Từ điển tra nghiêng
Nhờ có phục (y phục) mà vụ (việc) trở nên trôi chảy. Thế mới biết “Chiếc áo làm nên thầy tu”! Nếu muốn vụ suôn sẻ thì phải khéo phục.
Để (phi) vụ được thành công, suôn sẻ thì phải biết (mai) phục cho tốt và chọn thời điểm ra tay đúng lúc. Một khi vụ (con quay) đã mổ trúng đích thí mới biết phục quả là lợi hại. Người người đều khen lao. Phải bái phục cái tài vụ lợi!
Trong mọi trường hợp, phục vụ không hề mất đi dáng vẻ quí phái, cao thượng. Vì thế mà “nhiệt tình phục vụ nhân dân” không bao giờ cạn!
Chúa Giêsu lại tra một cuốn tự điển khác . Ở đó từ phục vụ được định nghĩa cách cụ thể, vắn gọn chứ không theo lối chiết tự, trừu tượng, vòng vo và … khó hiểu như ta vẫ thường dùng! Người khòm lưng rửa chân cho các môn đệ, té sấp mặt xuống đất tới ba lần dưới sức nặng của cây thập giá. Với chỉ một nguyện ước duy nhất “một theo ý Cha đừng theo ý Con” nhằm đem lại ơn cứu rỗi cho nhân loại. “Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28)
Lão Phu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét