Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Điều Đáng Quan Tâm

Ngày nay, con người đang phải đối mặt với biết bao thách đố. Những thay đổi trên thế giới, trong nước và ngay chính trong xã hội ta sống, rồi những vấn đề trong gia đình. Ngoài xã hội, chúng ta thường ngày vẫn chứng kiến biết bao chuyện đau lòng qua các thông tin truyền hình, qua sách báo đưa tin. Quả vậy, sự thật và niềm tin đang dần dần được thế chỗ cho ông lớn đó là sự nghi ngờ và gian dối. Những tệ nạn xã hội tràn lan đang là sự báo động cho mọi người. Nhưng điều đáng quan tâm hơn cả  mà tôi muốn nói ở đây là thế hệ trẻ hôm nay. Giới trẻ hôm nay chiếm phần lớn của những tệ nạn xã hội. Nhưng trong bài này tôi xin đề cập đến khía cạnh nhỏ đó là tương quan của trẻ trong gia đình.

Có thể nói rằng, xã hội như đang nhảy múa, đang đảo lộn. Ngày nay, ở nhiều gia đình vấn đề đạo đức đang dần dần xuống cấp. Vấn đề tôn ti trật tự đang bị xáo trộn. Trên sợ dưới, cha mẹ sợ con cái, ông bà sợ cháu.v.v… Sự tôn trọng nhau không còn, trên dưới đảo lộn, ai cũng muốn mình là người trên. Lớp trẻ ngày nay được xem như ông “trời con”. Tuy nhiên, vấn đề này chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho chúng được. Trước tiên có lẽ ta nên trách những người lớn là ông bà, cha mẹ thiếu sự giáo dục và thiếu gương mẫu. Sự nuông chiều con cái, cháu chắt một cách quá độ, răn đe giáo dục không đúng lúc và thậm chí bỏ buông mặc chúng muốn làm gì thì làm. Chính vấn đề không được giáo dục từ nhỏ mà sau này khi lớn lên chúng chẳng còn sự kính trọng. Rồi khi chúng có sự nghiệp, có thể tự lập, cộng với ảnh hưởng của xã hội với những văn hóa xấu, chủ nghĩa cá nhân, chúng trở mặt một cách dễ dàng không tôn trọng người trên, kẻ dưới. Khi mà chủ nghĩa “MACKENO” trở thành phương châm sống của chúng, thì khi đó bản thân chúng thấy không cần đến sự có mặt của người lớn. Chúng quay sang thiếu lễ độ, cãi lại ông bà, cha mẹ xem thường người trên. Cũng có những người con, tuy còn sống phụ thuộc gia đình những đã trở nên ngang bướng và bất trị trước mặt cha mẹ. Chính vì không được giáo dục từ nhỏ, cho nên những vấn đề trên xảy ra là chuyện tất yếu. Không chỉ thế, mọi chuyện trong gia đình luôn bị xáo trộn, cha mẹ con cái sống bất đồng quan điểm, tình cảm gia đình êm ấm không còn, kinh tế trong gia đình bắt đầu sa sút, cha lo công việc của cha, mẹ lo công việc của mẹ và con cái cũng thế. Và cứ mạnh ai nấy sống, mạnh ai nấy làm. Chẳng còn mối tương quan liên đới nào với nhau nữa. Như vậy, hạnh phúc gia đình khó được bảo toàn và đổ vỡ là chuyện đương nhiên. Rồi sẽ kéo lê đàng sau một thế hệ hư hỏng, đem đến cho xã hội không biết bao là những tệ nạn.
Quả vậy, chính vì vấn đề giáo dục con cái bị coi thường, thiếu sự quan tâm, trong gia đình thiếu sự trắng đen, đúng sai, công minh rõ ràng và đó là mối hiểm họa cho tương lai. Tôi đã từng chứng kiến những ông bố bà mẹ thậm chí ngay cả ông bà biết cháu mình sai nhưng lại bênh con, bênh cháu và nuông chiều quá độ, vì sợ cháu tổn thương hơn là sợ mang tiếng với mọi người với làng xóm. Có bậc cha mẹ cho là con còn nhỏ chưa hiểu biết chuyện nên thương, hơn nữa có gia đình chỉ có một con hoặc hai con nên càng nuông chiều cục cưng của mình hơn. Do sự sai lầm ấy mà chúng luôn ỷ thế vào cha mẹ và có làm sai cũng được bỏ qua cũng được xí xóa dễ dàng. Chính những cách thức giáo dục ấy là những nguyên nhân của lối sống trên đã tạo nên những thói quen và tập quán quen thuộc của chúng. Khi lớn lên chúng không biết phân biệt phải trái, đúng sai, hay dở, cứ thế mà làm càn. Chưa hết, có những bậc cha mẹ ngay tư nhỏ đã gieo vào trong đầu trẻ những mớ kiến thức sớm chống lại người mình mang thành kiến, người mình ghét, người mình không ưa, gieo vào đầu chúng những thành kiến tư tưởng.
Song song với việc giáo dục trong gia đình, ngoài xã hội do bị ảnh hưởng của văn hóa, sách báo, phim ảnh và giáo dục luôn chạy đua để lấy thành tích mặc xác kết quả như thế nào. Có nhiều gia đình quần quật suốt ngày luôn lo làm ăn, cha mẹ đi sớm về khuya. Họ hoàn toàn phó thác con cái mình cho xã hội giáo dục và luôn đáp ứng mọi nhu cầu của con cái. Chúng muốn gì được nấy và thậm chí không cần biết mục đích con xin tiền để làm gì. Chính vì thế, con cái không được giáo dục những kiến thức đạo đức căn bản, cách ứng xử tối thiểu không có, ngay việc lời ăn, tiếng nói cũng không có một chút tế nhị, mở miệng ra là phát ngôn những từ ngữ “ĐM” thiếu văn hóa. Từ cách sống hưởng thụ cá nhân học được nơi xã hội, cho đến việc ích kỷ của mọi người trong gia đình, chúng không còn có ý thức trách nhiệm cộng đồng. Do sự ảnh hưởng quá lớn như thế, vì thế vấn đề luân lý đạo đức đáng bận tâm hơn là vấn đề đói nghèo về kinh tế đang là nỗi lo cho xã hội hôm nay và ngày mai. Cũng vậy, đối với những gia đình đạo đức cũng đang lo ngại cho con cháu mình biết chừng nào. Làm sao để gìn giữ con cháu mình khỏi những cám dỗ lan tràn ngoài xã hội khi chúng bước vào đời. Với xã hội tràn lan những thành phần nghiện hút, chơi bời lêu lổng, cướp bóc gian dối. Ngày xưa, vấn đề gia phong, lễ nghĩa, tôn ti trật tự được tìm thấy nơi mọi gia đình thì nay sự mơ ước ấy thật là mong manh và có gia đình mơ cũng không được.
Có thể nói, trước đây việc một thành viên chào đời là một vinh dự và là niềm vui, niềm mơ ước, niềm tự hào kiêu hãnh, là hy vọng của mọi người trong gia đình, thì ngày nay đang là một gánh nặng và nỗi lo sợ cho gia đình. Nhiều gia đình phải chứng kiến cảnh đau thương, xấu hổ về con, bị tai họa do con cháu gây ra, nhất là nơi những gia đình khá giả. Trong một vài lần tôi có dip về quê thăm các cụ lớn tuổi, khi tâm sự đề cập đến vấn đề cách sống của thế hệ trẻ bây giờ thì ai cũng ngao ngắn và lo lắng cho tuổi trẻ hôm nay. Sự lo lắng cho con cháu mình và cả cho con cháu của những người xung quanh. Một số người sống tế nhị thì ngại bàn tới, tìm cách né tránh, (xã hội bây giờ ấy mà, quay như chong chóng chúng tôi không theo kịp), nhưng tôi nhận thấy trong lòng mỗi người ai cũng chất ngập một nỗi lo, lo cho tương lai và lo cho hòa bình đất nước.
Đứng trước một thực trạng đạo đức giới trẻ đang trong tình trạng nguy cơ xuống cấp của lễ nghĩa gia phong, tôn ti trật tự bị đảo lộn, trên dưới đảo lộn, tất cả đang là nỗi lo cho mọi gia đình. Như vậy, dù gia đình có giàu sang đi chăng nữa mà có con cháu hư hỏng thì sự nghiệp cũng như vất bỏ. Mọi người đều mong sao con cháu mình đừng bao giờ trở nên những mối họa, những con người bất trị. Còn chúng ta đang và sắp là người chịu trách nhiệm hướng dẫn, những người được trao trách nhiệm. Vậy chúng ta có những suy nghĩ gì? định hướng nào? Phải làm gì cho xã hội, cho Giáo hội, khi mà phải sống đối mặt với một xã hội có đủ mọi thành phần đa tạp hôm nay.

Sao Tím

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP