà Nó cảm thấy không được vui cho lắm là dáng vẻ bên ngoài xem ra chưa có
vẻ là người đi tu, chưa có dáng vẻ là “người
ăn cơm Chúa, múa tối ngày”. Thật tình mà thưa, tóc Nó thì có rụng rồi, trán
đã hói một chút, nhưng Nó vẫn chưa có cái kính để đeo. Cho nên lâu nay Nó vẫn
thầm mong mắt mờ đi để có lý do chính đáng mà đeo kính, ngõ hầu nhìn ra dân nhà
tu và trí thức.
Nhãn:
036
Tha thứ
Từ Điển Tra Nghiêng
Tha cũng tùy thứ.
Có thứ tha được, có thứ không tha được! Nói thì dễ nhưng thực hành thì không dễ
chút nào. Thế mới có chuyện khẩu phật tâm xà: “Miệng namô, bụng một bồ dao
găm”! Thực tế những thứ có thể tha được dễ dàng dường như không nhiều!
Nhãn:
036,
Từ điển tra nghiêng
TRANG HỌC ANH NGỮ
Relation,
Relations, và Relationship
Cả ba từ này đều có
nghĩa căn bản là: mối quan hệ, mối tương quan,… Tuy nhiên, Relationship có nhiều
nghĩa nhất và nó có cách dùng rộng rãi nhất, bao trùm nhiều nghĩa của Relation
và Relations.
Chúng ta hãy xem các ví
dụ sau:
Nhãn:
036,
Học Anh Ngữ
Đáp án Câu đố Kinh Thánh DL 35
1. Vị thầy nổi
tiếng nào là thầy của ông Phaolô? Ông Gamalien.
2. Theo Đức
Giêsu, ai sẽ dạy các môn đệ những gì họ cần biết? Chúa Thánh Thần.
3. Vị thầy nào
thường giảngng dạy trong các hội đường ở Êphêxô, nhưng chính ông lại được ông
Aquila và Pơ-rit-ki-la dạy đạo thêm? Ông A-pô-lô.
4. Ai là bậc thầy
trong dân, nhưng khi nghe Đức Giêsu nói chuyện về sự tái sinh thì chẳng hiểu gì
cả? Ông Nicôđêmô.
5. Vị tông đồ
nào thường giảng dạy và thảo luận trong trường học của ông Ty-ran-nô? Ông
Phaolô.
Lời ngỏ DL số 035
Kính
thưa quý độc giả xa gần,
Dựng lều
số 35 này đến tay quý vị vào trong tháng 6. Đây là thời gian nghỉ hè đối với
sinh viên học sinh nói chung và anh em kinh viện nói riêng. Trước khi lên đường
để nhận sứ vụ trong mùa hè này, BBT xin gởi đến quý vị Dựng lều số này. Đó là
những bài suy tư về đời tu, cảm nhận về những sự kiện hằng ngày trong đời thường,…
Nhãn:
035
CÁCH HIỂU ƠN CÔNG CHÍNH GIỮA TIN LÀNH VÀ CÔNG GIÁO
Bart. Khánh
Công
chính hóa là quá trình một tội nhân được trở nên công chính hay được hòa giải với
Thiên Chúa. Công đồng Trentô định nghĩa: “Công
chính hóa là thay đổi từ tình trạng là con cái của Ađam thứ nhất khi ta sinh ra
sang tình trạng ân sủng và được Thiên Chúa nhận làm con cái của Người nhờ công
trạng của Ađam thứ hai là Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta” (Denzinger
1524). Về mặt tiêu cực, công chính là tẩy trừ tội lỗi thật sự, chứ không phải
là chỉ bỏ qua các tội lỗi ấy hay không còn dựa vào các tội lỗi ấy để kết án tội
nhân. Về mặt tích cực đó là thánh hóa một cách siêu nhiên và đổi mới con người
để nó trở nên thánh đẹp lòng Chúa và được hưởng thiên đàng.[1]
Nhãn:
035
NGUYÊN NHÂN CỦA ĐAU KHỔ
Richard Công
Đau khổ là vấn đề thực tế của đời sống
con người thuộc mọi thời đại. Sinh-lão-bệnh-tử là đã trở thành quy luật cho
thân phận con người. Người viết xin trình bày nguyên nhân làm cho con người đau
khổ theo Phật giáo nguyên thủy dựa theo tác phẩm “Quan điểm Tu tập trong Phật
giáo nguyên thủy” trong bộ “Tìm hiểu giáo lý Phật giáo nguyên thủy” của tác giả
Thích Hạnh Bình, nhưng người viết xin trình bày cách vắn tắt để làm cơ sở cho
phần cảm nhận cá nhân tới đời sống của mình. Chính vì thế bài viết này chỉ mang
tính cảm nhận cá nhân chứ không phải là bài viết có tính nghiên cứu. Nên có gì
thiếu xót, mong quý độc giả bỏ qua.
Nhãn:
035
Sóng thần
Thông Phán
Trong
thời gian gần đây động đất xảy ra ngày càng nhiều và với cường độ khá mạnh. Trận
động đất mạnh 8,9 độ Richter tại Nhật Bản hôm 11/3 vừa qua đã gây nên sóng thần
dữ dội cao đến 10 mét. Sức tàn phá của nó thật là khủng khiếp. Sóng thần đang
trở thành nỗi ám ảnh của thế giới.
Nhãn:
035
100 dữ kiện Thánh Kinh
về ngày Sa-bát và
ngày Thứ nhất trong tuần
Tại sao phải giữ ngày Sa-bát? Mục đích của ngày Sa-bát là
gì? Ai đã tạo ra ngày Sa-bát? Nó được tạo ra khi nào, và cho ai? Ngày nào mới
là ngày Sa-bát thực sự? Nhiều người cho rằng đó là ngày thứ nhất trong tuần hay
ngày Chúa nhật. Trong Thánh kinh đã nói gì về ngày này? Một số thì lại cho rằng
đó là ngày thứ bảy trong tuần hoặc Thứ Bảy. Vậy Thánh kinh có nói về điều đó
chăng? Đây là những dữ kiện về cả hai ngày này, vì được khẳng định cách minh
nhiên bằng Lời của Thiên Chúa:
Nhãn:
035
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN
Bênađô
Khi
nói về cộng đoàn thì cộng đoàn đầu tiên chúng ta biết và sống đó là gia đình, nơi
mà trong đó mọi
người đều chăm lo làm ăn xây đắp cho
gia đình được
vui tươi, ấm no, hạnh phúc… Cũng như một gia đình, cộng đoàn cũng là nơi trong
đó mọi người cùng chăm lo làm ăn xây đắp
cho nhau được ấm no, vui tươi, hạnh phúc…
Nhãn:
035
Trách nhiệm
Tối 20/05/2011, Du thuyền Dìn Ký bị lật chìm cuốn theo 16
con người vô tội mất tích trong dòng sông Sàigòn.....
Các cơ quan chức năng, (nào là ngành giao thông, nào là
công an, nào là Cảng vụ đường thủy,...), đua nhau phân tích những sai phạm liên
quan đến con tàu định mệnh này và tìm cách truy cứu trách nhiệm những cá nhân
có liên quan đến vụ đắm tàu này. Nào là con tàu đã hết hạn đăng kiểm; nào là
tài công không có giấy phép; nào là kết cấu con tàu không đạt về mặt kĩ thuật;
nào là bến bãi không đạt tiêu chuẩn an toàn, không có phép hoạt động,... Tuy
nhiên con du thuyền Dìn Kí này đã vẫn hoạt động từ rất lâu, và thu hút rất nhiều
khách du lịch, mà chẳng ai đặt vấn đề gì? Người ta chỉ nói đến nó, và nói rất
nhiều, rất hùng hồn và có vẻ rất trách nhiệm khi nó gặp nạn!
Nhãn:
035
BAO ĐIỀU CON MUỐN NÓI
Giữa cơn mưa con bừng tỉnh dậy
Ngước mắt nhìn lên Chúa Giêsu
Tâm hồn con bồi hồi tự hỏi
Giêsu ơi Ngài ở nơi nao?
21 Quy Luật Tất Yếu Trong Lãnh Đạo
Quy Luật Thứ 17:
Quy Luật Ưu Tiên
Nhà lãnh đạo không bao giờ vươn đến một đích điểm mà họ không cần đặt ra
những ưu tiên trong công việc. Luật ưu tiên là một cái gì đó mà những nhà lãnh
đạo tốt luôn làm, cho dù họ đang lãnh đạo một nhóm nhỏ, chăn dắt một xứ đạo, điều
hành một công việc buôn bán nhỏ, hoặc điều hành một tập đoàn trị giá hàng tỉ
đôla.
Nhãn:
035
SUỐI NGUỒN TÌNH YÊU
Hạt Bụi
Tháng 5 – Tháng hoa dành riêng cho Đức Mẹ đã kết
thúc. Giờ đây, chúng ta lại bắt đầu vào tháng 6, tháng dành để tôn vinh tình
yêu của Thiên Chúa được cụ thể hóa nơi trái tim dịu hiền của Chúa Giêsu.
Nhãn:
035
Bạn có biết?
Người VN uống bia nhiều hạng 3 thế
giới
Chỉ mới 4 tháng đầu năm 2011, người Việt Nam đã
tiêu thụ khoảng 715 triệu lít bia, tăng gần 10% so với cùng thời gian năm 2010.
Sản lượng bia ngoại quốc nhập cảng vào Việt Nam cũng tăng 50%. Theo kết quả xếp
hạng năm 2010 của Michel de Carvalho, tổng giám đốc bia Heineken, tửu lượng của
người Việt Nam chiếm hạng 3 thế giới, chỉ sau Pháp và Mỹ. Ông cũng cho rằng Việt
Nam sẽ “vọt” lên hàng thứ hai vào năm 2012, và 3 năm sau đó nữa sẽ... dẫn đầu
danh sách “bợm” của thế giới.
Nhãn:
035
ÔI GIÊSU!
Buổi
chiều hoàng hôn màu tim tím
Nhìn
Giêsu lặng lẽ trên đường
Đầu đội mão gai, chân đạp đất
Trên vai vác nặng tội lỗi nhân gian.
ĐÔI NÉT VỀ NỀN VĂN HOÁ ẤN ĐỘ
Có thể nói rằng Ấn Độ là một quốc gia mà tôn
giáo đã chi phối, ảnh hưởng hầu như toàn bộ đời sống văn hoá và văn
minh của con người trong quốc gia này. Trước hết tôn giáo luôn luôn chi
phối cảnh quan văn hoá Ấn về mọi phương diện: tư tưởng, niềm tin, nghi
lễ, phong tục tập quán, văn học, và nghệ thuật. Không những thế Ấn Độ là nơi sản sinh ra hai tôn giáo
lớn là : đạo Phật và đạo Hindu. Nhưng ở đây ta chỉ làm sáng tỏ lời
nhận xét này: “Nền văn hoá, văn minh Ấn Độ mang đậm nét tôn giáo”.
Bây giờ ta sẽ đi vào từng lĩnh vực để chứng minh cho ý kiến này
này.
Nhãn:
035
Con người
Từ điển tra nghiêng
Một hữu thể bao gồm con và người. Con luôn đi trước người
mỗi khi xuất hiện, nên nhiều khi con át luôn cả người! Thành ra chất người chỉ
bé cỏn con! Ở cả trong suy nghĩ lẫn hành động. Chính vì thế mà khi chỉ vì một xích
mích nhỏ là họ sẵn sàng lao vào nhau: xe va quẹt nhau chút xíu; một lời nói
kháy; một ít tiền bạc,... cũng có thể rút dao giết nhau dễ dàng. Chính vì vậy
mà khi có chức có quyền thì to lo ăn to, bé lo ăn bé mặc kệ hậu quả thế nào
không cần biết. Người có quyền, có thế thì không dùng để bênh vực mà để hành hạ,
trấn áp những người nghèo, người yếu thế một cách bất công, vô lối, theo cái
cách “bố tao là Lý Cương”! Hoặc bần tiện như rải đinh ra đường để vá, và bán ruột
xe với giá cắt cổ... Ôi, xem ra càng ngày ‘con’ càng to, ‘người’ càng nhỏ!
Nhãn:
035
Câu Đố Kinh Thánh
A.Giải đáp câu đố
Kinh Thánh kỳ 02.2011
01. Mẹ của Đức
Giêsu.
à ĐỨC MARIA
02. Đoản sắc thiết lập 2 địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài là
gì ?
à SUPER
CATHERAM
TRANG HỌC ANH NGỮ
WOUND và INJURE
Nhìn
chung, cả hai từ này đề nói về sự tổn thương của cơ thể. Nhưng hai từ này có những
điểm khác nhau căn bản khi dùng như sau:
1.
Wound:
Nói về một người bị thương bởi một cụng cụ sắc nhọn hoặc bị viên đạn. Thường
đây là chỉ về một hành động có chủ tâm, liên quan đến những trận đánh và chiến
tranh. Ví dụ, In a war, there are many
more wounded than killed – Trong một cuộc chiến tranh bất kỳ, có nhiều người bị
thương hơn là chết.
Nhãn:
035,
Học Anh Ngữ
Lời ngỏ DL số 034
Kính thưa
các độc giả xa gần,
Sau khi
đón Xuân Tân Mão xong, nay BBT Dựng lều Kinh viện trở lại để ra mắt cùng quý độc
giả xa gần với số Dựng Lều 34. Tiên vàn BBT chúng tôi kính gởi đến toàn thể quý
vị lời chào chân thành và lời chúc sức khỏe cùng mọi điều thiện hảo của thiên
Chúa.
Nhãn:
034
Thánh GIUSE Khiêm nhu và Trầm Lặng hay “Cuộc Khổ nạn thầm lặng của Thánh Giuse”
“Tháng 3 là tháng kính Thánh GIUSE. Trong thời gian này, khắp nơi trong
Hội Thánh đều hướng về Thánh GIUSE. Hướng về bằng nhiều cách, như những suy
gẫm, những hình ảnh, những kinh nguyện, những thành tích…” ĐGM. Gioan Bùi
Tuần, CGDT, số 1796 th.3/2011)
Chính vì thế mà trong dịp này,
chúng ta học hỏi nơi Thánh Giuse rất nhiều điều thiết thực, bổ ích cho đời sống
tu đức. Trong khuôn khổ bài này và trong bối cảnh mùa Chay, chúng ta chỉ khai
thác khía cạnh sống nội tâm trầm lặng của Thánh nhân – hiệp thông với sứ mạng
cứu thế của Đức Kitô – mà ta có thể gọi là “Cuộc Khổ nạn thầm lặng” của Thánh
Giuse.
Nhãn:
034
CHỌN LỰA
Kỳ chuyển nhượng cầu thủ bóng đá
mùa Đông vừa qua ghi nhận những con số kỉ lục. Đáng chú ý nhất là chuyển nhượng
“bom tấn” Fernando Torres từ câu lạc bộ Liverpool đến Chelsea với giá 58,5 triệu euros. Đây là vụ
chuyển nhượng đáng chú ý, vì ngoài số tiền chuyển nhượng kỉ lục, thương vụ
Torres này chỉ đạt được vào những giây phút cuối cùng trước khi phiên chợ mùa
Đông đóng cửa, và có vẻ bất khả thi trước đó.
Nhãn:
034
NHỮNG NGƯỜI ĐANG ÂM THẦM BẢO VỆ SỰ SỐNG
Bart
Khánh
Vào dịp
nghỉ tết vừa qua, tôi và người anh của mình có dịp ghé thăm một người bạn là nữ
tu Dòng MTG Đà lạt, sơ hiện đang sống ở cộng đoàn Mái Ấm Tín Thác, 178 Trần
Bình Trọng, Thanh Xuân, Lộc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng, gần giáo xứ Thanh Xuân, cộng
đoàn còn được gọi là nhà mồ côi. Cộng đoàn hiện có 3 sơ, 3 chị bảo mẫu và khoảng hơn 20 em bé, em lớn nhất khoảng gần (2) tuổi,
em nhỏ nhất chưa được một tháng tuổi. Mỗi em đều được các Sơ đặt cho những cái
tên rất hay và ý nghĩa như Gia Ân, Hồng Ân, Giang Ân, Minh Ân, Phúc Ân, Ngọc
Ân, Hoàng Ân,… Nhìn quang cảnh bận rộn, vất vả tất bật của các sơ, các chị và cảnh
la khóc, chơi đùa cùng với những ánh mắt ngây thơ và những nụ cười hồn nhiên của
các em trong mái ấm lúc đó mới thấy được
sự sống của con người đáng phải trân trọng và quý giá biết bao. Những khó khăn
và vất vả để nuôi các bé có lẽ là không ít, điều này chắc ai cũng biết như cả
gia đình chỉ có một con hoặc một cháu nhỏ thì cũng cảm thấy vất vả lắm, những
lúc nó khỏe mạnh không sao, những lúc nó đau yếu bệnh hoạn là cả gia đình phải
mất ăn mất ngủ để chăm sóc và lo lắng cho nó. Vậy mà chỉ có 3 sơ và 3 chị bảo mẫu
mà phải chăm lo cho hơn 20 trẻ thì ai cũng biết là phải vất vả đến mức nào.
Không những thế các sơ còn phải lo chạy vòng ngoài để lo miếng ăn cho những người
trong cộng đoàn, những lúc các em bé đau yếu bệnh tật thì các sơ cũng phải vất
vả lo cho các em trong bệnh viện. Những ngày tết, một số em được cha mẹ bảo trợ
có nhà ở gần cộng đoàn trong xứ đạo mang về
nuôi vài ngày, để cho các sơ nghỉ tết, còn lại những em mới sinh, và một số em
nữa thì một sơ và các chị bảo mẫu phải ở lại chăm sóc. Thậm chí một sơ về gia
đình ông bà cố ăn tết cũng phải mang theo một bé về gia đình, chắc hẳn ai thấy
Sơ này cũng lấy làm lạ. Nhìn cách chăm sóc dịu dàng đầy tình thương của các Sơ
và các chị Bảo Mẫu trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm phục.
Nhãn:
034
TÌNH BẠN và TÌNH YÊU trong ĐỜI TU
Ý nghĩa đời tu
Có lẽ điều
liên tưởng đầu tiên của những người ngoài đời về các vị đi tu là những người
không lập gia đình, những người sống độc thân. Tuy nhiên, liên tưởng này không
phải ai cũng hiểu được một cách thấu đáo, đặc biệt những người không phải là
Kitô giáo. Chính vì nhẽ đó, mà có những người không phải Kitô giáo, khi gặp các
vị linh mục, tu sĩ, thường hỏi: vậy đi tu có được lấy vợ không? Hoặc có kẻ
không biết ác ý hay vô tình không biết còn hỏi: vậy đi tu có lấy được các soeur
không! Thật là quá đáng và quá đáng!
Nhãn:
034
Tại sao Chúa lại chọn con?
Mỗi
người có một cảm nhận riêng về ơn gọi của mình, ơn gọi này chúng ta nhận được từ
Thiên Chúa, Đấng là nguồn mạch của mọi sự, cho mọi người. Ở đây tôi chỉ bàn đến
ơn gọi dấn thân theo Chúa cách đặc biệt trong đời tu (đời sống dâng hiến) mà
thôi. Dẫu biết rõ con người bạn chẳng có tài gì đặc biệt, chẳng có khiếu gì
trong lãnh vực hùng biện, cũng như các lãnh vực khác liên quan đến sứ vụ sau này
thế mà Chúa đã mời gọi bạn theo Ngài. Ngài cũng không cưỡng ép cũng như Ngài chẳng
bắt buộc bạn phải dấn thân nhưng Ngài đang chờ đợi nơi bạn sự đáp trả. Bạn có
thể nói “không”. Vì có quá nhiều lí do để biện hộ cho câu trả lời đó: Có thể là
thời gian chưa chín muồi, hoặc có thể là chưa thích hợp, và thậm chí có thể là
Chúa đã chọn nhầm người để thi hành sứ vụ đặc biệt này. Và có lẽ bạn đang hỏi
Chúa: tại sao Chúa lại chọn con?
Nhãn:
034
Chiều kích cá nhân của ơn gọi
(Lc
19,1-10)
"(1) Sau khi vào Giêrikhô, Ðức Giêsu đi ngang
qua thành phố ấy. (2) Và kìa, có một người tên là Dakêu; ông đứng đầu những người
thu thuế, và là người giàu có. (3) Ông ta tìm cách để xem cho biết Ðức Giêsu là
ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. (4) Ông liền chạy
tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Ðức Giêsu, vì Người sắp đi qua đó.
(5) Khi Ðức Giêsu tới chỗi ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: "Này ông
Dakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông !" (6) Ông vội vàng
tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. (7) Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau:
"Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ !" (8) Còn ông Dakêu thì đứng
mà thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, này đây phân nửa tài sản của tôi, tôi
cho người nghèo; và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn".
(9) Ðức Giêsu nói về ông ta rằng: "Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này,
bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Ápraham. (10) Vì Con Người đến để tìm và
cứu những gì đã mất"."
Nhãn:
034
Âm nhạc góp ích gì trong phụng vụ?
Thánh Augustino nói: “hát hay tức là cầu nguyện hai
lần”[1].
Thánh Phaolô thì khuyên nhủ Ki-tô hữu: “anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng
Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng”
(xc. Cl 3,16). Thánh Augustino còn nói: “Ai yêu thì hát”[2].
Trong Phụng vụ, Dân Thiên Chúa được tháp nhập vào sự sống thần linh, rung động
và nhảy mừng bằng tất cả con người. Bắt nguồn từ lời cầu nguyện của thánh vịnh,
âm nhạc Ghêgôriô là lối hát riêng của Phụng vụ Roma (PV 116). Công Đồng
Vaticanô II công bố rằng trong Phụng Vụ sự hiện diện của Đức Kitô được tỏ bày bằng
nhiều cách – trong con người của những thừa tác viên có chức thánh, trong việc
công bố Lời Chúa, trong hình bánh rượu, và sau cùng “khi Hội Thánh cầu nguyện
và ca hát” (Sacrosanctum Concilium, số 7). Mọi cách thức thể hiện trong Phụng vụ
đều có ý nghĩa và mục đích của nó. Âm nhạc trong Phụng vụ cũng thế, nó góp phần
không nhỏ trong việc cầu nguyện, hiệp thông và làm sống động hơn bầu khí Phụng
vụ.
Nhãn:
034
CAFÉ CỦA THƯỢNG ĐẾ
Chuyện được
kể rằng: Một nhóm cựu sinh viên sau một thời gian vất vả tạo dựng sự nghiệp, đến
thăm vị giáo sư đại học đáng kính của họ. Cuộc đối thoại của họ mau chóng được
diễn ra với lời thăm hỏi về người thầy đáng kính, đồng thời cùng những lời than
phiền về những khó khăn và stress của họ về đời sống và công việc được diễn ra
tiếp theo.
Nhãn:
034
21 Quy luật tất yếu trong lãnh đạo
Quy Luật Thứ 16: Quy Luật Động Lực
Tất cả các nhà lãnh đạo đều gặp thử
thách khi muốn tạo ra sự thay đổi trong tổ chức. Chìa khóa cho những thách đố
đó là động lực – cái mà tôi gọi là động lực
lớn. Cũng như mọi thủy thủ đều biết rằng họ không thể lái con tàu khi nó
không chuyển động về phía trước, những nhà lãnh đạo giỏi hiểu rằng để thay đổi
phương hướng họ trước tiên phải tạo ra hướng phát triển – và đó là nội dung của
quy luật động lực.
Nhãn:
034
ĐÔI DÒNG SUY TƯ
Xã hội ngày nay, đặc biệt là ở
những nước đang phát triển như Việt Nam có rất nhiều sự thay đổi,
đặc biệt là trong cấu trúc gia đình. Con cái trong gia đình thường
chỉ có một hoặc hai con. Nên chúng được quan tâm rất đặc biệt, chúng
muốn gì được nấy và trở thành những cậu ấm, cô chiêu. Điều này, vô
tình chúng ta làm cho trẻ em phát triển một cách không đúng hướng.
Từ đó sẽ nảy sinh muôn vàn khó khăn cho các bậc làm cha làm mẹ trong
việc nuôi dạy con cái mình. Ở đây xin đưa ra một cái nhìn để thấy
được tầm quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách cho
các trẻ em.
Nhãn:
034
Kinh nghiệm
Từ điển tra nghiêng
Ngồi
nghiệm lại thấy phát kinh! Đó thật sự là những trải nghiệm kinh khủng! Vì thế
không ai muốn rút kinh nghiệm cả. Có làm cũng chỉ làm lấy lệ, chứ thực ra cũng
chẳng muốn và cũng chẳng ích lợi là bao.
Nhãn:
034,
Từ điển tra nghiêng
Câu Đố Kinh Thánh
A.Giải đáp câu đố
Kinh Thánh kỳ 01.2011
1. Ai đã nghe tiếng của một thiên thần ra lệnh đốn một
cây lớn?
b. Vua Nabucôđônôxo (Đn 4,1-13)
2. Ai đã nói với Vua Saun rằng vâng lời Thiên Chúa
thì hơn mọi hy lễ?
a. Ông Samuen (1Sm 15,22)
TRANG HỌC ANH NGỮ
Cách Dùng số 0
trong tiếng Anh.
Số 0 có
nhiều cách gọi trong tiếng Anh:
1.
Zero:
khi vói về nhiệt độ và trong ngôn ngữ khoa học. The temperature rarely falls
below zero here: Ở đây nhiệt độ ít khi tụt
xuống dưới không (độ).
2.
Nought:
khi số 0 được là một bộ phận của con số. A million is 1 followed by six noughts
(10000000: Một triệu là số 1 có 6 số 0
(không) theo sau (1000000).
Nhãn:
034,
Học Anh Ngữ
Lời ngỏ DL số 033
Kính
thưa quý độc giả xa gần,
Thế là một năm nữa đã qua, một
năm đầy ắp những kỷ niệm và những cung bậc cảm xúc khác nhau, nhiều thử thách
chông gai nhưng cũng có nhiều ân sủng và hồng ân Chúa ban. Những ngày còn lại của
năm cũ đang dần dần đi qua nhường lại cho năm mới, một mùa xuân mới.
Nhãn:
033
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
BBT Dựng Lều
Kính chúc: Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, Quý Tu Huynh và Quý độc giả:
Mùa xuân mới tràn đầy
Ân – Phúc – Lộc của Thiên Chúa.
Năm mới luôn vui tươi,
mạnh khoẻ và hạnh phúc.
Nhãn:
033
SỚ TÁO CỦA CỘNG ĐOÀN KINH VIỆN NĂM 2010
Khải tấu Ngọc Hoàng
Táo thần Thánh Gia
Kinh viện là nhà
Đến trước long nhan
Cúi đầu bái kiến
(tùng
tùng…tung tung... xà)
Tháng chạm hăm ba
Thần lái Honda
Đi ra khỏi nhà
Qua mấy dặm xa
Kẹt mấy chuyến phà
Nay thần tới trễ
Hồ sơ khệ nệ
Trình tấu Ngọc Hoàng
Nhãn:
033
XUÂN VĨNH CỬU
“Cuộc
đời ta vụt mất tựa bóng câu, …
…những
đoá hoa xuân, ta đừng bỏ phí.”
(Kn
2,5.7)
Vậy là một Mùa Xuân nữa lại về và ta lại
“già” thêm tí nữa! Suy nghĩ như thế có phải là quá “bi quan” không ? Hai câu
sách Khôn Ngoan trên đây sẽ giúp ta định hướng. Đúng là “Cuộc đời ta vụt mất tựa bóng câu” xem như một nhận định khá bi
quan, nhưng câu sau “những đoá hoa xuân,
ta đừng bỏ phí” giúp ta biết phải làm gì để tận dụng thời gian “còn lại” của
mỗi chúng ta trước khi nhắm mắt lìa đời: Ta không được “bỏ phí” những đóa “hoa
Xuân” mà Thiên Chúa ban tặng cho ta hằng năm, đặc biệt là trong dịp đầu năm Tân
Mão này.
Nhãn:
033
LỜI CHÚC XUÂN LẠ THƯỜNG
Đúng là thời gian nhanh như tên bay. Mới
đây mà năm cũ đã chuẩn bị hết và năm mới sắp đến, năm con Cọp đã về rừng và năm
chú Mèo sẽ làm trùm! Thật vậy, không khí ngoài đường cũng như trong nhà, trường
học và nơi công sở, ngoài nhà đời hay trong nhà tu đang dấy lên tinh thần nhộn
nhịp tiễn đưa năm cũ và đón mừng năm mới. Những cánh én tung tăng bay là đà dường
như báo hiệu tiết xuân đang tràn ngập khắp nơi cùng với những bông hoa đang đâm
chồi, nảy lộc, khoe hương sắc thắm, muôn màu, muôn vẻ. Một năm mới lại đến với
những con người Việt Nam. Với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, chắc hẳn ai
trong mỗi chúng ta đều dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất trong năm mới.
Nhãn:
033
Tiến trình trở thành người môn đệ Đức Giêsu
“Hôm sau, ông Gioan lại đang đứng với hai người trong
nhóm môn đệ của ông. Thấy Ðức Giêsu đi
ngang qua, ông lên tiếng nói: “Ðây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ nghe ông
nói, liền đi theo Ðức Giêsu. Ðức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì
hỏi: “Các anh tìm gì thế?” Họ đáp: “Thưa Rápbi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở
đâu?” Người bảo họ: “Ðến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người
ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng bốn giờ chiều.” (Ga 1,35-39)
Nhãn:
033
THIÊN CHÚA LÀ MÙA XUÂN BẤT DIỆT
Mỗi khi xuân về, người người rạo rực đón xuân với
tấm tình cảm tạ tri ân Thiên Chúa đã ban cho ta một năm biết bao nhiêu
hồng ân. Cũng trong tâm tình đó, tôi xin mạo muội nói lên cảm nhận
của mình về một nhận định “Thiên Chúa là mùa xuân bất diệt”.
Nhãn:
033
ĐỂ HIỂU RÕ HƠN NHỮNG ÂN SỦNG CHÚA BAN CHO CHÚNG TA QUA NHỮNG BÍ TÍCH
Bart Khánh
Chúng ta đang trong
những ngày tháng cuối cùng của năm canh Dần để bước vào một năm tân Mão. Dường
như mọi tổ chức, mọi cộng đoàn đều tổng kết đánh giá lại tình hình một năm qua,
mình đã sống thế nào, những mặt tích cực đạt được thì khen ngợi và cố gắng duy
trì và phát huy, còn những mặt chưa đạt được hay những khuyết điểm đã xảy ra
thì tìm cách hạn chế và khắc phục để sang năm mới sẽ tiến bộ và thành công hơn
nữa. Đó cũng là một điều tốt và đáng được lưu ý cần thực hiện ở những tổ chức
và cộng đoàn. Tuy nhiên thiết tưởng mọi yếu tố sẽ không thể đạt được như mong
muốn nơi những tập thể hay cộng đoàn nếu như từng cá nhân trong tập thể đó
không nhìn lại chính mình cần phải khắc phục hay đổi mới bản thân.
Nhãn:
033
Chơi sạch
Lionel
Messi vừa đã nhận được danh hiệu quả bóng vàng, cầu thủ hay nhất thế giới,
trong cuộc bình chọn ngày 10.01.2011 tại Zurich, Thụy sĩ, do FIFA và tạp chí
France Football tiến hành. Đây là một danh hiệu hết sức cao quí mà bất cứ một cầu
thủ nào cũng mơ ước. Càng quí và đẹp hơn bội phần cho giải năm nay chính là lối
chơi sạch của chủ nhân Quả bóng vàng năm nay. Trên trang chia sẻ video trực tuyến
Youtube trước đó không lâu, clip có tựa đề “Lionel
Messi không bao giờ ngã vờ” đã thu hút được một lượng lớn người xem, kèm
theo nhiều comment bình luận tích cực.
Nhãn:
033
CÁI NHÌN MỚI
Sẽ
có lúc bạn phải vác thập giá. Sẽ có lúc bạn được mời gọi hãy nhìn nhận những thập
giá mà tha nhân đang vác. Và sẽ có lúc người ta yêu cầu bạn vác đỡ thập giá cho
họ. Trong tất cả những trường hợp ấy, mỗi lần bạn thưa cùng Chúa “Xin Vâng” là
mỗi lần bạn chấp nhận bước vào con đường thập giá và chấp nhận vác thập giá
cùng với Đấng đã vì bạn mà phải vác thập giá và cuối cùng là phải chết trên thập
giá để cho bạn được sống, được hạnh phúc. Trong tương quan với mọi người có bao
giờ bạn dừng lại ít phút để hỏi thử mình xem, mình đã sống với những người
chung quanh thế nào và nhất là với những người cùng chí hướng với mình, để cộng
đoàn mình, trở thành ngôi sao chỉ đường cho mọi người tìm đến được với Chúa hay
chưa? Cuối năm là dịp để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình trong tương quan với
Chúa, với người thân, với người cùng chí hướng, với người chung quanh, và với mọi
người nhất là những người cần đến chúng ta để họ có thêm chút nghị lực sống.
Chúng ta có sẵn sàng giúp họ chưa? Có nhìn thấy được Đức Ki-tô nơi họ để chúng
ta phục vụ cách chân thành hay chưa?...
Nhãn:
033
HẠNH PHÚC THEO QUAN ĐIỂM CỦA ARISTOTLE
Hạnh phúc là một khái niệm rộng lớn được con người
thuộc mọi thời quan tâm một cách đặc biệt. Con người ở bất kỳ thời đại nào đều
có chung một mục đích là theo đuổi cuộc sống hạnh phúc, và hạnh phúc luôn là
mục đích tối hậu mà con người tìm kiếm.
Mong cầu hạnh phúc và đi tìm hạnh phúc là dấu hiệu nhận biết sự lành
mạnh (sự thiện) của mỗi con người. Suy cho cùng, tất cả ý nghĩa, giá trị, niềm
vui của cuộc sống mà chúng ta cảm thấy đều được gói gém trong khái niệm hạnh
phúc. Đó là một khái niệm triết học rộng lớn phản ánh mục tiêu phát triển của
toàn nhân loại. Nhưng trong những bước tìm kiếm hạnh phúc của đời mình, con
người lại giới hạn khái niệm này thành những mục tiêu rất hạn hẹp và cụ thể, ví
dụ quy hạnh phúc thành khoái lạc, giàu sang, sự thỏa mãn, hay danh dự... Thậm
chí cùng một cá nhân có khi còn quan niệm hạnh phúc khác nhau tùy vào mỗi hoàn
cảnh cách nhau: Nếu nghèo đói, họ sẽ ước muốn giàu sang làm hạnh phúc; nếu đau
yếu, họ sẽ ước mong sức khỏe làm hạnh phúc; nếu bị cầm tù, họ sẽ ước mong tự do
làm hạnh phúc; nếu lạnh lẽo hay cô đơn, họ sẽ ước mong hơi ấm hay sự gần gũi
với người khác làm hạnh phúc.
Nhãn:
033
Ngụ Ngôn Cây Táo
Chuyện kể rằng: có một cây táo
rất to và một cậu bé con. Cậu bé này
thường xuyên đến chơi quanh cây táo. Cậu trèo lên cây, ăn những quả táo
chín đỏ và ngủ dưới tán cây. Cậu rất yêu cây táo và cây táo cũng vậy, rất thích
chơi cùng cậu. Nhưng thời gian trôi qua... Cậu bé đã lớn,
và không đến chơi quanh cây táo như hàng ngày nữa.
Nhãn:
033
21 Quy luật tất yếu trong lãnh đạo
Quy Luật Thứ 15: Quy Luật Chiến Thắng
Bạn đã bao giờ nghĩ tới điều gì làm cho
khác biệt giữa các nhà lãnh đạo đạt được chiến thắng với những nhà lãnh đạo chịu
sự thất bại? Làm thế nào để trở thành người chiến thắng? Thật khó khi chỉ ra khả
năng của người thắng và thua. Mỗi tình huống lãnh đạo đều khác nhau. Mỗi khủng
hoảng cũng đều có những thử thách riêng của nó. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng những
nhà lãnh đạo chiến thắng không chấp nhận sự thất bại vì họ thấy cái gì cần phải
làm để đạt được thắng lợi, và khi đó họ thực hiện hoạch định của mình.
Nhãn:
033
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)