Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Lời ngỏ DL số 37


Quý độc giả xa gần thân mến!
Nếu ta cùng chết lại với Đức Kitô, ta sẽ cùng sống lại với Người” (Rm 6,8).
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đồng ý với nhau rằng: chết là một sự thật hiển nhiên mà con người chúng ta không ai có thể thoát khỏi hay thay đổi được. Theo quan điểm Kitô giáo, chết là chấm dứt cuộc sống trần gian và chết là hậu quả của tội lỗi (Rm 5,12). Nhưng, khi Đức Giêsu xuống trần gian, Người đã chấp nhận sự chết vì muốn vâng phục thánh ý Chúa Cha, Người đã sống lại và lên trời. Người đã biến đổi ý nghĩa của sự chết. Và, do đó, ai tin vào Chúa Kitô thì: chết là một mối lợi (Pl 1,21) và chết là sự sống được biến đổi (kinh Tiền tụng I lễ Cầu hồn).

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA MÙA CHAY


Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả

Ngày Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta nghe văng vẳng lời thánh ca từ Sách Sáng Thế: Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro. Lời Kinh Thánh này nhắc nhở chúng ta ý thức về thân phận con người qua biểu hiệu “bụi tro” được dùng trong Kinh Thánh và trong nghi lễ ngày Thứ Tư đầu Mùa Chay. Trong bài viết này tôi sẽ nói qua về lịch sử và ý nghĩa thần học phụng vụ của Ngày Thứ Tư Lễ Tro.

TÌM HIỂU SỰ THẬT VỀ CUỘC KHỔ NẠN CỦA ĐỨC GIÊSU


Quốc Văn, OP.

DẪN NHẬP
Xin khởi đi từ hai sự kiện thuộc lãnh vực văn hoá - nghệ thuật. Sự kiện thứ nhất liên quan đến câu truyện văn học của nhà văn Liên Xô cũ, T.S. Aimatốp, viết về chàng Avdij Kallixtratov. Avdij là người hùng vĩ đại trong cuốn tiểu thuyết này. Chàng là con vị phụ tá của một họ đạo Chính Thống, được gửi vào nhà Dòng học mong nối nghiệp cha mình. Nhưng vì tư tưởng quá cấp tiến, anh đã bị đuổi học. Anh ra làm việc cho một tờ báo Thanh Niên, khởi đầu bằng việc viết hàng loạt bài phóng sự về những người đi tìm lại cây ma túy có tên là Anasha mọc trong vùng thảo nguyên Mojunkul. Từ thái độ của một người quan sát, anh muốn nhập cuộc với họ và quyết định “đồng hội đồng thuyền” để cứu họ. Kết cục, anh chẳng cứu được ai và phải trả giá bằng cái chết đau thương do chính những người anh muốn cứu, những người buôn bán ma túy.[1]

SỰ BÌNH AN THẬT


Bruno Vinh

“Bình an” là một ân ban lớn mà chính Đức Giê-su đã ban cho các môn đệ, trước khi Người rời các ông để bắt đầu bước vào cuộc Thương Khó. Sự bình an này như là giải pháp để cho các môn đệ có thể đứng vững trước những biến cố sẽ xảy ra cho Thầy của mình. Đây là sự bình an đích thực vì đó là sự bình an của chính Đức Giê-su, sự bình an của Thiên Chúa. Đây cũng không phải là sự bình an của thế gian (Ga 14,27). Vậy sự bình an của Thiên Chúa là thế nào?
Tôi thiết nghĩ đó chính là sự bình an thật ở trong lòng. Đó không phải là sự bình an giả tạo ở bên ngoài. Người có được sự bình an thật thì không phải sợ hãi trước những biến cố xảy ra trong cuộc sống. Người có được sự bình an thật thì không lo sợ trước những thế lực của thế gian. Vì Chúa ban cho con người sự bình an thật là để cho người có được nó thì có được cuộc sống hạnh phúc.

SỐNG THÁNH QUA LỜI NÓI


Bênađô

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Điều này cho thấy lời nói giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Khi đứa bé mới bập bẹ tập nói cha mẹ đã chỉ dạy những lời hay lẽ phải, lớn lên đến trường học thầy cô cũng chỉ dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”. Khi trưởng thành bước vào đời sống gia đình, đời sống tu trì hay đời sống khác, tương quan giữa con người với con người phụ thuộc rất nhiều qua lời nói với nhau. Thánh Giacôbê  đã nói: “Ai trong anh em không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo.” (Gc 3,2). Việc sống không chỉ là phải sống làm việc gì thật cao thượng, hay phải làm một việc gì thật lớn lao, thiết nghĩ theo tôi chúng ta chỉ cần sống ngay với lời nói của chúng ta là đã đủ lắm rồi.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

CHỨC TƯ TẾ TRONG BÍ TÍCH THANH TẨY VÀ BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC


(tiếp theo kỳ trước)
Bart Khánh

I.                   Chức tư tế trong Bí tích Thanh Tẩy
Khi lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy, chúng ta được trở nên một thụ tạo mới, được sáp nhập vào thân thể Chúa Kitô như cành với thân nho. Ngoài ra còn được những ân sủng của Chúa ban cho là được sạch mọi tội lỗi, được Chúa ban ơn đức tin và những ơn cần thiết để sống vai trò làm con Thiên Chúa. Từ đó trở thành những dấu chỉ ơn cứu độ, nên không chỉ có hàng giáo sĩ, nhưng toàn thể cộng đồng tín hữu cũng hợp thành dấu chỉ đó. Hoạt động của mọi Kitô hữu đều mang tính Giáo hội mặc dầu tính Bí tích của giáo sĩ và giáo dân là khác nhau. Giáo sĩ có chức tư tế thừa tác nhờ dấu ấn tư tế. Còn giáo dân có chức tư tế cộng đồng nhờ dấu ấn của Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức. Nhưng quan trọng là được tháp nhập vào chính thân thể Chúa Kitô là một niềm vinh dự to lơn của một thân xác phải chết của con người.

CHIỀU KÍCH NHÂN HỌC CỦA LỜI KHẤN NGHÈO KHÓ


Tự nguyện sống khó nghèo để theo Chúa Kitô là một dấu chứng ngày nay rất được quý trọng. Vì thế, các tu sĩ hãy miệt mài trau dồi và nếu cần, hãy biểu lộ sự khó nghèo đó bằng những hình thức mới. Nhờ nhân đức này, họ được san sẻ sự khó nghèo của Chúa Kitô, Đấng tuy giàu có, đã trở nên thiếu thốn vì chúng ta để chúng ta được giàu sang nhờ sự khó nghèo của Người (2 Cr 8,9; Mt 8,20)[1]. Chúng ta cùng tìm hiểu lời khấn này dưới chiều kích nhân học

Tản mạn: Chuyện chiếc xe buýt


Đảm Ninh Phán

Ngày 10.03.2012, chính quyền thành phố Ishinomaki đã quyết định đưa chiếc xe buýt mắc kẹt trên nóc một tòa nhà 2 tầng tại quận Ogatsu thuộc thành phố Ishinomaki. Số là cách đây đúng một năm, ngày 11.03.2011, trận động đất và sóng thần khủng khiếp đã xảy ra và tàn phá vùng này. Sau một năm nỗ lực tái thiết thành phố từ những hoang tàn do cuộc động đất và sóng thần gây nên, thành phố này nay đã mang một bộ mặt mới đáng kể. Chiếc xe buýt này là một bằng chứng sống động về biến cố tang thương này.

LUÂN LÝ TỰ NHIÊN VÀ LUÂN LÝ KITÔ GIÁO


Nguyễn Thanh Hoài


Thư mục tham khảo:
1.      Bernard Haring. Thần Học Luân Lý - Những Ý Tưởng Chủ Đạo. Tủ sách chuyên đề.
2.      Charles E.Curran. Themes in Fundamental Moral Theology. University of Notre Dame Press. 1977.
3.      Wlliam E. May. An Introduction to Moral Theology. Our Sunday Visitor Publishing Division. 1994.
4.      Lm. Mai Văn Hùng. Khám Phá Lại Luân Lý Kitô Giáo. UBĐKCG. Tp.HCM. 1991.
5.      Nguyễn Đức Quang. Luân Lý Cơ Bản. Trung Tâm Học Vấn Đa Minh. 2007.
6.      Nguyễn Đức Quang (dịch). Người Ta Nói Gì Các Chuẩn Mực Luân Lý. 2003.
7.      Nguyễn Đức Thông (dịch). Một Nhãn Quan Mới Về Luân Lý. 1998.
8.      Nguyễn Đức Thông. Thần Học Luân Lý Căn Bản.(Theo nguyên tác Free and Faithful in Christ của Benard Haring).2005.
9.      Nguyễn Bình Tĩnh. Luân Lý Cơ Bản Kitô Giáo. Khóa Thần Học Liên Tu Sĩ. 1995.
10. Từ Điển Thần Học Kitô Giáo, II.

Lắng nghe


Từ điển tra nghiêng

Để lâu cho nó lắng xuống thì không còn nghe thấy gì nữa! Chính vì vậy thời gian là liều thuốc tiên để quên đi hết những rắc rối phiền muộn. Nên khi đã lắng thì cũng hết nghe luôn! “Để lâu cứt trâu hóa bùn” mà!

WISH và HOPE


Hai động từ này đều chỉ về mong ước cái gì đó xảy ra. Tuy nhiên, Hope mong ước cái gì đó xảy ra nhưng thường kết hợp với khả năng nó sẽ xảy ra: niềm hy vọng. Trong khi đó, Wish ám chỉ đến điều gì đó xảy ra hoặc ai đó có được thường là do may mắn: ước mong. So sánh hai động từ này, chúng ta thấy như sau:
 
BACK TO TOP