Thanh Hoài
Nguồn gốc
chữ “Noël”
Trong ngôn ngữ Latinh khi gọi về Ngày sinh nhật
của Đức Chúa Giêsu Kitô, người ta gọi là “Festum Nativitatis Domini Nostri Jesu
Christi” hay ngắn gọn hơn “ Dies Natalis Domini” có nghĩa là Ngày sinh của Đức
Chúa. Từ đó, nẩy sinh nhiều kiểu gọi bình dân nơi các ngôn ngữ Châu Âu, như:
“Natale” (Ý ngữ); “Navidad” (Tây Ban Nha); “Natal” (Bồ Đào Nha); ở Pháp: khoảng năm 1120 là “Nael” và rồi cuối cùng khoảng năm 1175 là “NOËL”.
Nguồn gốc
ngày 25-12
Trong Buổi triều yết chung ngày 23-12-2009, Đức
Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã nói:
Thánh hiến
Đền Thờ Giêrusalem được thiết định bởi Giuđa nhà Macabê vào năm 164 trước Công
nguyên. Sự trùng hợp ấy sẽ có nghĩa là với việc Chúa Giêsu sinh ra, như ánh
sáng Thiên Chúa xuất hiện giữa đêm đen, đó mới đích thực là hành động thánh hiến
đền thờ, đó mới đích thực là biến cố Thiên Chúa đến trên trái đất này.
Trong cộng
đồng Kitô giáo, Ngày Lễ Noël chính thức được định hình cách dứt khoát kể từ thế
kỷ IV sau Công nguyên, khi Ngày Lễ Noël hoàn toàn thế chỗ cho ngày lễ của người
La Mã thờ “Mặt trời không thể bị đánh bại” (“Sol invictus”, le soleil
invincible), với ý nghĩa việc Đức Kitô sinh ra chính là chiến thắng của ánh
sáng thật trên bóng tối là sự ác xấu và tội lỗi.
Tuy nhiên,
bầu khí thuộc linh đặc biệt và mãnh liệt của Ngày Lễ Noël chỉ bắt đầu từ Thời
Trung Cổ, nhờ thánh Phanxicô Assisi, vốn say mê khía cạnh con người của Đức
Giêsu, Thiên Chúa ở cùng chúng ta….” [1].
Tại sao
Lễ Đêm và Nửa Đêm?
Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội sơ khai không
khởi nguyên từ Biến cố Sinh ra của Đức Giêsu mà từ niềm tin vào Sự Phục sinh của
Ngài. Vì thế, ngày lễ cổ xưa nhất của cộng đồng Kitô giáo không phải là Noël mà
là Ngày Lễ Phục Sinh, vốn đuợc cử hành cách long trọng với: Thánh lễ Vọng Phục
sinh Đêm Thứ Bảy thánh; Thánh lễ chính ngày; Tuần Tám ngày tiếp theo. Khi trở
thành một trong những Ngày Lễ trọng, Lễ Noël được Giáo Hội cử hành theo khuôn mẫu
gần như Đại Lễ Phục Sinh, nghĩa là cũng với: Thánh lễ Vọng vào buổi chiều ngày
24-12; Thánh lễ Đêm (hoặc Nửa Đêm); Thánh lễ Rạng Đông; Thánh lễ Ban ngày; Tuần
tám ngày tiếp theo…[2].
Đó chính là nguồn gốc của Lễ Đêm hoặc Nửa Đêm Noël…
Hang Đá
và Máng Cỏ
Mãi đến thế kỷ XV, xuất hiện ở Ý các Máng Cỏ
thường xuyên trong các nhà thờ. Từ thế kỷ XI, đã thấy ra đời các cảnh diễn phụng
vụ trong các nhà thờ; các cảnh diễn này lấy bàn thờ làm trung tâm điểm với ý tưởng
coi bàn thờ như là chính Máng Cỏ, vì chính bàn thờ là nơi mà Đức Giêsu Kitô hiện
diện nơi bánh và rượu đã được thánh hiến.
Chính trong tinh thần đó, Thánh Phanxicô Assisi đã cử hành Thánh lễ Noël
năm 1223 cho cư dân Greccio vùng Ombrie (nước Ý) trong một hang đá mà trong đó
ngài trang hoàng một máng cỏ với cỏ khô và còn dẫn đến đó một con bò và một con
lừa thực sự [3]
với ý nghĩ chỉ có cách đó mới có thể đánh động được lòng của những người nông
dân chất phác và giúp họ mường tượng ra được phần nào khung cảnh mà chính Đấng
Cứu Độ đã đến với loài người chúng ta.
Sau này, các cảnh diễn đó được chuyển dịch ra
nơi cửa chính tiền sảnh của các nhà thờ vốn thích hợp hơn để hoạt diễn. Lúc bấy
giờ, người ta cho hoạt diễn Chúa Hài Nhi và Mẹ Ngài. Về sau, các cảnh diễn phụng
vụ đó bị loại bỏ dần, và xuất hiện một loại hình mới: đó là cảnh diễn các mục đồng
và các nhân vật Chúa Hài Nhi - Mẹ Maria - Thánh Giuse và thậm chí cả bò lừa nói
được, những cảnh diễn có lớp lang cách bình dân đó được diễn ra trước máng cỏ…
Theo truyền thống lâu đời, cách bố trí các nhân
vật trong Hang đá-Máng cỏ thông thường như sau: Chúa Hài nhi Giêsu được đặt ở
trung tâm Hang đá-Máng cỏ, được bao bọc chung quanh bởi Đức Maria và Thánh
Giuse; ngoài ra, còn có một con lừa mà theo truyện kể Đức Maria bụng mang dạ chửa
đã cưỡi trên đó để đi đường đến Bethléem, và một con bò mà theo truyền thống đã
sưởi ấm cho Hài nhi Giêsu bằng hơi ấm của mình. Có điều cần lưu ý là Đức Maria
thường được trình bày như đang quì gối trước Hài nhi con mình và ăn mặc như phụ
nữ bình thường, mặc dù ngài vừa mới sinh con, nhằm muốn nói lên rằng dù sinh
con, nhưng Đức Maria không phải chịu những đau đớn như thường tình của các bà mẹ
khi phải sinh con. Đồng thời, người ta cũng còn đặt vào nơi Hang đá-Máng cỏ những
chú mục đồng cùng với những con chiên, con cừu, bởi vì chính họ là những người
đầu tiên được loan báo cho biết việc Đức Kitô được sinh ra.
Ngoài ra, thông thường người ta còn trang trí một
ngôi sao trên chóp đỉnh Hang đá-Máng cỏ mà theo Thánh Kinh vốn đã hướng dẫn và
dẫn đưa Ba Nhà Đạo sĩ tìm gặp được Chúa Hài nhi Giêsu mới sinh ra. Dựa trên
sách ngụy thư, người ta còn gọi tên Ba Nhà Đạo sĩ này lần lượt là: Gaspard,
Melchior và Balthasar, mà màu da và cách ăn mặc theo kiểu tượng trưng cho toàn
thể các dân tộc trên trái đất này. Có người chỉ đặt tượng Ba Nhà Đạo sĩ vào
Ngày Lễ Hiển linh mà thôi; có người thì đặt trong nhà, rồi từ từ cho Ba Nhà Đạo
sĩ tiến về Hang đá-Máng cỏ. Có nơi, giữa những nhân vật này, người ta còn trang
trí thêm một hay nhiều vị thiên thần nữa.
Nguồn
gốc Cây Noël không phải như một số người lầm tưởng là có xuất xứ từ một tập tục
dân ngoại ở Đức, mà thực ra là một tập tục có nguồn gốc Kitô giáo vốn liên kết
cùng lúc hai biểu tượng: Ánh Sáng và Sự Sống.
Cây
Noël thực thụ chỉ xuất hiện vào thế kỷ XVI tại vùng Alsace (ngày nay là vùng
Đông-Bắc nuớc Pháp). Thế kỷ tiếp theo, một tập tục mới ra đời đó là việc người
ta thắp sáng Cây Noël với những bóng đèn thắp sáng. Vào thế kỷ XIX, tập tục này
trở thành phổ biến trong cả vùng Bắc Âu châu. Vào năm 1837, tập tục này du nhập
vào nước Pháp qua trung gian vị hôn thê gốc Đức của Công tước vùng Orléans. Năm
1912, cư dân thành phố Boston (Hoa Kỳ) có sáng kiến dựng lên giữa nơi công cộng những Cây Noël được thắp sáng: sáng kiến này
sau đó gặt hái được thành công rực rỡ nơi tất cả các xứ sở có truyền thống Kitô
giáo, và thậm chí cả nơi những vùng lương dân…
Có
nhiều kiểu trang trí Cây thông Noël:
·
Một ngôi sao trên đỉnh cây thông: nhằm nhắc nhớ đến
ngôi sao ngày xưa đã dẫn đường cho Ba Nhà Đạo sĩ tìm gặp được Hài nhi Giêsu;
đôi khi, ngôi sao được thay thế bằng một cái chóp trên đỉnh cây thông. Theo
truyền thống, ngôi sao này thường được gắn lên đỉnh cây thông bởi em bé trẻ nhất
trong gia đình;
·
Các vòng hoa hay chuỗi hoa: đơn giản hay có ánh sáng
(nhấp nháy hay không, có nhiều màu hay chỉ là màu trắng), với vật liệu thay đổi
tùy ý (những băng giải, những xâu chuỗi ngọc hay những vật dụng khác, v.v…);
·
Những hình cầu tròn Noël: lóng lánh và có nhiều màu sắc
khác nhau;
·
Những vật dụng treo khác có một chút liên quan nào đó
với Ngày lễ Noël, đặc biệt: các thiên thần nhỏ, các Ông Già Noël, các hình thu
nhỏ các đối tượng bằng gỗ, những giải ngoằn ngoèo như hình con rắn nhiều màu và
ngay cả những bóng điện được thắp sáng;
·
Các “lọn tóc thiên thần”: những giải giây màu trắng rất
mịn;
·
“Những cục tuyết đọng lại”: bằng thủy tinh, bằng nhựa,
hay đơn giản những giải băng nhỏ bằng nhôm như cái giữ cho tuyết đọng lại được
trên cây vào mùa đông;
·
Những quà tặng Noël: không phải là những phụ tùng
trang trí chính thức, nhưng được đặt dưới chân cây thông trong đêm vọng Ngày Lễ
Noël như để tăng thêm màu mè một chút cho cây thông thêm đẹp đẽ…
Ông Già
Noël là ai?
Trước
khi hình ảnh Ông Già Noël như hiện nay trở thành phổ biến khắp nơi, dù chỉ mới
đây thôi, thì trước đó, thời Kitô giáo xa xưa, chính Thánh Nicolas mới là người
được người ta gán cho sứ mạng phát quà ban thưởng cho các trẻ em; có truyền
thuyết gán cho Thánh Nicolas là đấng bảo trợ cho các trẻ em. Một kỵ sĩ vùng
Lorraine (Pháp), từ cuộc Thập tự chinh, đã mang về một chút hài cốt mà người ta
gọi là của vị thánh này, vốn đã được sùng kính rộng rãi ở Đông Phương. Thánh
Nicolas đã trở thành vị thánh rất bình
dân đối với cư dân vùng Lorraine, vùng Flandres và ở Anh quốc (Santa Claus);
người ta nói với các trẻ em rằng trong ngày lễ kính ngài, ngày 6-12, thánh
Nicolas sẽ đi từ mái nhà này sang mái nhà khác, rồi vào nhà qua ống khói (nếu
có) để đặt các quà tặng và kẹo mứt vào trong các đôi giày đặt sẵn trước lò sưởi
hay dưới gốc cây thông Noël trong nhà. Đôi khi, đi theo cùng với thánh Nicolas
còn có một “ông kẹ” có trọng trách phạt các trẻ em không vâng lời.
Về
sau, hình ảnh vai trò Chúa Hài Nhi Giêsu dần dần chiếm lĩnh vai trò của thánh
Nicolas (nhưng nơi vùng Lorraine và các dân cư gốc Flandres, hình ảnh thánh
Nicolas vẫn không bị xóa mất hoàn toàn): từ đây, người ta gán cho Chúa Hài Nhi
Giêsu gần như tất cả công việc mà thánh Nicolas đã từng làm, nhưng, dĩ nhiên,
không còn phải vào ngày 6 tháng 12 mà
vào đêm từ ngày 24 đến 25 tháng 12 hằng năm…
Bữa Tiệc
Đêm Noël
Ở
Pháp, hạn từ “Réveillon” xuất hiện từ những năm 1526 và ban đầu có nghĩa là “bữa
ăn muộn trong đêm”. Kể từ năm 1762, hạn từ này có nghĩa là “Bữa tiệc đêm Noël”
và từ năm 1900 có nghĩa “Đêm giao thừa Năm mới dương lịch”.
Một số
thức ăn truyền thống trong đêm Noël
·
Ở
Pháp, Bỉ, Anh: thịt gà tây mái được nhồi với hạt dẻ.
·
Ở Hoa Kỳ: thịt gà tây mái được ủ lạnh với những cánh
hoa hồng được nhúng lâu giờ trong rượu vang.
·
Ở Québec (Canada): thịt gà tây mái được nhồi với những
mẩu bánh mì rán và hoa xôn (sauge).
·
Ở Hy lạp: thịt gà tây mái được nhồi với thịt và nấm.
Ở
Pháp, Bỉ và Québec, Liban và nói chung là các nuớc nói tiếng Pháp, bữa tiệc
Noël thường được kết thúc với việc thưởng thức món tráng miệng “bánh ngọt Noël
có hình khúc củi” (bûche de Noël). Nguồn
gốc của bánh này đã từ rất lâu nhiều thế kỷ, ở Châu Âu, trong đêm vọng ngày Lễ
Noël, người ta có thói quen đốt trong lò suởi trong nhà một khúc củi rất lớn
làm sao để nó bị đốt cháy từ từ, và kéo dài được trong vòng 12 ngày. Truyền thống
vẫn muốn rằng một thứ bánh ngọt Noël có hình khúc củi đó nên làm với vật liệu
chính là kem bơ, nhưng đã từ nhiều năm, một số người lại còn thích nó được ướp
lạnh nữa. Những hương vị chính của một cái bánh ngọt Noël có hình khúc củi là:
phải có mùi vani, có mùi kẹo hạnh ngào đường, có mùi rượu mạnh hiệu Grand
Marnier, có mùi cà phê, có mùi sôcôla và dâu tây.
Bánh
ngọt Noël có hình khúc củi, dù có ướp lạnh hay không, tuyệt đối phải được trang
hoàng với những biểu hiện làm bằng đường hay bằng nhựa khác nhau như: Ông già
Noël, cái rìu, cái cưa, nấm, con yêu tinh, v.v…
Theo
nhãn quan Thánh Kinh, việc tặng quà này nhắc nhớ lại việc các mục đồng và ba
nhà đạo sĩ đã tặng quà cho Chúa Hài nhi Giêsu.
Theo
nhãn quan thần học, việc tặng quà nhắc nhở cho những người kitô-hữu nhớ rằng
“chính Thiên Chúa đã tự ban tặng chính Ngài cho chúng ta”.
Còn
theo nhãn quan xã hội học, mùa Noël, dù đủ thứ lễ nghi, vẫn có những tập tục
đáng lưu giữ: thí dụ, ngay cho dù chúng ta đang phải sống trong một xã hội nặng
đầu óc kinh doanh, trục lợi và vị kỷ, nhưng trong tập tục tặng quà cho nhau đó
vẫn có một điều gì đó rất đẹp đó là sự cho đi, sự trao tặng vốn là những điều tạo
nên căn tính đích thực của con người. Cách nào đó có thể nói qua việc tặng quà
chúng đã tạo ra được, gìn giữ được và làm cho chắc thêm những sợi dây liên kết
giữa con người với con người.
Một số lời
cầu chúc Noël
o
Anh: Merry Christmas!
o
Đức: Fröhliche Weihnachten!
o
Tây Ban Nha: Feliz
Navidad!
o
Phần Lan: Hyvää Joulua!
o
Hy Lạp: Кαλά Χριστούγευυα!
(Kala
Khristougenna!).
o
Hungari: Boldog karàcsonyt!
o
Italia: Buon Natale!
o
Bồ Đào Nha: Feliz
Natal!
o
Na Uy: Gledelig
Jul!
o
Đan Mạch: Gloedelig Jul!
o
Thụy Điển: God
Jul !
o
Hà Lan: Vrolijk Kerstfeest!
o
Rumani: Crăciun Fericit!
o
Bungari: Tchestito
Rojdestvo Hristovo!
o
Serbia: Xpucmoc
ce poðu/Hristos se rodi!
o
Slovakia: Veselé Vianoce!
o
Slovênia: Srecen Bozie!
o
Ba Lan: Wesolych Świat!
Nguồn gốc
Thiệp Noël [4]
Thiệp Noël, lúc đầu, bùng phát ở Anh quốc, nhất
là khi chính phủ nước này thông qua một đạo luật vào năm 1846 cho phép người
dân có thể gửi thư đến bất kỳ nơi nào trong nước với giá rẻ. Trong suốt 10 năm
sau đó, thiệp Noël trở thành mốt thịnh hành ở nước Anh, và không bao lâu sau đó
lan tràn sang cả nước Đức. Tuy nhiên, phải 30 năm sau đó thì người Mỹ mới hào hứng
đón tiếp làn sóng thiệp in này.
Năm 1875, Louis PRANG, một thợ in người Đức sống
tại Boston (Mỹ), bắt đầu tung ra thị trường các loại thiệp in chất lượng cao,
và nhanh chóng trở thành “cha đẻ các loại thiệp Noël ở Mỹ”. Tranh trên thiệp của
Prang rất đa dạng, từ tranh Đức Thánh Mẫu Maria, đến cây cối được trang hoàng
(thí dụ: cây tầm gửi, cây nhựa ruồi hay ôrô, cây trạng nguyên…), ông già Noël,
các loài hoa với muôn sắc màu như hoa hồng, hoa cúc, hoa phong lữ… thường với một
giá bán rất cao. Thiệp của Prang được công chúng đánh giá rất cao, do Prang đã
dày công pha trộn đến 20 sắc màu trên một tấm thiệp.
Chín bản
thánh ca được nhiều người ưa chuộng
1.
SILENT NIGHT (Franz
Grubert-Joseph Mohr);
2.
COME, ALL YE FAITHFUL
3.
JINGLE BELLS
4.
JOY TO THE WORLD
5.
THE FIRST NOËL
6.
HOLY NIGHT
7.
WE WISH YOU A MERRY CHRISTMAS
8.
HANG BÊLEM
9.
CAO CUNG LÊN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét