Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Tài và Đức


Một lần tâm sự cùng người bạn, bạn hỏi tôi. Theo anh thế nào thì là một người tu có tài có đức? Khi nghe hỏi thế, tôi thấy quả thật khó phân biệt và trả lời ngay cho anh bạn. Đúng vậy, ta có thể dựa trên tiêu chuẩn nào để cân đo, đong đếm mà đánh giá.

Phải chăng là những người chuyên hoạt động trong các lãnh vực như: sinh hoạt giỏi, thuyết giảng hay, viết được nhiều sách, xây cất được nhiều nhà thờ, nhà xứ hay hoạt động công tác xã hội nhiều, giảng tĩnh tâm được mọi người biết đến… phải chăng những người làm được nhiều chuyện như thế mới tài. Cũng có thể lắm chứ! Những nếu như vậy thì những người chuyên sống đời sống cầu nguyện và chiêm niệm thì sao? Suốt ngày họ sống trong thinh lặng, âm thầm ở trong bốn bức tường, chẳng lẽ những người đó không có tài chăng.
Quả thật với hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau như thế, thì mỗi người đều có thể đưa ra cho mình một nhận định và đánh giá khác nhau. Với cái nhìn bề ngoài thì có lẽ trong mọi người nghĩ ngay là họ có tài. Còn những người sống một đời lặng lẽ âm thầm kia không có tài. Vậy đối với các bạn, bạn nghĩ sao về hai lãnh vực này. Riêng tôi, tôi nghĩ: những hoạt động bên ngoài quả thật rất cần và có thể nói là rất chuộng trong xã hội ngày nay. Có rất nhiều linh mục, tu sĩ đang dấn thân trong lãnh vực mục vụ này.
Nhưng xin thưa rằng, trong cuộc sống hoạt động tông đồ, nếu không có sự hiệp thông cầu nguyện, chiêm niệm và âm thầm của những con người này thì e rằng những người hoạt động khó mà thành công trong công việc. Nhưng giả sử có thành công đi chăng nữa thì với những thứ thành công ấy, nó chỉ là những cái mang dáng vẻ hào nhoáng bề ngoài, mau qua và chóng tàn phai. Như vậy, vẫn có một sự giằng co giữa cuộc sống hoạt động tông đồ và chiêm niệm. Có ý kiến cho rằng tu là phải tránh xa những gì thế gian, sống ở trong bốn bức tường và lo đọc kinh cầu nguyện mới là người tu đích thực. Cũng có ý kiến ngược lại, tu là hoạt động tông đồ ở mọi nơi, trong mọi lãnh vực. Vì Đức Giêsu ngày xưa Người cũng đã đi kháp nơi hoạt động rao giảng Tin Mừng.
 Xét cho cùng, thì cả hai ý kiến trên đều có lý. Vậy đâu là lối mở cho sự giằng co này: tôi thiết nghĩ hai lối sống hoạt động trên, chẳng có cách nào là tuyệt đối và trọn hảo cả. Đối với tôi điều quan trọng hơn cả là: khi một người dâng hiến đã quyết định chọn lựa sống trong một hội dòng nào, thì cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định dấn thân trọng vẹn trong hội dòng ấy. rồi một khi đã dấn thân trong hội dòng đó rồi thì phải thể hiện và sống trọn vẹn đời mình cho linh đạo của dòng mình đã chọn.
Vậy cái tài, cái đức của người dâng hiế chẳng căn cứ hay dựa vào việc họ làm được chuyện này hay chuyện kia, nhưng là sự gắn kết với thầy Giêsu chí thánh. Sự gắn kết ấy được phát xuất từ nơi sâu thẳm của con tim, mà ta không hề biết. Cho nên ta không thể đánh giá một cách rõ ràng được. Nhưng khi ta nhìn vào cuộc sống của họ, ta có thể biết và đánh giá họ qua việc họ gắn kết với thầy Giêsu chí thánh như thế nào. Đó là qua từng cử chỉ, từng lời nói và từng hành động của họ đều có Chúa trong đó. Vì tất cả những gì họ làm đều hướng đến việc ca ngợi và làm vinh danh Chúa.
Như vậy, tất cả những tự cao, tự đại hay cái danh nơi họ được thay thế bằng chính hình ảnh thầy Giêsu, hình ảnh mà mọi người luôn mang trong mình tâm tình chạnh lòng thương, tấm lòng cảm thông và chia sẻ trước những anh chị em đồng loại của mình. Chỉ có như vậy, người dâng hiến mới trở nên một với thầy Giêsu và dám mượn lời của thánh Phaolô thưa với Người rằng: “Tôi sống mà không phải là tôi sống, mà là chính Đức Giêsu sống trong tôi”.

Sao Tím

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP