Xuân, Hạ, Thu, Đông mỗi
mùa đều có những sắc thái,vẻ đẹp, lợi íchvà ý nghĩa riêng. Mùa nào cũng đáng ca ngợi, đáng yêu
mến, đáng thưởng thức và đáng ghi nhớ nhưng có lẽ mùa
xuân là mùa để lại nhiều cảm xúc nhất trong mỗi tâm hồn người bởi mùa xuân không
chỉ là một khởi đầu mới của một chu kỳ mới luân chuyển của đất trời và vạn vật,
mà còn là một sự bắt đầu lại hay một trang sử mới, một sự phát triển mới trong
một tuổi mới nơi một con người. Trong tâm tình mùa xuân, Dựng Lều xin gửi đến
quí độc giả xa gần lời muốn nói bằng những suy tư vềđời tu, về học tập, vềgiáo
dục và về nhân cách sống. Những chủ đề này chính là thao thức của người viết, đồng
thời cũng là sự chia sẻ đơn sơ hy vọng giúp quí độc giả có thêm kiến thức và
suy tư trong năm mới.
Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014
Suy Tư Đầu Năm
Chú Ba
Chúng ta đã bước vào những ngày đầu
của Năm Mới dương lịch 2014 và cũng chuẩn bị đón chào Năm Mới Âm lịch, năm con
Ngựa, năm Giáp Ngọ. Nhân dịp này Dựng Lều lại tái ngộ sau nhiều tháng im hơi lặng
tiếng! Mượn diễn đàn đầu Xuân của Dựng Lều, tôi xin được chia sẻ một vài “Suy
tư Đầu Năm”.
Theo phong tục, người Việt chúng ta
thường chúc cho nhau những lời tốt đẹp trong ngày đầu năm, được xem như là món
quà tinh thần dịp năm mới. Chúng ta thường nghe những lời chúc ví von như dưới
đây chẳng hạn:
-
Cung chúc tân niên
-
Vạn sự bình yên
-
Hạnh phúc vô biên
-
Vui vẻ triền miên
-
Kiếm được nhiều tiền
-
Sung sướng như tiên !
Hoặc nói cho một dây: “Chúc Năm Mới làm ăn tấn Tài, tấn Phát, tấn
Bình an !”
Nhãn:
039
Đường Đạt Đến Hạnh Phúc Theo Thánh Âu Tinh
Raymond Trần Thái Sơn
Mỗi người có quan điểm riêng về hạnh
phúc và cách thức theo đuổi nó chắc cũng khác nhau. Sullivan (1992, tr.127) cho
rằng: Hạnh phúc là đích điểm của con người khi nó phải là những gì hoàn thành bản
chất của con người cách tốt nhất. Trong khi đó, những người thuộc phái khắc kỷ
như Epictetus (Morris, 1999, tr.64) cho rằng: “Nhưng, nếu bạn điều khiển được
thái độ và cảm xúc của mình và không bị ảnh hưởng bởi những cảm giác đó, hoặc
thực thi những gì mà những nhà khắc kỷ gọi là dửng dưng, bạn sẽ đạt được một sự
thanh thản và hạnh phúc, đó là mục tiêu của một người khôn ngoan”. Tuy nhiên,
theo thánh Âu Tinh, hạnh phúc thì giống với việc biết và yêu mến Chúa, ngài
nói: “Chúa tạo dựng nên chúng con cho Chúa, nên tâm hồn chúng con áy náy không
ngừng, cho tới khi được nghỉ yên trong Chúa” (Augustine, 2009, tr.15). Đây là nội
dung chính trong bài viết này, sẽ được triển khai và trình bày sau đây.
Nhãn:
039
NGƯỜI TU SĨ THÁNH GIA ĐỒNG HÀNH ĐỨC TIN VỚI NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO VIỆT NAM
Cảnh Vương
I.
Dẫn
nhập
Trong mọi thời đại, người trẻ luôn
được coi là “tương lai của thế giới và Giáo hội”[1]. Chính vì vậy ,mà tu sĩ
Thánh Gia cũng cần ý thức về vai trò của mình đối với người trẻ
nơi môi trường mình sống. Các tu sĩ Thánh Gia tham gia vào ơn đoàn sủng của
Đấng Sáng Lập trước nhu cầu của thời đại ngài, các phần tử Dòng hiến
thân lo việc tông đồ bằng việc giảng dạy giáo lý, giáo dục các trẻ em và tham
gia vào các công tác mục vụ của Giáo phận. Như vậy, đối với tu sĩ
Thánh Gia việc đồng hành đức tin với các bạn trẻ cũng là thi hành
sứ vụ của mình phù hợp với thời đại và môi trường mình đang sống.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, thì
tương lai của người trẻ được mở ra với nhiều hy vọng, nhiều hứa hẹn, nhưng đồng
thời cũng đặt ra những thách đố. Với người trẻ Công giáo, bên cạnh những thách
đố mang chiều kích kinh tế - xã hội như mọi người trẻ, thì thách đố mang chiều
kích đức tin cũng là điều đáng quan tâm mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.
Nhãn:
039
LỜI KHẤN KHIẾT TỊNH
GioanĐạt - Vũ Thanh Tuấn
1.
Lời
khấn là gì?
Lời khấn là một lời hứa ta đã suy
xét và tự do đoan thệ với Chúa, tự buộc mình theo đức thờ phượng làm một việc
lành có thể làm, mọi việc lành tốt hơn.
Lời khấn tu trì là những lời khấn nào?
Đó
là khấn giữ những lời khuyên Phúc âm: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục.
Bằng
việc khấn giữ các lời khuyên phúc âm, tu sĩ phó mình hoàn toàn cho Chúa. Việc
tuyên khấn không thêm thắt gì hơn vào cái mà mọi Kitô hữu phải sống. Tuyên khấn là một cách thức để nói lên ước
muốn sống chính xác sự viên mãn đã ban cho Giáo Hội, cái làm nên đời sống sâu
thẳm của mỗi Kitô hữu. Đời sống tu trì làm chứng cho xã hội thấy cách rõ ràng
hơn những thực tại của đức ái, của sự hiệp thông vào thân thể Chúa Kitô, Đấng
đã thíêt lập nên đời sống Giáo Hội. Nội dung của lời khấn không thêm điều gì mới.
Lời khấn chỉ biểu lộ tính năng động sâu sắc của việc ta thuộc trọn về Giáo Hội.
Truyền thống đã lý giải thực tại này trong cách nói: “Khấn dòng là phép Rửa lần
hai”. Khấn dòng bắt nguồn từ phép Rửa và làm lan tỏa ra tính năng động của Phép
Rửa, của việc chúng ta tháp nhập vào thân mình của Chúa Giêsu”. (La vie
religieuse apostolique – Bruxelles 1978 – p. 146; LG số 42)
Nhãn:
039
LỜI KHẤN VÂNG LỜI VỚI NHỮNG THÁCH ĐỐ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Tôma Đệ
Chúng
ta đang sống trong một xã hội mà ý thức dân chủ, tự do được đề cao. Và từ đó nẩy
sinh rất nhiều thách đố mà chúng ta phải đối mặt: tình trạng phân biệt đối xử
ngày càng tăng, phân chia giai cấp ngày càng rõ rệt, nhân phẩm, nhân vị con người
ngày càng bị hạ thấp, thước đo của nhân loại lúc này là: tiền tài, danh vọng, lạc
thú và chức quyền. Chính vì vậy mà sự vâng lời được người ta xem như một thứ gì
xa xỉ, không thể với tới. Trong đời sống dâng hiến cũng vậy, vâng lời cũng đang
là một thách đố lớn đối với mỗi người Tu sĩ ngày nay. Họ chỉ biết vâng lời một
cách qua loa, với hình thức bề ngoài, vâng lời bằng mặt chứ không bằng lòng và
chưa đi vào chiều sâu của sự vâng lời. Vậy thì những thách đố đó đến từ đâu? Và
có những phương thế nào để dẹp bỏ những thách đố đó? Và đây cũng là nội dung em
xin trình bày.
Nhãn:
039
LỜI KHẤN VÂNG PHỤC VÀ TỰ DO
Cyprien Chí
Trong mỗi dịp tham dự lễ khấn dòng
của các tu sĩ, tôi vẫn thường nghe một số người giáo dân nói: Thầy (sơ) khấn
dòng xong là mất tự do rồi ha! Đối với họ khi người tu sĩ khấn khiết tịnh là
không được lập gia đình; khấn khó nghèo là không có tài sản và khấn vâng phục
là cái gì cũng phải làm theo ý Bề trên, tức là mất sự tự do. Vậy phải chăng khi
người tu sĩ khấn vâng phục là họ bị mất sự tự do?
Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ ý
nghĩa cặp hạn từ “vâng phục” và “tự do”. Vâng phục trong tiếng La- tinh, cũng
như trong tiếng Hy- lạp hoặc trong tiếng Híp- ri có nghĩa là “lắng nghe, mở đôi
tai”. Theo ý nghĩa tôn giáo, vâng phục là thái độ thực hành lắng nghe lời Thiên
Chúa. Tự do, theo Từ điển tiếng việt phổ thông định nghĩa: “Tự do là không bị
bó buộc, kiểm soát, tự do dân chủ”[1].
Theo định nghĩa này thì thường tự do được hiểu như là không bị bất cứ một cái
gì bên ngoài cản trở, muốn làm gì thì làm: Tôi muốn nằm ngủ hay muốn học bài hoặc
chạy xe đi chơi… Đều làm được, không bị ai ngăn cấm, không bị ai cản trở cả. Và
một người sống buông thả theo dục vọng, không bị điều kiện vật lý hạn chế,
không bị luật lệ ngăn cấm, cũng được xem như là người có tự do - muốn làm gì
thì làm. Xem ra định nghĩa này không rõ ràng, mang tính hàm hồ và đưa đến sai lạc,
gây hận thù, làm chết hàng triệu con người. Và, nếu hiểu tự do theo nghĩa này
thì quả thật người tu sĩ khi khấn vâng phục đã bị mất tự do.
Nhãn:
039
THEO GƯƠNG ĐỨC GIÊ-SUSỐNG KHÓ NGHÈO
Epiphane
Cái nghèo luôn là nỗi ám ảnh bao
nhiêu con người ở mọi thời đại. Cuộc sống nghèo luôn mang lại những nỗi đau
cùng cực. Thế nên, con người tìm cách để trốn tránh cái nghèo; hay nếu bị rơi
vào cảnh nghèo, họ tìm mọi cách, thậm chí là thủ đoạn, hay chà đạp lên kẻ
khác,… chỉ để thoát kiếp nghèo. Trái lại, có những vĩ nhân như phật Thích Ca,
các vị ẩn sĩ,… họ đã tự đi tìm cho mình cách sống nghèo, như một cách để loại
trừ những nỗi đau khổ. Như thế cũng đã là một cách thế tuyệt vời, và cho đến
nay, nhiều người đã theo cách thức như
thế để diệt trừ những đau khổ. Nhưng với một cách thế khác hoàn toàn với
họ, Đức Giê-su, một Thiên Chúa, đã xuống thế làm người trong cảnh cơ bần. Ngài
cho ta thấy một cách thế mới, tốt đẹp, thiện hảo mà Thiên Chúa muốn các môn đệ
Người trước tiên, sống theo tấm gương Con Thiên Chúa làm người đã sống. Chính
cuộc sống của Đức Giê-su như một lời mời gọi những Ki-tô hữu theo Ngài sống dấn
thân giữa đời theo tinh thần khó nghèo của Ngài.
Nhãn:
039
Khảo Sát Thông Điệp Dominum Et Vivificantem Dưới Khía Cạnh Ân Sủng
Phạm Minh Tâm
DÀN
BÀI TỔNG QUÁT
Dẫn
Nhập
I.
Thiên Chúa Ban Ân Sủng Thánh Thần Cho Nhân Loại
1. Ân Sủng Thánh Thần Trong Khởi
Nguyên
2. Ân Sủng Thánh Thần Trong Khởi
Nguyên Mới
II.
Ân Sủng Thánh Thần Tương Quan Với Mầu Nhiệm Đức Kitô
1. Ân Sủng Thánh Thần Với Mầu Nhiệm
Nhập Thể
2. Ân Sủng Thánh Thần Với Cuộc Khổ
Nạn Của Đức Kitô
3. Ân Sủng Thánh Thần Với Sự Phục
Sinh Của Đức Kitô
III.
Ân Sủng Thánh Thần Nơi Giáo Hội
1. Ân Sủng Thánh Thần Cứu Chuộc Con Người
2. Ân Sủng Thánh Thần Công Chính
Hóa Con Người
Kết
Luận
****
Dẫn
Nhập
Trải qua lịch cứu độ của Israel, lịch
sử của Giáo hội và ngay cả lịch sử của loài người; chúng ta đều thấy sự hiện diện
của Thiên Chúa. Sự hiện diện này không phải là một sự hiện diện đơn thuần có mặt
nhưng là một sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa đầy quyền năng. Sự hiện diện này là
sự hiện diện của một Thiên Chúa đầy lòng thương xót, luôn quan phòng đến công
trình tạo dựng của Ngài; đặc biệt là quan phòng đến con người vì được tạo dựng
theo hình ảnh Thiên Chúa. Chính sự hiện diện này lại cho chúng ta thấy ân sủng
của Thiên Chúa được ban cho con người một cách dồi dào và phong phú để trong mọi
lúc, mọi nơi con người luôn có thể sống theo Thánh ý Thiên Chúa.
Nhãn:
039
GIÁO DỤC LƯƠNG TÂM CHO NGƯỜI TRẺ TRƯỚC NHỮNG CƠN KHỦNG HOẢNG CỦA THỜI ĐẠI
Anthony Hưng
“Con đường an toàn nhất là không làm gì trái với lương
tâm. Với bí mật này, chúng ta có thể hưởng thụ cuộc sống và không sợ chết”. - Voltaire
Giới
trẻ ngày nay đang có nhiều cơ hội học hỏi, tích lũy và phát triển kiến thức do
có nhiều điều kiện học tập để trau dồi tri thức và đạo đức, phục vụ cho sự tiến
bộ và văn minh của đất nước và xã hội. Tuy nhiên, những hành vi vô cảm, thiếu đạo
đức, nói đúng hơn là mất hết lương tâm của giới trẻ ngày càng được được các
phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo hay tận mắt chúng ta chứng kiến thật xảy
ra nhan nhản và hàng ngày như những vụ án sát thủ máu lạnh Lê Văn Luyện, băng
cướp tuổi teen chặt tay cướp của ở Sài gòn, những vụ bạo lực học đường, thói sống
bầy đàn của thanh thiếu niên, những “yêng hùng xa lộ” tuổi xì tin... Những vụ
án này chưa thể phản ánh hết về hành vi vô lương, thói ăn chơi trác táng của giới
trẻ nhưng đã nói lên sự thái hóa và biến chất của rất nhiều bạn trẻ. Thật,
không thể dung thứ cho những hành động vô lương tâm ấy bởi nó đồng nghĩa với việc
vứt bỏ truyền thống của dân tộc, cũng là vứt bỏ chính giá trị bản thân mình. Hậu
quả của những hành vi vô tâm và tàn nhẫn này không chỉ nguy hại đến gia đình,
xã hội và còn nơi chính người trẻ. Họ đang đánh mất đi chính mình, lạc đường và
khủng hoảng về ý nghĩa của căn tính đời mình. Bên cạnh phải có biện pháp trừng
trị thích đáng với những hành vi vô lương đó, vấn đề giáo dục lương tâm rất cần
phải được quan tâm đặc biệt và đặt lại với tất cả mọi người nhất là với các bạn
trẻ.
Nhãn:
039
Học tập trong đời sống tu trì, dưới ánh sáng nhân luận thần học
Khải Hoàn
Ngày nay, con người đứng trước những biến đổi nhanh
chóng của thời đại, người tu sĩ đang sống giữa lòng đời và đồng thời sống với
thực tại Nước trời trong niềm tin và thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng, nên người
tu sĩ cần phải học tập, trang bị khả năng chuyên môn để có thể thích nghi với
cuộc sống nhiều biến đổi hôm nay. Vì thế, người tu sĩ cần lưu tâm đến việc đào
tạo, trong đó việc học tập có chỗ đứng quan trọng trong đời sống tu trì. Để hiểu
rõ sự cần thiết của học tập trong đời tu chúng ta tìm hiểu các khía cạnh sau
đây.
Nhãn:
039
Nền văn hóa - văn minh Ấn Độ mang đậm nét tôn giáo
Basile
Ấn
Độ là một đất nước vô cùng phong phú đa dạng hội đủ mọi sắc thái về điều kiện tự
nhiên. Đây là một bán đảo rộng lớn ở Nam Á. Nó nhìn như một hình tam giác khổng
lồ với đáy là dãy Himalaya. Còn đối với trí tưởng tượng phong phú của mình, người
dân Ấn Độ hình dung đất nước họ như một nàng tiên cá xinh đẹp có mái tóc bạch
kim dài tung bay trong mây trời Himalaya và có cái đuôi cá vẫy vùng trong Ấn Độ
Dương xanh thẳm. Himalaya là nơi khơi nguồn của hai con sông: sông Ấn và sông Hằng;
và chính từ “tập hợp” núi – sông này đã khởi đầu cho nền văn minh Ấn Độ, và cũng
là nơi mà, đối với người Ấn, những vị thần ngự trị. Từ đó phát xuất ra những
tôn giáo gắn chặt với nền văn hóa của Ấn Độ. Có thể nói rằng Ấn Độ là một
dân tộc mộ đạo bậc nhất thế giới. Đối với người Ấn, tôn giáo còn cốt yếu hơn cả
chính trị. Và trong suốt mấy ngàn năm qua, tôn giáo đã đi sâu vào đời sống văn
hóa của người dân Ấn. Bởi vì nơi đây là nơi khai sinh ra nhiều tôn giáo mà
trong đó có hai tôn giáo lớn đó là Phật giáo và Hindu giáo. Hơn nữa, nơi đây
cũng là nơi tụ họp của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên Chúa
giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo,… Nhiều học giả nói: “Nền văn hóa - văn minh Ấn
Độ mang đậm nét tôn giáo”. Để hiểu rõ điều này, chúng ta xem xét những khía cạnh
khác nhau trong đời sống văn hóa của người Ấn.
Nhãn:
039
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)