Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Bảy Ngày Trong Tuần Của Chúng Ta

Bảy ngày trong tuần của chúng ta đã được dùng cách đây hàng ngàn năm trong lịch của người Do thái, Kitô giáo, Hồi giáo, Ba Tư và Trung Quốc nhưng những nguồn gốc về chúng hoàn toàn không biết rõ.
VẬY, ĐÂU LÀ NGUỒN GỐC 7 NGÀY TRONG TUẦN?
Việc nghiên cứu về lịch sử của 7 ngày trong tuần là một việc rất phức tạp và nhiêu khê. Các nhà nghiên cứu có những nhận định khác nhau về lịch sử tuần lễ, và họ thường đưa ra những suy đoán như thể chúng đã là những kết luận hoàn toàn đúng.  Nhưng có một điều hình như chúng ta biết chắc chắn về nguồn gốc của 7 ngày trong tuần là chúng ta không biết rõ ràng về chúng.
Lối giải thích thông dụng là 7 ngày trong tuần được dùng như một hệ thống lịch chính vào cuối thời kỳ Đế quốc Rôma và sau này thêm Giáo hội Cơ Đốc nữa vì những lý do lịch sử. Đế quốc Anh cũng dùng 7 ngày trong tuần và lan rộng khắp thế giới. Ngày nay 7 ngày trong tuần buộc được dùng trên các lịch trình trên phương tiện thông tin đại chúng và việc thương mại toàn trên toàn cầu, đặc biệt trên truyền hình và ngân hàng.
Trong những trang đầu của Kinh Thánh giải thích về Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới trong 6 ngày và Người nghỉ ngơi trong ngày thứ 7. Vì thế, ngày thứ 7, đối với người Do Thái, đã trở thành ngày nghỉ, ngày sabbath, ngày thứ bảy.
Ngoài Kinh Thánh, có một số nơi được xem như là nơi sinh phát sinh ra 7 ngày trong tuần như: Babylon, Ba Tư, và một số nơi khác. 7 ngày trong tuần được biết đến ở Rôma vào trước thời xuất hiện Kitô giáo.
Một giả thuyết còn cho đến ngày nay là sự liên quan giữa 7 ngày trong tuần với 7 “hành tinh” (planet)[1] (thuộc về khoa chiêm tinh) được biết từ thời cổ xưa, chúng là: Mặt Trời, Mặt Trăng, Hỏa Tinh, Thủy Tinh, Mộc Tinh, Kim Tinh và Thổ Tinh. Tuy nhiên, con số 7 này hình như không phải là một lựa chọn đúng để tương tứng với các chu kỳ của mặt trăng hay mặt trời. Thật ra, một năm (solar year)[2] có thể được chia đều hơn thành những tuần có 5 ngày, và những chu kỳ mặt trăng 5 và 6 ngày trong các tuần tạo ra một chu kỳ ngắn và chính xác hơn để phù hợp (6*5 =30) với một tháng âm lịch (một tuần trăng, khoảng 29.53 ngày) so với tuần hiện nay (4*7=28). Tuy nhiên, 7 ngày trong tuần đã được chọn là bởi vì độ dài của nó tương tương với một chu kỳ mặt trăng (một phần tư = 29.53/ 4 = 7.3825).
CÁC TÊN 7 NGÀY TRONG TUẦN CÓ Ý NGHĨA GÌ?
Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta nên xem xét về mặt ngôn ngữ là điều cần thiết. Bởi vì, trong khi phần lớn con người dùng cùng ngôn ngữ gọi tên cho các tháng (ngoại trừ một phần nhỏ thuộc ngôn ngữ Xla-vơ), thì người ta lại dùng nhiều kiểu ngôn ngữ khác nhau để gọi tên các ngày trong tuần. Chúng ta cùng xem ví dụ sau:
Ngoại trừ ngày Sabbath mà người Do thái đã đưa vào trong các ngày trong tuần của họ.
Bảng dưới đây được dùng một phần trong tiếng Nga và Bồ Đào Nha:

Tiếng Anh
Tiếng Bồ Đào Nha
Tiếng Nga
Nghĩa của tên Tiếng Nga
Monday

Tuesday
Wednesday
Thursday
Friday
Saturday
Sunday
Segunda-feira

Terca-feira
Quarta-feira
Quinta-feira
Sexta-feira
Sabado
Domingo
Ponedelnik

Vtornik
Sreda
Chetverg
Pyatnista
Subbota
Voskresenye
Sau ngày “không làm gì”
Thứ 2
Ở giữa
Thứ 4
Thứ 5
Sabbath
Sự sống lại, phục sinh

Phần lớn các ngôn ngữ thuộc nhóm La tinh sử dụng mỗi ngày trong tuần tương ứng với 7 hành tinh của các thời xa xưa như:  Mặt Trời, Mặt Trăng, Hỏa Tinh, Thủy Tinh, Mộc Tinh, Kim Tinh và Thổ Tinh. Ví dụ, trong tiếng Pháp,
Tiếng Anh
Tiếng Pháp
Hành tinh
Monday
Tuesday
Wednesday
Thursday
Friday
Saturday
Sunday
Lundi
Mardi
Mercredi
Jeudi
Vendredi
Samedi
Dimanche
Moon
Mars
Mercury
Jupiter
Venus
Saturn
(Sun)

Riêng trong tiếng Pháp, ngày chủ nhật tương ứng với mặt trời thì không đúng, nhưng trong tiếng La tinh ngày chủ nhật được gọi là dies solis, ngày của mặt trời.
Một điều khá thú vị nữa là trong một số ngôn ngữ thuộc nhóm Á châu (Asiatic) như tiếng Hin-đi Ấn độ, Nhật, và Hàn Quốc cũng có sự tương quan giữa các ngày trong tuần với các hành tinh.
Còn trong tiếng Anh, chỉ có 3 ngày Saturday, Sunday và Monday là có nguồn gốc vay mượn từ các hành tinh. Bốn ngày còn lại là tên của các vị thần trong tiếng  Anglo-Saxon hay Nordic (thuộc nhóm Bắc Âu) để thay thế tên các thần trong La Mã mà đã có tên tương ứng với các hành tinh. Vì vậy, Thursday được đặt tên theo Tiw, Wednesday được đặt tên theo Woden, Thursday được đặt tên theo Thor, và Friday được đặt tên theo Freya.
NGUỒN GỐC TÊN CÁC NGÀY
Sunday
Bắt nguồn từ từ dies solis trong La Ngữ, nghĩa là ngày của mặt trời: tên của một nhóm tà giáo ở Rôma. Nó cũng được gọi là Dominica, ngày của Chúa. Với các ngôn ngữ thuộc nhóm Rôma thì bắt nguồn từ gốc La Tinh cổ (như tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Ý)
Tiếng Pháp: Dimanche, Ý: Domenica, Tây Ban Nha:
Domingo, Đức: Sonntag, Hà Lan: Zondag, tất đều nghĩa là ngày chủ nhật.

Monday
Từ này có nguồn gốc từ tiếng Anglo-Saxon monandaeg, ngày của mặt trăng. Ngày thứ 2 này được dùng tôn kình nữ thần của mặt trời.
Tiếng Pháp: Lundi, Ý: Lunedi, Tây Ban Nha: Lunes, Đức: Montag, Hà Lan: Mandag (ngày của mặt trăng).
Tuesday
Ngày này được đặt tên thay cho Thần Tyr (tiếng cổ vùng Scandinave, đặc biệt là Na uy). Người Rôma đã đặt tên này thay cho thần chiến tranh Mars: dies Martis.
Tiếng Pháp: Mardi, Ý: Martedi, Tây Ban Nha: Martes, Đức: Dienstag, Hà Lan: Dinsdag, Đan Mạch: Tirsdag, Thụy Điển: Tisdag.
Wednesday
Ngày này được đặt để tôn vinh thần Wodan. Người Rôma gọi nó là dies Mercuii, thay cho thần Mercury của họ.
Tiếng Pháp: Mercredi, Ý: Mercoledi, Tây Ban Nha: Miércoles, Đức: Mittwoch, Hàn Lan: Woensdag.
Thusday
Được đặt thay cho thần Thor (tiếng cổ vùng Scandinave, đặc biệt là Na Uy). Trong các ngôn ngữ Bắc Âu cổ ngày này được gọi là Torsdag. Người Rôma gọi ngày này là dies Jovis , thay cho thần Jupiter, một thần rất quan trọng với họ.
Tiếng Pháp: Jeudi, Ý: Giovedi, Tây Ban Nha: Jueves, Đức: Donnerstag, Hà Lan: Dinderdag.
Friday
Ngày này để tôn kính nữ thần Frigg ở Bắc Âu xưa. Với người Rôma, ngày này để tôn kình nữ thần Venus, và được gọi là dies veneris.
Tiếng Pháp: Vendredi, Ý: Venerdi, Tây Ban Nha: Viernes, Đức: Freitag, Hà Lan: Vrijdag.
Saturday
Với nguời Rôma xưa, ngày này được gọi là dies Saturni, ngày của thổ tinh. Trong tiếng Anglo-Saxon là Sater daeg.
Tiếng Pháp: Samedi, Ý: Sabato, Tây Ban Nha: Sábádo, Đức: Samstag, Hà Lan: Zaterdag.
SAU TÊN CÁC NGÀY THUỘC HÀNH TINH CÓ MỘT HỆ THỐNG GÌ?
Như chúng ta đã thấy ở trong phần trước, các hành tinh đã tạo ra các ngày trong tuần bằng tên chúng theo thứ tự sau: Mặt Trăng (Moon), Sao Hỏa (Mars), Thủy Tinh (Mercury), Mộc Tinh (Jupiter), Kim Tinh (Venus), ThổTinh (Saturn), Mặt Trời (Sun).
Tại sao lại có thứ tự đặc biệt này?
Có một giả thuyết như sau: nếu bạn sắp xếp các hành tinh hoặc theo khoảng xa được phỏng đoán so với trái đất (giả sử trái đất là trung tâm điểm của vũ trụ), hoặc theo một chu kỳ của chúng xoay quanh trái đất, bạn sẽ có thứ tự nhu sau: Mặt Trăng (Moon), Thủy Tinh (Mercury), Kim Tinh (Venus), Mặt Trời (Sun), Sao Hỏa (Mars), Mộc Tinh (Jupiter), Thổ Tinh (Saturn).
Và, bây giờ bạn chia (theo thứ tự ngược lại) các hành tinh này tương ứng với các giờ trong ngày:
1=Thổ Tinh, 2=Mộc Tinh, 3=Sao Hỏa, 4=Mặt Trời, 5=Kim Tinh, 6=Thủy Tinh, 7= Mặt Trăng, 8=Thổ Tinh, 9=Mộc Tinh,…, 23=Mộc Tinh, 24=Sao Hỏa.
Sau đó, ngày kế tiếp sẽ tiếp tục với hành tinh mà ngày hôm qua đã ngừng:
1=Mặt Trời, 2=Kim Tinh,… 23= Kim Tinh, 24=Thủy Tinh
Và ngày kế tiếp sẽ bắt đầu:
1= Mặt Trăng, 2=Thổ Tinh,…
Như vậy, nếu bạn nhìn vào việc các hành tinh được phân chia theo giờ đấu tiên của mỗi ngày, bạn sẽ thấy rằng các hành tinh hình thành theo thứ tự: Thổ Tinh (Saturn), Mặt Trời (Sun), Mặt Trăng (Moo), Sao Hỏa (Mars), Thủy Tinh (Mercury), Mộc Tinh (Jupiter), Kim Tinh (Venus).
Thứ tự này thật chính xác khi kết hợp với các ngày trong tuần.
Sự trùng nhau?  Có thể!
CHU KỲ 7 NGÀY TRONG TUẦN CÓ BAO GIỜ BỊ GIÁN ĐOẠN?
Theo dòng lịch sử chu kỳ 7 ngày trong tuần chưa bao giờ bị gián đoạn. Thậm chí lịch có thay đổi và cải cách cũng chưa bao giờ làm chu kỳ 7 ngày này bị gián đoán. Ít nhất, có lẽ từ thời ông Môsê (trước công nguyên 1.400) các chu kỳ tuần này vẫn chạy liên tục, và cho đến bây giờ vẫn tiếp tục.


NGÀY NÀO LÀ NGÀY NGHỈ?
Với người Do Thái, ngày Sabbath (Saturday, thứ 7) là ngày nghỉ và thờ phượng. Trong ngày này Thiên Chúa đã nghỉ ngơi sau khi tạo dựng thế giới. Còn phần lớn các người Kitôbuộc phải nghỉ và thờ phượng vào ngày Chủ Nhật của họ vì đó là ngày Chúa Giêsu chết và sống lại. Người Hồi Giáo lại xem ngày Thứ 6 như là ngày nghỉ ngơi và thờ phượng của họ. Kinh Coran gọi Thứ 6 là một ngày thánh, những ngày của các Vua.
NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA TUẦN LÀ NGÀY NÀO?
Kinh Thánh cho rằng ngày Sabbath là ngày cuối cùng trong tuần nhưng nó lại không phân ra tương xứng với 7 ngày trong tuần. Theo các nguồn tài liệu ngoài Kinh Thánh có thể kết luận rằng ngày Sabbath vào thời Chúa Giêsu là ngày Chủ nhật hiên nay của chúng ta. Vì vậy, theo thói quen và thông lệ, người Do Thái và Kitô xem Chủ Nhật như là ngày đầu tiên trong tuần. Tuy nhiên, trên thực tế, ví dụ như người Nga lại dùng tên “thứ 2” cho ngày Thứ Ba (Tuesday), cho thấy một số quốc gia xem Thứ Hai như là ngày đầu tiên trong tuần. ISO (Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế) đã ra nghị định rằng Thứ Hai sẽ là ngày đầu tiên trong tuần.

Bertrand Nguyễn Thanh Hoài
(Tóm và dịch từ Internet)



[1] Trong đó Mặt Trời (Sun) không được gọi là hành tinh nhưng là vị tinh. Hành tinh là bất cứ vật thể nào trong vũ trụ chuyển đông quanh một định tinh (như mặt trời) và được chiếu sáng. Các hành tinh của hệ mặt trời là Mecury, Venus, Earth, Mars, Jupiter, Saturn, Uranus, Neptune và Pluto.   
[2] Khoảng thời gian mà trái đất quay xung quanh mặt trời một lần (365 ngày)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP